Nhiếp ảnh phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng, trình độ sử dụng ánh sáng do đó trở thành một yếu tố then chốt để chúng ta phải tìm hiểu. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về ánh sáng, nhà Chim tổng hợp một số các tips đơn giản có thể giúp bạn khi bạn ở trong các tình huống ánh sáng khác nhau
01. Golden hour (Khung giờ vàng)
Khung giờ vàng (golden hour) thường là khoảng thời gian ngay sau khi mặt trời mọc hay trước khi mặt trời lặn. Ánh sáng trở nên rực rỡ, ngập nắng – bóng đổ dài và soft có thể mang lại cho bức ảnh của bạn một cảm giác mơ màng, một “hương vị” hoài cổ.
Chụp ảnh dưới ánh sáng gắt sẽ tạo ra các đường nét sắc nét cùng với các chi tiết rõ ràng. Hãy thử đặt chủ thể của bạn trực diện trước ánh sáng mặt trời, sau đó thêm các preset thuộc C hoặc K vào ảnh để bức ảnh của bạn có cảm giác sáng sửa, bão hòa hơn.
03. Soft (Ánh sáng mềm)
Ánh sáng mềm khi đi qua lớp sương mù, khói hay khói bụi thành phố có thể cho bạn một bức ảnh mang tính điện ảnh. Hãy thử chụp ảnh trong sương mù buổi sáng sớm, hoặc nếu bạn đang chụp trong studio, hãy thử sử dụng một cái softbox lớn để tạo ra hiệu ứng tương tự.
04. Single Source
Trong một môi trường thiếu ánh sáng, hãy thử đặt chủ thể của bạn gần một nguồn sáng, bạn sẽ nhận ra bức ảnh của bạn có một hiệu ứng vô cùng ấn tượng, kịch tính. Hãy thử đặt trước đèn pha oto, đèn pin hoặc đèn không có chụp đèn.
05. Shadows
Sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng có thể tạo ra những hình dạng thú vị. Hãy tận dụng bóng tối để tạo ra lợi thế cho bản thân, tìm kiếm sự lặp lại và hình khối trong các bức ảnh
06. Reflective light (phản chiếu ánh sáng)
Ánh sáng được phản chiếu qua các bề mặt gồ ghề như kính vỡ, nước gợn sóng hay giấy bạc nhăn nhúm có thể tạo ra các họa tiết rất trừu tượng và hiệu ứng ánh sáng hay ho
07. Window (cửa sổ)
Một thứ đơn giản như ánh sáng từ cửa sổ cũng có thể làm cho chủ thể của bạn trở nên vô cùng đẹp. Hãy nhớ thử tắt hết nguồn sáng trong nhà của bạn nếu nó có thể gây phân tâm cho bức ảnh của bạn
08. Backlit (chụp ngược sáng)
Thay vì để máy ảnh tự đo sáng, hãy đo sáng để vùng tối không bị quá đen(mặc dù nó vẫn tối), khi đó, vùng sáng chụp ngược sáng sẽ trở lên rực rỡ và ấn tượng.
09. Side lighting (Ánh sáng bên)
Để tạo ra cho bức ảnh một cảm giác moody hơn, chân thực hơn, hãy thử sử dụng ánh sáng từ một phía. Kỹ thuật này thường được sử dụng nhiều ở trong nhiếp ảnh báo chí và phim tài liệu.
10. Silhouette
Nếu bạn muốn chụp trực tiếp vào nguồn sáng mạnh – như ánh đèn sân khấu trong buổi hòa nhạc hay mặt trời, hãy đo sáng vào vùng sáng nhất. Điều này sẽ làm tối chủ thể và tạo ra các chi tiết rõ ràng hơn.