Học Lighting là thường được coi là bước đầu tiên để có thể chụp những bức ảnh đẹp hơn. Vào lúc tôi bắt đầu chụp ảnh, tôi đã đào sâu về kĩ thuật và những phương pháp độc đáo trong việc “tạo ra cái riêng của mình”. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẽ năm thủ thuật Lighting mà tôi yêu thích nhất.
Một vài chia sẻ
Là một nhiếp ảnh gia tự học, việc làm chủ ánh sáng chưa bao giờ dễ dàng. Các hướng dẫn ở trên youtube ít giúp ích được gì, bởi vì chúng set quá phức tạp, thường sử dụng nhiều đèn, hoặc đó là các Lighting quá đơn giản mà mọi người thường thấy .
Tôi luôn nghĩ rằng mỗi nhiếp ảnh gia đều nên có một taste sử dụng ánh sáng của riêng mình, đó là lý do tôi luôn cố gắng tìm cách tạo ra các lighting độc đáo. Bạn không thể tìm thấy được các cách setup này ở trên youtube. Sự độc đáo này là yếu tố xác định phong cách cá nhân của tôi. Cách tiếp cận ánh sáng của tôi đã chuyển biến từ việc tôi cố gắng bắt chước Annie Leiboviz đến việc làm theo 100% những gì khách hàng yêu cầu “copy” phong cách từ một ai khác. Một vài người còn cho rằng tôi là một “phù thủy ánh sáng” – một danh hiệu mà tôi chưa bao giờ tin rằng mình thực sự nắm giữ. Tất cả những điều này thôi thúc tôi chia sẽ những thủ thuật mà tôi sử dụng trong công việc của mình với tất cả các bạn.
Sau khi cố vấn cho những nhiếp ảnh gia và quan sát trực tiếp công việc của họ, tôi nhận ra rằng các lighting setup thường thấy trong các hướng dẫn trên youtube thường lợi bất cập hại. Và điều cuối cùng, bạn phải tự quyết định bạn có muốn trở nên nỗi bật và nhận nhiều nhiệm vụ cao hơn hay chỉ mắc kẹt khi chụp những bức ảnh cùng một ánh sáng vi setup lighting giống nhau. Tôi hy vọng bạn sẽ chọn cái trước, vì cái sau không thể dẫn bạn đến một cộng việc có ý nghĩa được.
Gel Window
Setup đầu tiên dựa trên một nguyên tắc là ánh sáng gắt sẽ cho ra bóng sắc nét. Tôi lấy cảm hứng từ các chuyến thăm các nhà thờ trung cổ khác nhau, nơi ánh sáng mặt trời xuyên qua kính màu, tạo ra những hoa văn rất đẹp bên trong. Kính màu không khác gì nhiều với bộ sưu tập các gel màu. Cho ánh sáng đi xuyên qua, bạn sẽ có đầy màu sắc trên chủ thể, nền hoặc bất kì bề mặt nào khác của bạn.
Có một số yếu tố để phát huy toàn bộ khi sử dụng kĩ thuật này. Kích thước nguồn sáng, kích thước của gel và kích thước không gian làm việc của bạn đều vô cùng quan trọng. Khi gắn các soft modifiers trên nguồn sáng ,hiệu ứng sẽ không được rõ ràng. Di chuyển nguồn sáng của bạn đến gần “cửa sổ” gel để tạo ra sự chuyển tiếp nhẹ nhàng hơn giữa các màu, trong khi di chuyển ra xa hơn, độ chuyển tiếp giữa các màu sẽ trở nên sắc nét hơn. Trong một không gian rộng rãi, bạn sẽ có một sự chuyển tiếp sắc nét, gợi lên một cái vibe disco giữa những thập niên 80.
Mô phỏng Ánh sáng Mặt Trời trong studio.
Tạo ra ánh sáng Mặt Trời “chân thật” liên quan đến nhiều thứ hơn là sử dụng các modifier chuyên dụng như reflecot, snoot, hoặc các barebulb flash. Trên thực tế, ánh sáng mặt trời là sự kết hợp giữa cái “gắt” của ánh sáng mặt trời trực tiếp và sự khuếch tán, phản xạ “mềm mại” từ các bề mặt khác nhau. Để mô phỏng hiệu ứng này trong studio, tôi sử dụng ba loại đèn khác nhau. Hai trong số chúng dùng để hắt từ trần nhà xuống, và bạn có thể thêm gel màu cho ánh sáng ấm lên. Và ánh sáng thứ ba, tôi gắn thêm fresnel . Ánh sáng mặt trời tạo ra các chùm ánh sáng song song, mang lại cho nó một cái nhìn đặc biệt. Hầu hết các light modifier chẳng hạn như chóa hay hardbox sẽ làm cho ánh sáng trong giả hơn so với ánh sáng mặt trời thực.
Tạo ra một ánh sáng siêu soft
Soft light có thể tạo ra bởi nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc ánh sáng dội từ trần nhà. Tuy nhiên, trong các không gian bé hơn, bạn phải tối đa hóa khả năng setup của mình. Ánh sáng trở nên dịu nhất khi kết hợp giữa softbox và sự phản xạ ánh sáng. Sự kết hợp giữa việc khuếch tán và phản xạ ánh sáng từ các bức tường, tạo ra một cách setup ánh sáng mềm một cách tối ưu
tuyệt vời. Softlight có thể được dùng ở nhiều trường hợp khác nhau như chụp ảnh passport, các bài luận quảng cáo. Nó luôn là một trong các phong cách tuyệt vời. Tùy thuộc vào studio bạn đang làm, bạn có nhiều cách tạo ra softlight. Nhưng nếu bạn giống tôi, làm ở một nơi có không gian nhỏ, đây là cách tốt nhất để bạn có thể tạo ra softlight một cách tự nhiên.
Phản xạ bằng giấy bạc
Phản xạ có nhiều hình thức đa dạng khác nhau, từ phản xạ khuếch tán từ các bức tường trắng, hay phản xạ từ các vật bóng. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bề mặt phản chiếu của bạn là một mảnh giấy bạc lớn? Dùng giấy bạc làm tấm hắt sáng tạo ra một hiệu ứng tuyệt đẹp, đặc biệt các chi tiết “vỡ” rất khó có thể làm được. Để đạt được hiệu ứng này cần sử dụng ánh sáng gắt, dặc biệt là sử dụng fresnel. Đèn đặt càng xa giấy bạc càng tốt và giấy bạc nên đặt gần bề mặt mà nó phản xạ đến. Với kỹ thuật này, tôi thường sử dụng giấy bạc mylar, có thể mua ở các cửa hàng làm vườn.
Half – Gelled Light
Với kĩ thuật này, giúp bạn chỉ cần sử dụng một nguồn sáng duy nhất để tạo ra cả ánh sáng gắt và ánh sáng mềm cùng một lúc. Về cơ bản, bạn sẽ kết hợp giữa việc sử dụng ánh sáng mềm để làm dịu bóng, và sử dụng ánh sáng gắt để làm ánh sáng chính tập trung lên chủ thể. Sử dụng một tấm lọc màu che một nửa nguồn sáng để các nguồn tia sáng màu có thể chiếu lên chủ thể, còn phần ánh sáng còn lại chiếu sáng cho toàn thể căn phòng.
Bạn có thể sử dụng 2 màu gel khác nhau để nâng cao kĩ thuật lighting này, với một màu là fill light và một màu là key light . Và lưu ý một điều rằng, công suất đèn giữa fill light và key light nên được điều chỉnh phụ thuộc vào màu của gel. Ví dụ, nếu bạn dùng màu xanh dương (blue) để làm fill-light và màu vàng để làm keylight thì nó sẽ không hiệu quả bởi vì fill-light hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Ngược lại, nếu màu xanh dương là key và màu vàng làm fill, nó sẽ mang lại hiệu ứng tốt hơn. Và kỹ thuật này rất thích hợp sử dụng trong các không gian nhỏ.
Credit
—
Bài viết gốc trên fstoppers
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo