Trong thời đại 4.0, có rất nhiều trường phái chụp Food Photography khác nhau. Trong quá khứ, food photographer chỉ được sử dụng cho mục đích quảng cáo và báo chí, và bạn sẽ được gọi là “nhiếp ảnh gia thương mại” – Commercial.
Trong 15 năm qua, chúng ta chứng kiến được sự xuất hiện của nhiều food blogger, influencer(KOL, KOC..) và nhà sáng tạo nội dung (Content Creator), và họ chụp hình cho các thương hiệu dưới một hình thức này hay hình thức khác. Họ chụp food cho các mục đích thương mại như để bán hoặc quảng bá sản phẩm, nhưng trong ngành nhiếp ảnh, họ không nhất thiết được gọi là một Commercial Food Photographer.
Cái ranh giới để gọi là “nhiếp ảnh thương mại” ngày càng mong manh vì việc sử dụng các phương tiện truyền thông đã thay đổi đáng kể trong hàng thập kỉ qua. Nhiếp ảnh thương mại khó có thể định nghĩa nhưng những người trong ngành nhiếp ảnh vẫn biết được ý nghĩa của nó, và định nghĩa về nó không thay đổi nhiều từ lúc nó xuất hiện.
Trong bài đăng này, tôi sẽ giải thích sự hiểu biết của mình về hai loại nhiếp ảnh gia chụp thực phẩm chính ngày nay: Nhiếp ảnh gia thương mại(Commercial Photographer) – Người sáng tạo nội dung(Content Creator).
Nhiếp ảnh thương mại là gì?
Khi chúng tôi chụp ảnh cho các thương hiệu, hình ảnh đó dùng trong việc marketing, quảng bá sản phẩm để có thể bán được hàng hóa. Vì vậy, ở một mức độ nào đó, thì có những công việc liên quan đến nhiếp ảnh có thể gọi là “thương mại”. Nhưng thuật ngữ “Commercial Food Photographer” có một định nghĩa rất cụ thể đối với các nhiếp ảnh gia, các nhà phê bình hay với khách hàng. Và định nghĩa đó chưa có sự thay đổi nhiều từ trước đến nay.
Một nhiếp ảnh gia thương mại commercial thường chụp các chiến dịch quảng cáo mà điển hình sản phẩm của nó là các ấn phẩm billboard, bao bì và làm việc với nhiều doanh nghiệp lớn. Những bức ảnh đó có thể đăng lên các trang web hoặc các trang mạng xã hội, nhưng thường chúng được được in ấn để làm quảng cáo ngoài trời hay để minh họa sản phẩm trên bao bì. Chụp ảnh để in ấn quảng cáo sẽ mang lại giá trị cao hơn so với việc đăng lên web và mạng xã hội, điều này được thể hiện qua chi phí dành cho nhiếp ảnh và chí phí sản xuất.
Điều này không có nghĩa là các nhiếp ảnh gia thực phẩm thương mại không làm những công việc biên tập hay chụp cho các thương hiệu nhỏ, chỉ là các công việc đấy không chiếm phần lớn thu nhập.
Vậy sự khác biệt ở đây là gì?
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa nhiếp ảnh gia thương mại và một người sáng tạo nội dung là những nhiếp ảnh gia thương mại commercial thường chụp trong studio và làm việc theo nhóm, trong khi những người sáng tạo nội dung thường làm việc một mình và làm việc từ xa. Đối với nhiếp ảnh thương mại, khách hàng hoặc giám đốc nghệ thuật có mặt tại buổi chụp có thể hổ trợ hoặc góp ý về hình ảnh được chụp ra. Họ có khả năng kiểm soát sự sáng tạo trong một bức ảnh, điều này họ không thể làm được khi làm việc từ xa với các nhà sáng tạo nội dung.
