Ai cũng biết sự tiện lợi của mua sắm trên mạng: mọi thủ tục có thể thực hiện một cách nhanh chóng trong sự thoải mái ở nhà. Khách hàng không còn phải xếp hàng chờ lâu hay bỏ ra thời gian công sức để lái xe đến cửa hàng để mua một món quà nhỏ hay một chiếc áo, hay phải ghi lại mã sản phẩm trên catalog và trả tiền qua check.
Bây giờ khách hàng có thể tận hưởng niềm vui sướng mua sắm tức thì, chỉ với một vài cú click là sản phẩm đã trên đường đến tay. Sự tiện nghi này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của online shopping, tới mức mà ngay cả những món đồ tạp hóa cũng có thể được ship đến trong ngày và sớm thôi, các kiện hàng của bạn sẽ được vận chuyển bằng drone chỉ trong vài giờ.
Khi mua sắm qua mạng hoặc trên catalog, khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào ảnh sản phẩm. Nhiều kênh bán hàng thậm chí còn cung cấp các dịch vụ nhiếp ảnh, ví dụ như Amazon Product Photography. Chúng ta bắt buộc phải chú trọng vào hình ảnh và học hỏi về ngành công nghiệp ảnh để có chỗ đứng cao trên sàn thương mại điện tử. Sau đây là 6 lỗi sai thường gặp khi doanh nghiệp lên chiến thuật chụp ảnh sản phẩm để phục vụ mục đích bán hàng online:
Lỗi sai #1: Dành thời gian sản xuất sản phẩm đầy đủ nhưng không trưng bày sản phẩm
Thật bất ngờ khi thấy rằng có nhiều công ty dành một lượng thời gian lớn để phát triển sản xuất một sản phẩm, rồi sau đó lại không trưng bày sản phẩm đó cho người khác! Tại sao lại đầu tư công sức sản xuất mà không phô diễn toàn bộ vẻ đẹp của sản phẩm? Điều này thực sự vô lý! Như vậy bạn sẽ vừa đổ xuống sông xuống bể toàn bộ thời gian dành để thiết kế các chi tiết nhỏ không được lên hình, vừa có thể mất doanh thu vì không cho khách hàng thấy toàn bộ sản phẩm.
Việc không có những shot ảnh chi tiết đồng nghĩa với việc không thể hiện những đặc điểm của sản phẩm. Bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và uy tín của bản thân nếu không hoàn toàn phô diễn những đặc điểm của mình. Mọi sản phẩm đều được thiết kế để phục vụ một nhu cầu cụ thể. Chỉ với một vài bức ảnh cận cảnh, bạn đã ngay lập tức tăng giá trị và độ hấp dẫn của sản phẩm.
Sản phẩm và đặc điểm sản phẩm đã có sẵn rồi, bây giờ hãy thể hiện chúng với thế giới. Những bức ảnh sản phẩm chi tiết sẽ đảm bảo được chỗ đứng của bạn ở vị trí top seller trên danh mục sản phẩm.
Lỗi sai #2: Chụp ảnh low-end cho sản phẩm high-end
Khi mua sắm trên mạng, khách hàng đặt nhiều niềm tin vào người bán hàng. Họ muốn tin rằng sản phẩm sẽ có màu sắc đúng, thương hiệu chính xác, kích cỡ chuẩn – rất nhiều trách nhiệm đặt lên doanh nghiệp. Nếu một sản phẩm high-end như một chiếc túi hàng hiệu lại có một tấm ảnh chất lượng thấp nhiễu nét, khách hàng sẽ nghĩ rằng đấy là hàng fake. Họ sẽ gắn chất lượng hình ảnh tương đương với chất lượng sản phẩm. Để tăng doanh thu, hãy thử chụp những bức ảnh thật chất lượng cho mọi sản phẩm của bạn, để khách hàng tin rằng họ đang mua loại đồ tốt nhất.
