Chúng ta sẽ tiếp tục các tips để chụp food đẹp nhé – Phần 2.
11. Ánh sáng backlight luôn là sự lựa chọn trong Food Photography
Trong chụp food, người ta luôn sử dụng ánh sáng đến từ phía sau. Hướng ánh sáng này sẽ làm nổi bật chi tiết của đồ ăn, các vệt nước, vệt dầu sẽ sáng lấp lánh lên. Hơn nữa, nó còn giúp tạo khối cho sản phẩm, giúp sản phẩm nhìn nổi bật và có shape hơn. Đằng trước sản phẩm chúng ta đặt 1 reflector để hắt lại ánh sáng cho vùng trước đỡ bị tối.
12. Luôn chú ý tới quality of light, đặt các white balance chính xác theo ánh sáng môi trường (đèn studio)
Đây là vấn đề rất quan trọng trong Food photography, sai lệch màu sắc dù chỉ là 1 chút cũng dẫn tới sự biến đổi về cảm nhận của người xem về thực phẩm, tạo cảm giác thực phẩm không được tươi ngon. Vì thế set white balance chính xác hoặc dùng gray card để cân lại màu khi hậu kì là điều tiên quyết.
13. Không mix các loại ánh sáng khác nhau trong một bức ảnh
Khi chúng ta mix các loại ánh sáng khác nhau lại trong cùng 1 bức ảnh thì sẽ không thể khắc phục được trong hâu kì vì khi ánh sáng giao thoa với nhau sẽ tạo ra các vùng màu khác nhau, ám lên bề mặt khác nhau của sản phẩm. Vì vậy trong 1 shot hình chỉ nên dùng ánh sáng từ 1 loại thiết bị.
14. Sử dụng ánh sáng tự nhiên là tốt nhưng luôn phải tán nó ra
Để chụp food đẹp nhất, ánh sáng tự nhiên luôn cho hiệu ứng đẹp nhất, nhưng thường người ta bao giờ cũng tán nó soft ra thông qua 1 cái rèm (window light) hay qua các tấm tán sáng để áng sáng giảm bớ độ gắt, cho các vùng shadow đỡ tối hơn,
15. Không nhầm lẫn giữa tán sáng và hắt sáng
Tán sáng có nhiệm vụ tán ánh sáng đi tới ra thành 1 nguồn sáng rộng hơn, ánh sáng sau khi đi qua tán sáng sẽ mềm hơn. Ngược lại, hắt sáng sẽ đón ánh sáng tới, sau đó ánh sáng phản xạ ngược trở lại và đánh vào sản phẩm. Tán sáng được đặt giữa vật và nguồn sáng trong khi hắt sáng nằm ở phía đối diện của nguồn sáng so với đồ ăn.
16. Nói không với flash on camera
Dùng trên camera chụp trực tiếp sẽ làm ánh sáng bị gắt và không tạo được độ sâu và hinhf khối cho vật được chụp. Tosm lại là không được dùng on camera flash !. Ảnh minh họa bên trái sử dụng pop-up flash cho ánh sáng phẳng, tạo ra một đốm sáng rất khó chịu trên miệng cốc. Bên phải dùng ánh sáng off đánh từ phía sau tới mang lại 1 cảm nhận hoàn toàn khác cho đồ uống.
17. Nếu đắn đo không biết sử dụng loại reflector nào thì gương là lựa chọn không tồi.
Để có được những tấm hình chụp food đẹp, những mảnh gương mang sẽ làm lấp lánh lên các giọt nước và dầu, tạo sự ngon mắt và tươi cho món ăn. Các bạn có thế mua các miếng gương nhỏ nhưng có võ này trên shopee rất phổ biến.
18. Hiểu rõ bạn cần mua cái gì
Dụng cụ trong Food Photography rất nhiều, bạn không thể mua tất cả và có mua rồi cũng không biết dùng thế nào. Cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí và thời gian là hỏi tư vấn từ những nhiếp ảnh gia đã và đang làm nghề. Một vài lời khuyên của họ có thể tiết kiệm cho bạn hàng tuần, thậm chí nhiều tháng và không ít tiền. Ở tấm hình dưới này, gold card được dùng để làm màu beer thêm vàng.
19. Hiểu về các lighting equipment bạn đang có
Mỗi loại lighting equipment sẽ cho ra một loại ánh sáng khác nhau, hiểu về tác dụng cũng như loại ánh sáng mà nó cho ra là điều quan trọng. Ví dụ như Softbox và Dù xuyên cho chúng ta ánh sáng khá tương tự nhau nhưng với softbox chúng ta có thể kiểm soát được dễ hơn sự phát tán đi lung tung bằng cách dùng thêm grid hoặc black card, với dù xuyên thì khó hơn. Cũng như trong chụp sản phẩm, để chụp food đẹp, kiểm soát ánh sáng là điều quan trọng nhất.
20. Đựng dựa vào Photoshop
Đẳng cấp của 1 nhiếp ảnh gia bậc thầy nằm ở việc 1 bức ảnh được chụp ra gần như hoàn mỹ ngay trên máy ảnh với rất ít can thiệp của công tác hậu kì. Chúng ta nên nhớ chúng ta là photographer, ko phải là Photoshopper. Các đơn giản nhất để tiết kiệm công tác hậu kì là hãy lau sạch vật, bề mặt cần chụp, chỉnh white balance cho đúng, cắt bỏ mọi chi tiết thừa, từng chút, từng chút một. Việc cắt 1 cái lá héo tốn 5s nhưng để PS cái lá héo đó ra mà vẫn giữ được sự tự nhiên có thể mất 50 phút.
—– còn tiếp
Credit
————————————————————-
Original content by learnfoodphotography
Translated, commented, explained by Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn hoặc sao chép khi chưa có sự đồng ý