Một buổi chụp từ xa không bao gồm nhiều chi phí mà khách hàng dự kiến sẽ phải trả cho một sản phẩm. Điều này giúp cho họ tiết kiệm chi phí nhưng họ không thể kiểm soát được bức ảnh làm ra, đó là một sự đánh đổi.
Tại sao điều này lại quan trọng?
Việc biết chính xác bạn thuộc về trường phái nào sẽ rất quan trọng trong việc marketing của bạn.
Tùy thuộc vào khách hàng của bạn là ai và thị trường công việc của bạn như thế nào, bạn sẽ cần tiếp thị khác nhau và ước tính về công việc khác nhau.
Ví dụ, tôi làm rất nhiều công việc với các doanh nghiệp. Khi tôi báo giá cho các doanh nghiệp, tôi đã viết các ước tính của mình bao gồm các chi phí sản xuất và các ước tính tất cả các chi phí khác như thuế má hay chi phí rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp. Sau đó, quá trình đàm phán bắt đầu. Có người thì định giá theo gói, có người thì thích định giá theo số lượng ảnh. Thường thì các ảnh key visual sẽ được định giá theo ảnh, còn chụp editorial thì thường sẽ theo gói, tuy nhiên không hoàn toàn cứng nhắc, mà tùy thuộc vào khả năng đàm phán của bạn.
Nếu bạn muốn trở thành một Commercial Food Photographer ?
Về cơ bản, nếu bạn muốn trở thành nhiếp ảnh gia thực phẩm thương mại, bạn cần thể hiện bản thân theo một cách nhất định thông qua marketing và giá cả của bạn.
Điều quan trọng là xác định khách hàng mà bạn muốn làm việc cùng và “theo đuổi” họ. Bạn có thể làm điều này thông qua email, các khuyến mãi hay đơn giản là tạo ra những thứ mà khách của bạn đang mong muốn điều tương tự. Giống như trong nhiều ngành công nghiệp khác, nhiếp ảnh cần bạn phải xây dựng các mối quan hệ.
Ngày nay, mạng xã hội và marketing truyền miệng là một trong những công cụ hiệu quả nhất để gây dựng danh tiếng. Khi bạn đã có danh tiếng, mọi thứ sẽ tới, từ khách hàng tới các đề xuất hợp tác, tiếp thị liên kết…..
Tóm lại
Tôi có thể tóm tắt bài viết này tốt nhất bằng cách sử dụng doanh nghiệp của tôi làm ví dụ.
Tôi chụp cho các doanh nghiệp, các thương hiệu và những doanh nghiệp nhỏ. Bắt đầu của mỗi dự án thường là các cuộc thảo luận với khách hàng về nhu cầu của họ và hiểu được ngân sách khách hàng. Điều này là điều cần thiết giúp tôi tìm ra một giải pháp hay gói chụp phù hợp với nhu cầu đó.
Tùy vào quy mô dự án mà nhân sự của ekip có thể bao gồm từ Art Director, Stylist, Props stylist…..hay đơn giản chỉ là 01 foto cùng 01 trợ lý trong những dự án với kinh phí thấp.
Do đó, tôi nhận ra một buổi chụp có mang tính “thương mại” hay không, tôi thường dựa vào bản chất của buổi chụp và kết quả khách hàng hướng tới. Khi tôi hiểu rằng khách hàng mong muốn có một thư viện hình ảnh cho mạng xã hội, họ không rơi vào mục đích “thương mại” mà đi theo hướng Editorial hơn.
Để chụp được bức ảnh về food đẹp cần có rất nhiều thời gian. Đôi khi tôi có thể mất 2-3 tiếng hay thậm chí cả buổi để có thể chỉ chụp ra 01 bức ảnh hài lòng. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể chọn một trong hai: Chất lượng hay Số lượng, nhưng tất nhiên không phải là cả hai, trừ phi chi phí không là vấn đề – điều mà hầu như không bao giờ xảy ra.
Credit
—
Bài viết thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo