Với sự hỗ trợ của Photoshop, người ta dần quên đi tác dụng của các kính lọc (filter). Tuy nhiên, vẫn còn đó các loại filter cho ra các hiệu ứng mà không thể có được nhờ Photoshop. Hiểu về áng sáng và filter một cách chu đáo sẽ giúp chúng ta làm chủ bức ảnh nhiều hơn. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi qua 02 loại filter mà hiệu ứng của nó khó có thể tái tạo trong Photoshop, đó là ND và GND filter.
ND là gì ?
Một vấn đề đặt ra với việc phơi sáng ban ngày đó là máy ảnh không có khả năng phơi sáng quá lâu trong điều kiện nhiều ánh sáng, dù lúc này có khép hết khẩu độ, đặt ISO ở mức thấp thì với thời gian phơi sáng lâu (>5s) thì lượng ánh sáng vào lens vẫn quá lớn và gây dư sáng over-exposured.
Một vấn đề khác nữa đó là khi chụp mẫu ngoài trời nắng và dùng flash, mỗi một máy ảnh đều có flash-sync, con số này thường là 1/200s hay 1/250s. Ý nghĩa của nó là tốc độ chụp cao(nhanh) nhất máy ảnh có thể dùng được khi bật flash. Khi chụp mẫu, đặc biệt là Teen xóa phông thì cần phải mở khẩu độ tương đối lớn —–> tốc độ chụp cao sẽ vượt quá flash-sync, nếu cố chụp thì cùng gây ra over-exposured. Như vậy là không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng cần nhiều ánh sáng, đó cũng chính là lý do ra đời của kính lọc, ND filter.
Nói đơn giản, ND filter là một loại kính lọc giúp chúng ta cắt bớt lượng ánh sáng đi vào lens, như vậy chúng ta có thể đạt được cả hai mục tiêu trên. Nói tới đây thì chắc hẳn sẽ có người thắc mắc rằng nếu thế thì ánh sáng từ flash cũng sẽ bị cắt, sure, nhưng flash chúng ta có thể điều chỉnh công suất để khắc phục được điều này.
Bức ảnh trên minh họa hiệu ứng nước quen thuộc của việc phơi sáng trong thời gian dài ban ngày, điều này chỉ có thể đạt được thông qua ND filter
Các loại ND khác nhau thì có mức cắt giảm ánh sáng khác nhau, ví dụ loại ND2 cắt giảm 50% ánh sáng, loại ND4 cắt giảm 75%…..
GND là gì ?
Một trong các loại filter ND rất thông dụng nữa trong nhiếp ảnh, đặc biệt là phong cảnh, đó là GND (Gradual ND). Loại filter này khác với ND filter bình thường ở điểm là nó giúp cắt giảm ánh sáng giảm dần từ trên xuống dưới(trái sang phải tuỳ thuộc vào cách đặt filter)
Khi gắn GND vào lens, phần phía trên của ảnh(phần bị đen che) sẽ là phần bị cắt giảm ánh sáng nhiều nhất và giảm dần cho tới 0 khi xuống dưới filter. Như vậy loại filter này có tác dụng gì ??? Điều này sẽ làm chúng ta liên tưởng tới việc chúng ta phải cắt giảm ánh sáng nửa phần trên của bức ảnh ? Như vậy thì khi nào ? Đơn giản là khi nửa trên của ảnh quá sáng so với nửa dưới —-> Hoàng hôn, bình minh hay ban ngày….lúc này lượng ánh sáng phân bố khá khác biệt giữa hai nửa của đường chân trời, nếu chúng ta ko dùng filter thì sẽ gặp phải 1 trong 2 trường hợp:
– Nếu bầu trời lên đẹp —-> nhà của dưới tối thui
– Nhà cửa lên đủ sáng —> bầu trời còn đâu, trắng phớ
Như vậy GND sẽ giúp chúng ta cắt bớt ánh sáng từ phần trên của bầu trời và cho ra 1 bức ảnh đẹp về sự tương đồng giữa ánh sáng của cả hai vùng trên dưới đường chân trời. Phần trên của GND filter có thể là đen xám(default) hay pha thêm màu như vàng, tím hay blue để phù hợp với các loại phong cảnh khác nhau. Tuy nhiên trong thời đại KTS, Photoshop hoàn toàn có thế làm được điều này dễ dàng. Tuy nhiên PS thì lại không thể làm được cái mà ND và GND filter đem lại. Đó là lý do tại sao ND vẫn còn chỗ đứng khá vững chắc trong thời đại KTS trong khi các filter màu khác hầu hết đã tuyệt diệt.
Bản quyền thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng Cáo Chimkudo Academy
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý từ Chimkudo Academy
3 Comments
Pingback: Chụp ảnh sản phẩm - Chimkudo Studio | Sáng tạo những shot hình thú vị với ND filter
Pingback: Sáng tạo những shot hình thú vị với ND filter | Chimkudo Pro
Pingback: Học chụp ảnh - Chụp ảnh sản phẩm - ChimkudoPro | Sáng tạo những shot hình thú vị với ND filter