Khi tôi xác định rằng mình sẽ theo Food Photography, tôi đã từng là một food blogger – và hồi đó tôi không được thành công cho lắm. Giấc mơ trở thành một nhiếp ảnh gia chụp food chuyên nghiệp đến với tôi mạnh mẽ nhất vào năm 2009, khi tôi viết blog đầu tiên của mình. Đối với tôi, giấc mơ ấy gần như là không thay đổi cho tới bây giờ.
Giờ đây tôi có thể nhìn lại và thấy rằng tôi chưa bao giờ thật sự phù hợp để làm food blogger cả, dù tôi rất biết ơn những cơ hội mà nghề này đem lại cho tôi. Tôi tham dự nhiều sự kiện Food Photography và gặp những con người tuyệt vời. Tôi tự học cách nấu ăn nhờ vào việc viết blog. Bằng một cách nào đó, nó đã giúp tôi nhận ra giấc mơ thực sự của mình.
Tôi thường nhận được những câu hỏi về việc bắt đầu với ngành nhiếp ảnh thương mại nói chung hay Food Photography nói riêng. Sự thật là, tôi đã làm rất nhiều thứ, và nhận ra rằng khi tôi nỗ lực đủ nhiều, công sức của tôi sẽ được đền đáp.
Dưới đây là những điều đã giúp ích cho tôi trên con đường nhiếp ảnh.
1. Tôi học về ánh sáng nhân tạo
Tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe thấy thầy giáo nhiếp ảnh của tôi nói nhiếp ảnh thương mại có thể chỉ cần dùng đến ánh sáng tự nhiên. Dù sao thì, tôi cũng không chắc có bao nhiêu phần trăm bạn sẽ thành công với ánh sáng tự nhiên nếu các kĩ năng khác của bạn chưa được tốt. Dường như cả thế giới đang cực kì hào hứng đối với food photography, và điều đó thì hoàn toàn hợp lý thôi. Rất nhiều những food photographer cũng chụp nhiều thể loại khác nữa để kiếm sống.
Khi thực hiện các dự án Food Photography cho client, bạn cần có một nguồn sáng lớn, ổn định và điều này không phải lúc nào cũng có thể đối với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, khi là một food photographer, bạn sẽ chụp rất nhiều sản phẩm và bao bì sản phẩm nữa. Đối với điều này, bạn sẽ cần đến ánh sáng nhân tạo và kiến thức về bố cục cũng như sử dụng Photoshop.
Tôi đã theo học một trường về nhiếp ảnh để tìm hiểu về cách sử dụng ánh sáng nhân tạo vì tôi không phải một người giỏi về kĩ thuật và tôi biết ít nhiều gì tôi cũng cần những sự hỗ trợ lâu dài về sau. Tôi thường bị các agency đặt câu hỏi rằng tôi đã bao giờ biết qua về ánh sáng nhân tạo chưa. Cơn ác mộng lớn nhất của một agency là thuê một nhiếp ảnh gia với giá cực khủng để rồi thấy rằng anh ta chẳng làm tròn nhiệm vụ.
Nếu bạn không học về ánh sáng nhân tạo, bạn đang tự giới hạn cơ hội của mình. Bạn có thể viết blog hoặc trở thành influencer nhưng nếu bạn muốn kiếm tiền từ nhiếp ảnh, hãy suy nghĩ về ánh sáng nhân tạo.
2. Tôi tìm một mentor trong nhiếp ảnh
Có một điều mà tôi chắc chắn khi tôi bắt đầu đó là cho mọi người biết bạn là food photographer. Nó hoàn toàn khác so với việc bạn là một blogger hoặc influencer. Tôi không chắc lắm về những gì mình cần làm. Tôi đã tìm một mentor về kinh doanh nhiếp ảnh trước khi tôi bắt đầu sự nghiệp . Tôi chưa bao giờ hối hận về chuyện đó, tôi chẳng biết phải lấy giá thế nào, tìm kiếm khách hàng ra sao hoặc cách để thuyết phục khách hàng rằng tôi là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ngay cả bây giờ, tôi tiếp tục thuê tư vấn hoặc tham gia các khóa học của những người có tên tuổi trong ngành để có được quan hệ, và những freelancer hay thực tập sinh tôi biết đều làm vậy.
Việc này có thể tốn của bạn khá nhiều tiền và thời gian, và có thể bạn chưa cần ngay lúc này đâu. Nhưng đầu tư vào 1-2 khóa học có thể giúp bạn hiểu ra nhiều điều và đôi khi họ sẽ cho bạn những thông tin mà bạn sẽ không bao giờ tìm thấy trên mạng. Đó còn chưa kể tới lúc bạn gặp khó khăn khi làm dự án, 1-2 lời khuyên của họ có thể cứu bạn một vụ vỡ job – cái sẽ làm hủy hoại tất cả công sức cố gắng phấn đấu của bạn. Tiếng lành đồn xa, tiếng xấu tồn tại thiên thu.
3. Tôi lên một kế hoạch kinh doanh
Đây là bước mà rất nhiều người bỏ qua khi bắt đầu là một freelancer, nhưng tôi lại dành rất nhiều thời gian cho việc viết một chiến lược kinh doanh và chúng hoàn toàn hiệu quả. Thực tế là, chiến lược kinh doanh của tôi là điều mà tôi thường làm và thúc đẩy phát triển kinh doanh. Bạn sẽ cần một lộ trình rõ ràng để đến được điểm đích và đôi khi bạn sẽ phải làm trái ý muốn của mình. Bạn có càng nhiều thông tin thì việc quyết định sẽ dễ dàng hơn. Bạn nên lập kế hoạch cho doanh thu. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu về đối thủ và điểm mạnh của công ty. Bạn cần những mục tiêu rõ ràng với một timeline cụ thể. Kế hoạch làm ăn của bạn không cần quá chi tiết và phức tạp, nhưng ít nhất bạn cũng nên cho vào đó những mục tiêu có giá trị và có kế hoạch đạt lấy chúng trong tương lai.
4. Tôi tìm đến những khách hàng tiềm năng
Khi bạn tìm kiếm từ khóa “Food Photographer ở Vancouver”, gần như website của tôi sẽ hiện ra đầu tiên. Đây là điều mà mọi nhiếp ảnh gia đều mong muốn. Số liệu cho thấy rằng 80% lượt truy cập không quảng cáo đều nằm ở 3 trang web đầu tiên hiện ra trên Google. Làm SEO tốt thật sự rất quan trọng, nhưng cũng không phải nó lúc nào cũng đem lại khách hàng tiềm năng. Những lượt truy cập vào trang web của tôi không hẳn là có ích lắm. Đa số các khách hàng tiềm năng đều chưa từng làm việc với nhiếp ảnh gia bao giờ và không biết họ cần một bức ảnh thế nào. Họ không hiểu nhiếp ảnh gia phải bỏ ra bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc cho một tấm hình mà chỉ đi tìm lựa chọn rẻ nhất.
Điều này nghĩa là tôi không thể phụ thuộc vào website và tôi cần tiếp cận gần hơn đối với phân khúc khách hàng mà tôi muốn làm việc cùng. Tôi có bước tiến lớn trong ngành food photography vì tôi đã nỗ lực để có được một cuộc gặp mặt với Giám đốc Sáng tạo của một agency chuyên về quảng cáo food. Dù mọi chuyện không được như mong đợi, sáu tháng sau tôi được gọi để hỏi về báo giá và có được job chụp bao bì sản phẩm mà xuất hiện đầy rấy trong các cửa hàng thực phẩm.
5. Tôi tạo những ưu đãi đặc biệt
Marketing với khách hàng tiềm năng có nghĩa là bạn cần có những phiếu ưu đãi dành cho họ. Phiếu ưu đãi này có thể gắn trong file PDF khi bạn gửi qua mail, hoặc một sản phẩm được thiết kế xịn đẹp hoặc thậm chí là bạn có thể in cả một tấm thiệp. Đa phần các nhiếp ảnh gia đều lựa chọn sự kết hợp giữa phiếu ưu đãi online và offline trong budget marketing của họ. Cứ 7 người thì mới có một người để tâm đến những quảng cáo. Chúng ta đang sống trong thời đại bão hòa thông tin, con người quá bận rộn và choáng ngợp.
6. Tôi in portfolio
Một cách marketing khác nữa mà bạn sớm muộn gì sẽ cần dùng đến, đó chính là một quyển portfolio. Bạn có thể nghĩ rằng việc in một cuốn portfolio hoàn toàn là việc thừa thãi, nhưng những khách hàng của bạn vẫn muốn cầm sản phẩm hoàn thiện trên tay để nghiên cứu hơn so với việc chỉ xem portfolio trên mạng. Trong thế giới thương mại và quảng cáo, các agency sẽ muốn xem ảnh của bạn in ra thế nào vì khi đó, mọi lỗi sai sẽ được nhìn thấy rõ ràng hơn.
Thêm nữa, rất nhiều chiến dịch sẽ được in ra. Họ rất quan trọng việc sản phẩm của bạn được in ra sẽ trông như thế nào trước khi họ thuê bạn.
Một số website giống như Artifact Uprising hat Saal Digital đều có giá in photobook vừa tầm.
Bạn cũng có thể thử với portfolio dạng túi, khi đó bạn có thể thêm ảnh vào hoặc bỏ ra khi bạn cần update.
7. Tôi đã dành rất nhiều tiền
Tôi thực sự nghiêm túc. Tôi đã dành hàng tá tiền vào những thứ liên quan và tôi vẫn vậy, tôi đầu tư rất nhiều tiền vào công việc. Nếu bạn muốn trở thành một commercial photographer chuyên nghiệp trong Food Photography, bạn cũng nên thương mại hóa bản thân. Đây thực sự là một ngành đắt đỏ. Nếu bạn đã bắt tay vào, hãy duy trì nó như một sở thích dù sở thích này có hơi đắt đi chăng nữa.
Bạn sẽ cần hàng ngàn đô cho thiết bị. Không chỉ vậy, hai ngàn khác sẽ dành cho việc duy trì thiết bị nếu có hỏng hóc. Tôi đã giúp đỡ rất nhiều những nhiếp ảnh gia khác khi máy ảnh hoặc ánh sáng của họ trục trặc ở những shoot hình quan trọng. May mắn thay, chúng tôi luôn có phương án dự phòng.
Bạn có thể thuê thiết bị, nhưng khách hàng mà bạn làm việc cùng sẽ cần phải trả tiền cho việc đó, và điều này hoàn toàn khó khi bạn mới bắt đầu, bạn sẽ chỉ tìm được khách hàng với ví tiền hẹp mà thôi.
Bạn sẽ phải trả tiền cho những phương thức marketing bạn sử dụng, hay cho những ứng dụng chuyên nghiệp. Bạn sẽ phải trả cho những bảo hiểm thiết bị đáng tin cậy, mặc dù chúng đắt, chưa để đến việc nếu bạn không mua bảo hiểm thì mọi việc còn tồi tệ hơn.
Khi tôi làm việc cùng các nhiếp ảnh gia khác, tôi thấy họ rất do dự khi đầu tư vào việc phát triển sự nghiệp. Hoặc bỏ tiền ra cho các khóa học, dù việc đó khiến họ có thêm thu nhập và giúp họ sử dụng hiệu quả tối đa thời gian mà họ có, không cần phải dành thời gian tìm hiểu việc mình cần làm nữa. Thay vào đó họ chọn phương án khác, dành hàng giờ tự chế mọi thứ để tiết kiệm tiền, khi bỏ tiền ra mua chút kiến thức có thể giúp họ lấy lại được hàng ngàn đô.
Tổng kết
Con đường trở thành nhiếp ảnh gia Food Photography hoàn toàn giống nhau cho hầu hết mọi người. Cần rất nhiều thời gian, công sức và tự toàn tâm. Có thể mất đến vài năm để việc kinh doanh của bạn bắt đầu đem lại lợi nhuận. Nếu bạn muốn lập nghiệp trong lĩnh vực nhiếp ảnh, bạn sẽ phải làm việc cật lực và chuẩn bị tiền đầu tư. Bạn có thể cần một nguồn cung tài chính khác để hỗ trợ bạn lâu dài, có thể là công việc làm buổi sáng hoặc một khoản tiết kệm hoặc có một anh chồng/ cô vợ giàu có.
Tôi không nói vậy để làm nhụt chí bạn. Tôi nói điều này vì tôi cũng đã học được 1 nửa, và tôi muốn bạn hiểu giá trị thực sử, đây hoàn toàn không phải một con đường dễ dàng.
Như vậy đó, tôi tin vào việc theo đuổi giấc mơ. Thời gian trên Trái đất của chúng ta là hữu hạn và đôi khi chúng ta có thể vươn tới những điều mà chúng ta không tưởng. Thực ra là có thể đấy, bạn chỉ cần nỗ lực hơn như thế nữa. Và bạn không thể bỏ cuộc. Đa phần mọi người bỏ cuộc dù họ đã gần đến vạch đích, họ chỉ không thấy chúng ở đâu mà thôi.
Credit
—
Bài viết gốc từ Gastrostoria
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý
1 Comment
Pingback: Báo giá chụp food như thế nào ? | Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo