Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm thì chắc hẳn môi trường làm việc chính của bạn sẽ là trong studio. Khi mới bắt đầu tiếp xúc với môi trường studio thì à chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều các vấn đề đặc biệt là liên quan đến sử dụng cho thiết bị. Ở trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với mọi người một số những chú ý và kinh nghiệm “đau thương” trong quá trình mới tiếp xúc với chụp sản phẩm trong studio.
Tốc độ màn trập không là vấn đề trong nhiếp ảnh studio
Trong studio, tốc độ màn trập bạn sử dụng gần như sẽ không tác động tới hình ảnh bạn chụp. Về cơ bản, studio vốn là một môi trường có ít ánh sáng tự nhiên hay đèn liên tục. Vì vậy, nếu bạn đặt công suất đèn flash, khẩu độ và ISO phù hợp, bạn sẽ nhận thấy rằng cho dù bạn sử dụng tốc độ màn trập ở mức độ nào(không nhanh hơn 1/200s) thì hình ảnh cũng trông giống nhau. Thông số thường mà mình hay sử dụng là ISO 100-200, f/8-f/13, 1/160 giây.
Ánh sáng của bạn quan trọng hơn máy ảnh của bạn
Dựa trên những gì chúng ta đã học được đầu tiên, ánh sáng trong nhiếp ảnh studio quan trọng hơn nhiều. Cách bạn đặt đèn, sử dụng các modifiers và cường độ đèn bạn sử dụng đều có thể là những yếu tố quyết định hình ảnh của bạn trông như thế nào. Và điều đó thể hiện được rằng có những nhiếp ảnh gia chụp ảnh bằng iPhone nhưng với cách sắp đặt ánh sáng chuyên nghiệp và hình ảnh của họ trông vẫn rất ổn mà nhiều khi bạn còn không nhận ra.
Với ánh sáng tự nhiên cũng tương tự. Chắc chắn, bạn có thể chụp bằng Phase One XF, nhưng nếu bạn không biết kiến thức cơ bản về ánh sáng, hình ảnh của bạn sẽ trông giống nhau cho dù bạn chụp chúng bằng gì. Một chiếc máy ảnh tốt hơn không phải là bàn tay của Midas. Tìm hiểu những điều cơ bản về ánh sáng và cách hoạt động của các modifiers khác nhau sẽ cho phép bạn chụp trên bất kỳ máy ảnh nào và ảnh sẽ luôn đẹp.
Phần lớn bạn chỉ cần 01 nguồn sáng
Đối với các trường hợp đơn giản thông thường, bạn chỉ cần một nguồn sáng đã có thể có được những bức ảnh đẹp. Việc sử dụng nhiều nguồn sáng nếu không có kiến thức kỹ thuật đủ tốt thì sẽ có thể tạo ra trường hợp loạn sáng tức là có nhiều hơn 1 bóng đổ của đối tượng. Chúng ta có thể tưởng tượng là một nguồn sáng sẽ tương đương với một mặt trời và sẽ chỉ có một mặt trời trong bức ảnh mà thôi.
Việc sử dụng thành thạo một nguồn sáng sẽ giúp chúng ta tạo ra những bức ảnh ưa nhìn và thân thiện đối với người xem. Điều này đặc biệt quan trọng khi chúng ta sử dụng hình ảnh để quảng bá trên mạng xã hội hay các hoạt động truyền thông marketing thông thường vì nó tọ ra cảm giác thân quen và dễ chịu.
Nền trắng có thể chuyển thành màu xám và đen
Khi mới mở studio, chúng ta thường mua ít nhất 2-3 màu từ ghi tới trắng và xám đen. Về cơ bản, nếu bạn không làm sáng một bề mặt thì nó sẽ có màu đen. Nếu bạn cho sáng lên một chút, nó sẽ có màu xám. Nếu bạn cho sáng đầy đủ, nó sẽ có màu trắng. Như vậy, nếu bạn chỉ có phông nền màu trắng trong studio của mình, bạn có thể có được các sắc thái khác nhau của nó bằng cách di chuyển vị trí nguồn sáng.
Hãy thử ánh sáng tự nhiên
Tôi rất ủng hộ việc học chụp ảnh có đèn flash, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Các nhiếp ảnh gia chụp ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là những người mới bắt đầu, cũng vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn flash là 2 thái cực đối nhau.
Khi bắt đầu, việc sử dụng ánh sáng tự nhiên có thể sẽ thoải mái hơn. Nhưng hãy nhớ rằng vì ánh sáng tự nhiên không nhất quán và thay đổi liên tục trong ngày, nên bạn sẽ phải học cách sử dụng đèn flash để có được hiệu ứng nhân tạo tương tự. Một điểm quan trọng khác cần đề cập là với ánh sáng tự nhiên, bạn cần lưu ý đến nơi đặt mẫu của mình vì bạn không thể thay đổi vị trí ánh sáng hoặc chất lượng ánh sáng. Những thứ như diffuser và relfector sẽ thực sự hữu ích trong trường hợp đó.
Credit
—
Bản quyền bài viết thuộc về Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được choi phép