Nhờ Instagram, những chiếc ảnh flatlay giờ đây không còn xa lạ gì đối với chúng ta nữa. Phong cách chụp ảnh flatlay này khiến chúng ta dễ dàng thêm nhiều yếu tố đặc biệt vào khung hình. Do những chiếc smart phone có ống kính góc rộng là chủ yếu, nên điều đó đồng nghĩa với việc ảnh food chụp ở góc ¾(45 độ) thường nhìn như chúng sắp rơi khỏi bàn vì hiện tượng méo hình. Những shot hình chụp ở góc ngang tầm mắt hoặc từ trên cao là đẹp nhất. Xu hướng này đã lan rộng đến cả những tạp chí nấu ăn hàng đầu.
Dưới đây là những tips của tôi để những ảnh flatlay của bạn lộng lẫy hơn bao giờ hết.
Dùng tripod với tay arm ngang
Tripod là thứ không thể thiếu trong food photography. Chúng giữ cho máy ảnh đứng yên để có thể chụp ảnh sắc nét. Điều này cực kì quan trọng khi bạn chụp hình với ánh sáng tự nhiên. Bạn sẽ cần để tốc độ xuống thấp khi bạn không có đủ ánh sáng, điều mà thường xuyên diễn ra vào những tháng mùa đông hoặc khi trời xầm xì nhiều mây.
Để chụp những tấm flatlay bắt mắt, bạn sẽ cần tripod cùng tay arm kéo ngang được, hoặc tay mở rộng rời để có thể gắn thêm vào. Tripod giúp khung hình của bạn thống nhất hơn, bạn không cần phải liên tục đặt lên đặt xuống chiếc máy ảnh nữa. Chúng sẽ khiến bức ảnh thẳng thắn và điều quan trọng nhất là, lưng của bạn sẽ không còn ê ẩm sau mỗi buổi chụp nữa.
Ghi nhớ rằng khi bạn dùng tay mở rộng thì ban nên treo 1 quả tạ hoặc túi cát làm đối trọng ở 1 bên, tránh cho tripod và máy bị đổ xuống trong quá trình chụp.
Sử dụng background/backdrop tinh tế
Sự lựa chọn của bạn về backdrop và nền là cực kỳ quan trọng trong food photography. Đồ ăn có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nền, nên với một chiếc nền nhiều họa tiết có thể gây ra tranh chấp sự chú ý, giảm tập trung vào đối tượng chính.
Khi bạn chụp flatlay, texture sẽ càng rõ hơn. Cách tốt nhất là hãy chọn những phông nền tối giản, ít họa tiết. Những phông nền chất liệu lì, không bóng, thô ráp sẽ cho ra chất lượng tốt nhất. Bạn có thể mua chúng hoặc tự làm với những tấm ván ép và sơn.
Hãy thử đánh sáng từ đằng sau(back light)
Đánh sáng từ đằng sau(back light) là sự lựa chọn tuyệt vời khi setup ánh sáng cho ảnh food vì nó đem lại texture và hiệu ứng sáng lên đối với chất lỏng. Đó là lý do tại sao những ly cocktail và soup thường được chụp theo cách này.
Vấn đề với ánh sáng đánh từ sau là đôi khi bạn có thể đánh sáng quá tay ở phần mặt trên của đồ ăn mà phần dưới thì lại tối đen. Bạn có thể xử lí vấn đề này bằng cách thay đổi vị trí xa gần của đèn và sử dụng hắt sáng ở phía đối diện.
Hãy tạo flow với bố cục
Bố cục là một chủ đề phổ biến với rất nhiều các quy luật hướng dẫn. Dưới đây cũng là những quy luật mà các nghệ sĩ khác đã dùng cả trăm năm nay. Trong ngành nhiếp ảnh đồ ăn, cách chúng ta đặt chủ thể và những yếu tố phụ là điều quan trọng để tạo ra điểm nhấn. Mục tiêu là khiến mắt người xem di chuyển trong bức ảnh, chứ không phải ngay lập tức rời mắt khỏi nó. Điều này diễn ra rất nhanh và vô thức.