Sản phẩm phải có ảnh chụp thì khách hàng mới biết họ đang mua thứ gì. Sản phẩm nào cũng cần phải có ảnh. Ảnh sản phẩm giúp cho khách hàng tiềm năng có thể gắn kết được với thiết kế và tìm chọn phong cách phù hợp với họ. Những bức ảnh chất lượng cao giúp khách hàng tin tưởng và nhận diện được thiết kế của bạn, và giữ khách hàng cũ trung thành với thương hiệu. Nếu thiết kế sản phẩm đã tốt rồi, nó sẽ lên ảnh đẹp.
Doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm của họ được nổi bật, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng trả nhiều tiền để chụp được ảnh đẹp. Nhưng cũng có nhiều công ty chuyên nghiệp sẵn sàng cung cấp dịch vụ nhiếp ảnh chất lượng cao với mức giá phải chăng để giúp bạn đưa thiết kế của mình đến với khách hàng. Những công ty nhiếp ảnh này hiểu rõ những lợi ích của một bức ảnh đẹp và muốn bạn thấy được sự khác biệt trong doanh thu.
Lỗi sai #3: Lừa khách hàng
Khi mua sắm online hoặc qua catalog, người mua phụ thuộc rất nhiều vào ảnh sản phẩm. Họ cần tin rằng người bán sẽ cung cấp chính xác sản phẩm như được quảng cáo. Đa phần các lần trả lại hàng là do sản phẩm về tay quá khác so với sản phẩm trên ảnh, và vì vậy khách hàng cảm thấy như đã bị lừa. Điều này chắc chắn sẽ khiến khách hàng một đi không trở lại, vì họ không còn cảm thấy tin tưởng thương hiệu và sẽ muốn tìm một chỗ mua khác.
Một số doanh nghiệp lựa chọn khiến cho sản phẩm của họ trông thật đẹp và đắt tiền bằng Photoshop. Ban đầu ý tưởng này có vẻ hay, nhưng nó đồng nghĩa với việc lừa dối khách hàng. Photoshop có thể tăng vẻ đẹp của bức ảnh, nhưng sẽ không tăng doanh thu. Một số công ty lại thích lừa khách hàng bằng những hình ảnh chất lượng thấp, ảnh sản phẩm được chụp ở góc rất xa, hoặc bất kỳ phương pháp nào để tránh làm lộ những chi tiết trên sản phẩm. Những thủ thuật này tạo ra sự thất vọng và khó chịu khi người mua nhận hàng và chiêm nghiệm được tận mắt chất lượng tồi tệ của sản phẩm.
Đừng để khách hàng nghĩ rằng công ty của bạn cũng làm ăn không chính trực. Nếu bạn sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đừng ngần ngại phô những chi tiết đẹp ra trong các bức ảnh cận. Những sản phẩm tuyệt vời sẽ luôn trường tồn được cả trong những bức ảnh chi tiết thể hiện những đặc điểm tốt và thiết kế của chúng.
Những bức ảnh chi tiết bây giờ lại càng quan trọng hơn do mức tập trung ngắn hạn của khách hàng gây ra bởi công nghệ phổ cập. Một người trưởng thành chỉ dành trung bình 8 giây tập trung trước khi chuyển sang một đối tượng khác trên màn hình. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh của bạn có thể đã bị khách hàng lướt qua trên trang tìm kiếm. Những công ty nhiếp ảnh có thể đem lại cho bạn khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng qua những bức ảnh của họ. Họ sẽ chỉ dùng Photoshop để nâng cao những chi tiết tinh xảo của sản phẩm, đảm bảo cho khách hàng tiềm năng biết được họ đang mua cái gì. Hãy kể câu chuyện về sản phẩm của bạn mà không cần mất một lời! Những sản phẩm của bạn xứng đáng có được sự chú ý mà nhiếp ảnh có thể đem lại.
Các công ty nhiếp ảnh có thể chụp những bức ảnh đẹp nhất cho sản phẩm của bạn và khiến chúng nổi bật nhưng vẫn giữ được vẻ nguyên vẹn. Họ sẽ đảm bảo sản phẩm của bạn được thể hiện một cách chính xác một cách tỉ mỉ và chi tiết, để chắc chắn rằng khách hàng của bạn tin tưởng và mua sản phẩm của bạn.
Lỗi sai #4: Bỏ quên tầm quan trọng của ảnh chi tiết
Có nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng những chi tiết nhỏ trên sản phẩm không quan trọng, và kết cục là họ mất nhiều doanh thu tiềm tàng do suy nghĩ sai lệch này. Nếu bạn đặt mua một chiếc ô tô mới nguyên nhưng lại nhận được một chiếc xe không bánh, bạn sẽ cực kỳ tức giận. Bánh xe chỉ là một phần nhỏ của chiếc xe, tại sao chúng lại phải quan trọng đến thế? Câu này hỏi không đáng trả lời, nhưng ngạc nhiên thay vẫn có nhiều công ty đăng bán sản phẩm mà không chú trọng đến các chi tiết nhỏ. Kết cục là cũng có nhiều khách hàng đặt mua sản phẩm và nhận ra chúng không có những chi tiết mà họ mong đợi.
Ảnh chi tiết sản phẩm giúp khách hàng có được góc nhìn đến mọi đường cong và mặt phẳng của sản phẩm. Khách hàng sẽ hiểu rõ họ đang mua cái gì và tự tin đặt mua ngay lập tức. Xây dựng niềm tin với người mua sắm online là cách tốt nhất để chốt sale, nhất là khi bạn không thể thuyết phục họ trực tiếp như trong cửa hàng.
Người mua sắm online muốn cảm thấy chắc chắn rằng số tiền họ bỏ ra sẽ đem lại cho họ sản phẩm như mong đợi. Ảnh chi tiết sản phẩm cho họ trải nghiệm xem đồ gần nhất với việc cầm sản phẩm trực tiếp trên tay. Đừng lặp lỗi sai mà rất nhiều công ty khác cũng mắc phải. Việc bỏ qua những chi tiết nhỏ và không miêu tả được sản phẩm một cách toàn diện sẽ là cách nhanh nhất để khách hàng lọt vào tay đối thủ khác. Bước rất nhỏ này cũng có thể khóa chân khách hàng lại và loại bỏ mọi hoài nghi của họ về sản phẩm của bạn.
Lỗi sai #5: Chiến lược hình ảnh không thay đổi
Việc có sản phẩm nổi bật trên thị trường thương mại điện tử chưa bao giờ là việc dễ dàng. Hầu như mọi người đều đang cố gắng có những bức ảnh thật cá tính và hào nhoáng. Nhưng bạn có biết rằng ảnh sản phẩm cũng có xu hướng và quy tắc cần tuân theo?
Đi kèm với sự phát triển không ngừng của các kênh e-commerce là sự kỳ vọng về chất lượng của khách hàng, và các kênh bán hàng cũng bắt đầu tiếp nhận và cố gắng đáp ứng nhu cầu này. Bây giờ, Amazon đã cập nhật quy định đồ nội thất trước hết phải có ảnh rõ ràng, chi tiết cho từng sản phẩm, không chỉ là những bức ảnh hào nhoáng kèm các dòng chữ như trước. Quy định mới còn yêu cầu phải có ảnh môi trường, ảnh thực tế và ảnh chi tiết để thể hiện chất liệu và thiết kế của sản phẩm để chúng được nổi bật hơn.
Với những định hướng trên, chắc hẳn bạn đang thắc mắc không biết làm sao để luôn dẫn đầu cuộc chơi. Câu trả lời rất đơn giản: hãy thuê một công ty nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Các công ty này có thể đảm bảo ảnh sẽ phù hợp với quy tắc của Amazon, và sản xuất những bức ảnh sáng tạo để khiến sản phẩm của bạn thật sinh động. Họ hiểu rõ rằng những bức ảnh rõ ràng và có thể kết nối với khách hàng sẽ thu hút được sự chú ý của người mua, và tầm quan trọng của ảnh chi tiết để khách hàng hiểu rõ họ đang mua gì. Việc thuê một công ty nhiếp ảnh sẽ giúp bạn đảm bảo được mọi bức ảnh sản phẩm của mình có sự rõ ràng và độ hiệu quả đồng đều để thống nhất hình ảnh thương hiệu và đảm bảo tên thương hiệu của bạn luôn đứng đầu thị trường.
Hãy nhớ rằng hình ảnh luôn là phương pháp quan trọng nhất để giao tiếp với khách hàng. Khi đã đạt được niềm tin của người mua bằng hình ảnh chuyên nghiệp, hiệu quả đem lại là vô giá. Sản phẩm của bạn sẽ không chỉ nhìn đẹp hơn, mà thương hiệu của bạn cũng đẹp hơn, và Amazon sẽ muốn ủng hộ các sản phẩm của bạn. Amazon liên tục thay đổi tiêu chuẩn nhiếp ảnh của họ để bản thân họ có thể trông chuyên nghiệp hơn, và công ty bạn cũng sẽ vậy. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn luôn đứng đầu thị trường với sự trợ giúp của một công ty nhiếp ảnh chuyên nghiệp.
Lỗi sai #6: Không cân nhắc mọi lựa chọn khả thi
Khi lựa chọn giữa sử dụng nhiếp ảnh gia in-house hay thuê ngoài, có rất nhiều điều đáng để cân nhắc. Ai là người chụp ảnh cho bạn, chất lượng máy ảnh ra sao, có chọn được nền độc nhất không, vân vân,… Có 3 lý do chính để bạn thuê một công ty nhiếp ảnh bên ngoài:
Chụp đúng thứ bạn muốn
Một đội nhiếp ảnh in-house sẽ thiếu lượng người để điều phối giữa team chụp và team sản xuất sản phẩm, tạo chỗ trống cho lỗi sai. Một công ty outsource chuyên nghiệp sẽ có những nhóm ban riêng biệt để giao tiếp và điều phối giữa khách hàng và nhiếp ảnh gia. Đội này sẽ giao tiếp hai chiều, đảm bảo khách hàng nghe được những gợi ý của bên chụp và người chụp hiểu được chiến lược quảng cáo của bên khách.
Vô vàn lựa chọn bối cảnh cho ảnh
Việc chọn chụp ảnh in-house sẽ giới hạn bối cảnh ảnh của bạn trong phạm vi của những món đồ có sẵn tại công ty. Có thể sẽ có một vài khung cảnh phù hợp cho sản phẩm của bạn, nhưng việc outsource sẽ đem lại nhiều lựa chọn với các kích cỡ khác nhau hơn để thực sự làm nổi được tính năng sản phẩm của bạn. Việc trưng bày sản phẩm một cách độc nhất sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng với những bức ảnh bắt mắt. Việc thuê ngoài cũng cho phép bạn tận dụng trí sáng tạo của các chuyên gia đã làm công việc dựng bố cục rất nhiều, nghĩa là bạn sẽ không bị giới hạn về lựa chọn nhiếp ảnh cho sản phẩm của bạn.
Ảnh luôn sẵn sàng để trưng bày
Một đội nhiếp ảnh in-house sẽ chỉ có một hoặc hai nhiếp ảnh gia với đồ nghề tốt, tuy nhiên một công ty chuyên nghiệp sẽ có một đội người với khả năng xử lý lượng ảnh lớn một cách hiệu quả. Mỗi nhiếp ảnh gia trong team outsource có thể hoàn thành chức vụ tương đương với nhiếp ảnh gia in-house nhưng được tiếp cận với nhiều prop, ánh sáng, backdrop,… hơn từ lượng ảnh lớn được chụp hàng ngày.
Credits:
Trích nguồn bài viết gốc tại: pencilone.com
Dịch bởi Học viện Nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo. Yêu cầu không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.