Niềm yêu thích cùng nhiều trải nghiệm thú vị với những món ăn ngon chính là nguồn cảm hứng giúp cho tôi đến với Food Photography. Tuy nhiên trong Food photography, một mình món ăn không thể tạo nên 1 bức ảnh đẹp được. Nó còn là sự đầu tư nghiên cứu về concept, màu sắc, bố cục, ánh sáng, props,…. Tổng thể những điều trên mới tạo nên 1 tấm hình ngon miệng.
Mỗi một nhiếp ảnh gia về Food đều có những phong cách riêng, và phong cách của tôi chính là Bold and Clean. Đơn giản, tôi muốn những bức ảnh của tôi trắng – sạch – ngon mắt. Tôi thường sử dụng tone sáng, mọi thứ phải thật sạch sẽ, sáng sủa và tập trung vào chủ thể chính – vẻ đẹp tuyệt vời của món ăn mình chụp. Nagetive space là 1 kĩ thuật tôi rất yêu thích và sử dụng thường xuyên trong những bức ảnh của mình. Kĩ thuật này không chỉ giúp món ăn trở nên nổi bật mà còn tạo cảm giác thoải mái cho mắt người xem.
Tuy nhiên, tôi sử dụng kĩ thuật Negative space trong Food photography hoàn toàn khác so với khi tôi chụp ảnh phong cảnh hay ảnh du lịch. Hãy cùng xem tôi sử dụng chúng thế nào nhé.
Negative space
Negative space được các nhiếp ảnh gia định nghĩa là các khoảng trống không, khoảng trắng, khoảng thở trong bức ảnh. Những khoảng trống này được đặt xung quanh chủ thể chính tạo nên sự nổi bật cho chủ thể chính. Như vậy, thức ăn – chủ thể chính của bức ảnh sẽ là Positive space.
Có 03 lí do chính các nhiếp ảnh gia sử dụng Negative space trong bức ảnh của họ:
- Nhấn mạnh vào chủ thể chính: Làm cho bức ảnh của bạn trông thoải mái, không bị rối mắt. Nó cũng giúp cho người xem tập trung ngay lập tức vào chủ thể, không xao nhãng lung tung.
- Tạo bố cục hài hoà và thú vị: Kĩ thuật này giúp cho người xem nhìn sâu hơn và lâu hơn bức ảnh của bạn. Nó tạo cho người xem cảm giác hài hoà, dễ nhìn về mặt bố cục.
- Design 1 bức ảnh: Khi có khoảng trống trong bức ảnh, bạn thoải mái thêm text, design tấm hình để tạo nên câu chuyện, menu, công thức, trải nghiệm,… Điều này thật tuyệt vời.
Passive space trong Food photography
Thức ăn luôn có những câu chuyện của nó, từ việc mua nguyên liệu, chuẩn bị, nấu nướng cho đến trang trí, thưởng thức. Và nó còn hay xảy ra trong các không gian như trong bếp nấu, nhà hàng, phòng ăn,… Dựa vào những yếu tố như vậy, các nhiếp ảnh gia sẽ truyền tải những thông điệp đấy thông qua những bức ảnh của mình.
Đôi khi, sử dụng kĩ thuật negative space sẽ tạo ra một khoảng trống khó hiểu trong bức ảnh và nó không gửi được thông điệp gì cả. Theo tôi, không gian trống trong bức ảnh phải được sử dụng 1 cách hợp lí chứ không phải tạo một khoảng trống không, không có sự liên kết với món ăn, với chủ thể.
Do đó, tôi thích sử dụng kĩ thuật khác đó là Passive space. Nó cũng mang lại hiệu quả tương tự với Negative space nhưng có sự hợp lí và liên kết với câu truyện của món ăn hơn.
“Passive space, gần giống với Negative space, được định nghĩa là khoảng không gian “không hoạt động” xung quanh chủ thể của bạn. “Không hoạt động” có nghĩa là 1 khoảng không gian không làm ảnh hưởng với chủ thể chính về kích thước, hình dạng, màu sắc, độ tương phản,… và tôn chủ thể, làm nó đẹp lên 1 cách tinh tế nhất.”
Passive space trong food photography có thể là những vật đơn giản như 1 tấm vải, 1 cái bát được đặt trong khung hình và không gây mất tập trung. Tôi thường sử dụng vải, thớt, lọ rỗng…đơn giản và phù hợp với background. Mặc dù chúng dường như không thể hiện hết được ý đồ của nhiếp ảnh gia, tuy nhiên, chúng khiến cho bộ não của chúng ta lập tức hiểu rằng chúng là những mảnh ghép với chủ thể chính của bức ảnh, giúp bức ảnh trở nên hài hoà, có câu chuyện và chủ thể chính – cà chua anh đào hiện lên thật bóng bẩy, đẹp đẽ.
Tạo ra Passive space trong Food photography
Dù là Negative space hay Passive space thì chúng đều có vị trí quan trọng trong 1 bức ảnh về ẩm thực. Chúng ta không thể nói cái nào tốt hơn được, tuỳ vào mục đích và cái cách bạn sử dụng chúng. Chúng đều là kĩ thuật mà thôi, áp dụng thế nào còn tuỳ bạn. Với mỗi phong cách khác nhau lại sử dụng các ĩ thuật khác nhau, nhưng hãy làm mọi thứ liên kết và tương tác với nhau. Điều này tạo nên sự thống nhất trong bức ảnh của bạn.
Trong bức ảnh tiếp theo của mình, và bạn muốn sử dụng sức mạnh thị giác của kĩ thuật Negative space nhưng vẫn thu hút và tạo cảm xúc cho người xem bởi các props hay nguyên liệu, hãy nghĩ về Passive space.
Để tạo ra một bức ảnh thú vị và mạnh mẽ hơn một chút, hãy thử sử dụng các ví dụ hoặc ý tưởng dưới đây để tạo ra một 1 bức ảnh thật Bold and Clean nhé!
Ví dụ và ý tưởng cho bức ảnh của bạn:
Khăn trải, vải lanh xù/vụn để thêm 1 chút texture nhưng vẫn giữ tính “Passive” trong bức ảnh:
Đĩa màu trung tính hoặc bát, đĩa trắng:
Lọ, cốc thuỷ tinh. Bạn có thể thêm 1 chút nước cho hấp dẫn hơn:
Shadow từ những đạo cụ bên ngoài khung hình
Khay, thớt, giấy hoặc tờ báo ít chữ:
Texture background. Hiệu ứng sẽ thú vị hơn nữa nếu bạn chụp chính diện với khẩu lớn.
Cạnh hoặc góc của bàn, ghế dài hoặc hậu cảnh bạn đang chụp nếu có thể
Nếu bạn có đam mê với Food Photography, đừng quên tham gia khoá học Food Photography với Chimkudo Academy để bước vào thế giới sáng tạo rộng lớn này nhé !
Credit
—————
Bài viết gốc của Rachel từ Two Loves Stuido
Bản quyền bài dịch thuộc về ©Học viện nhiếp ảnh Thương Mại Chimkudo Academy – Lighten your values
Mọi trích dẫn bản dịch phải đính kèm link tới bài viết này.