Một trong những cách tuyệt vời nhất để tạo ra flow là xếp các đồ vật của bạn theo đường cong chữ S. Điều này cực kì tinh tế và khiến người xem không thể rời mắt khỏi bức hình của bạn.
Một chút điểm nhấn cũng có thể kéo dài thời gian người ta dừng lại để xem ảnh, nên bỏ bớt một vài đồ và xếp chúng lại gần nhau cũng có thể gây nên hiệu ứng đó.
Quan tâm đến những tỉ lệ
Một điều có thể khiến styling đặt đồ cho ảnh flatlay hoàn toàn khó là đôi khi một số prop lại nhìn cực kì to trên hình khi nó được chụp từ trên xuống. Ngay cả một cái bát ăn cũng có thể nhìn cực to so với bát soup vì ở góc nhìn này, chúng ta không nhìn thấy chiều sâu.
Hãy để ý đến kích thước của đĩa và prop và đảm bảo rằng bạn có đầy đủ size của chúng. Tỉ lệ là điều quan trọng trong việc khiến những yếu tố có trong ảnh nhìn “thật” hơn.
Ở ảnh phía dưới, tôi đã đảm bảo rằng những đồ prop của tôi khác kích thước nhưng điều đó không phải vấn đề quá lớn. Những chiếc đĩa có kích thước nhỏ nhưng đĩa to nhất thì là đĩa salad. Tôi cũng đã chọn chiếc dao không quá to để phù hợp với các prop khác trong hình.
Hãy thử sử dụng các chất liệu vải
Vải là một trong những prop ưa thích của tôi khi chụp flatlay. Tôi thích dùng chúng như phông nền và đôi khi kết hợp chúng cùng phông nền khác để tạo nên những lớp nền tinh tế khoảng 2 lớp texture. Vải dễ vận chuyển và không chiếm quá nhiều diện tích, không như những chiếc phông nền khác.
Vải lanh, đũi là lựa chọn hàng đầu của tôi nhưng ngoài ra tôi cũng dùng vải canvas hoặc vải với một số họa tiết tối giản. Vải lanh dễ dùng để phủ lên, nhìn khá thú vị khi bị nhăn và giúp bạn bớt đi hàng chụp phút phải ngồi sửa màu như các loại vải khác.
Tôi thường mua lẻ những chiếc khăn lanh tại các shop bán đồ trang trí, nhà bếp. Bạn cũng có thể thử ý tưởng khác là mua một tấm vải lanh lớn sau đó mua màu để về tự làm những loại phông nền khác.
Kể một câu chuyện(tell a story)
Storytelling là một khái niệm quan trọng trong food photography.
Trong food photography, mục tiêu là khơi dậy giác quan và cảm xúc. Bạn cần phải làm cho người xem cảm thấy thèm đồ ăn mà bạn chụp. Dù là những món đơn giản nhất cũng có một câu chuyện để kể.
Câu chuyện có thể phức tạp như một bàn tiệc hay chỉ đơn giản là quá trình chuẩn bị đồ ăn. Gần đây, chụp ảnh cùng tay chủ thể thực hiện hành động đã cực kỳ phổ biến và đặc biệt là trong ảnh flatlay.
Trước khi nhấc máy ảnh lên, hãy đặt câu hỏi xem bạn đang muốn thể hiện điều gì. Xem xét thật kĩ chủ thể và tìm ra điều hấp dẫn nhất của món ăn và khai thác nó. Một vài cây nấm trắng có thể nhìn chẳng hấp dẫn chút nào nhưng bằng cách đặt chúng vào chảo, thêm lọ gia vị và dầu ăn, và bạn đã gợi lên được cảm giác về sự chuẩn bị món ăn với những nguyên liệu hoàn toàn đơn giản.
Kết luận
Tạo ra những tấm ảnh flatlay hấp dẫn có thể thực sự dễ dàng với chỉ một vài các tip nhỏ. Một trong những lí do ảnh flatlay trở nên phổ biến là bởi vì chụp ảnh đẹp dễ hơn khi bạn có thể kết hợp một vài yếu tố liên quan đến nhau trong cùng 1 khung hình.
Credit
—
Bài viết gốc từ Gastrostoria
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý