Cho đến năm 2015, Patrick Hall đã nói về về những tính năng mà máy ảnh DSLR chuyên nghiệp nên có, và anh ấy đã đúng. Nhưng những tính năng đó có khiến chúng ta hạnh phúc hơn không, sẽ không có Apple hay Google tiếp theo nào trong thế giới nhiếp ảnh. Canon, Nikon, Sony, Fujifilm, Phase One, Hasselblad, dường như không có công ty sản xuất máy ảnh nào đang làm đúng những gì họ thực sự cần làm.
Câu chuyện của Google và Apple đặt ra 2 cách để thúc đẩy sự đổi mới. Bạn có thể tự mình đưa ra những ý tưởng tuyệt vời nếu bạn có cam kết, động lực và khả năng thực hiện. Hoặc bạn có thể cởi mở hơn về công nghệ/hệ thống của mình, để người khác đóng góp, làm điều đó cho bạn. Trong trường hợp của Google và Apple, Google cởi mở hơn và Apple khép kín hơn, nhưng ít nhất mỗi công ty đều làm được cả hai điều đó.
Vấn đề trong ngành nhiếp ảnh là mọi người bị phụ thuộc nhiều vào phần cứng. Tất cả hoạt động marketing mà Nikon và Canon thực hiện đều xoay quanh Wi-Fi trong máy ảnh, cảm biến lớn hơn với nhiều pixel hơn và ISO cao hơn, màn trập Kevlar kéo dài thời gian sử dụng, và nhiều điều tương tự. Nhưng hệ thống menu đã thay đổi bao nhiêu, kể từ khi D1 ra mắt và cảm biến của nó đã thống trị dòng DCS? Kể từ đó, việc chụp ảnh và gửi file thực tế đã thay đổi thế nào? Tất cả đều nhanh hơn. Tuy nhiên, không cái nào trong số đó thực sự thay đổi ngoạn mục. Phần lớn mọi người vẫn đang kết nối đầu đọc thẻ với máy tính bằng dây cáp. Wi-Fi vẫn còn khó sử dụng với một số hệ thống nhất định, thậm chí phải bỏ thêm tiền mua phụ kiện. Chức năng FTP bị hạn chế. Giao tiếp giữa máy ảnh với máy ảnh hầu như không tồn tại nếu không có các thiết lập tùy chỉnh phức tạp và tốn kém.
Cho đến khi bất kỳ nhà sản xuất máy ảnh nào cam kết phát triển phần mềm tốt hơn và cho phép khả năng tương thích cao hơn và khả năng tùy chỉnh, sẽ không có ai đứng ra thực sự “chiếm lĩnh” thị trường hoặc làm những gì mà ngành nhiếp ảnh thực sự cần.
Nếu các nhà sản xuất chỉ hoàn toàn tập trung vào phần cứng, rốt cuộc sẽ có rất ít sự khác biệt giữa khả năng của từng sản phẩm, và các công ty sẽ phải vật lộn để phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh. Các công ty như Sony sẽ là một trong số ít được nhiều người công nhận rằng có một số cảm biến tốt nhất trên thế giới. Các nhà sản xuất máy ảnh sẽ giành được bao nhiêu phần trăm thị trường, khi mà hết công ty này đến công ty khác xung quanh bắt đầu đóng cửa? Không có đủ sự khác biệt sẽ rất khó để chiếm được thị phần tương đối.
Tiếc là điều này đã đang xảy ra. Các máy ảnh Nikon và Canon có giá tương đương chỉ chụp được những bức ảnh có chất lượng tương đương như nhau. Bạn có thể nói như vậy đối với bất kỳ máy ảnh nào trên thị trường (ngoại trừ một số “designer”). Mảng kinh doanh kỹ thuật số của Kodak đã trải qua một cái chết khá đau buồn, còn Sony được cho là nhà sản xuất cảm biến hàng đầu trên thế giới. Hasselblad, Phase One, Pentax, Mamiya, tất cả đều đã trang bị cảm biến medium format CMOS 50 megapixel mới nhất của Sony. Vậy đâu là điểm khác nhau?
Sự khác biệt nằm ở phần mềm và cách ứng dụng phần cứng đó (và tất nhiên là giá thành). Đúng là phần cứng rất quan trọng, nhưng nó cũng chính là giới hạn của mỗi thiết bị. Chúng ta có thể tưởng tượng bất cứ thứ với phần mềm phù hợp, nhưng những gì chúng ta thực sự làm được thì còn phụ thuộc vào phần cứng.
Ở một mức độ nào đó, điều này có vẻ giống như một lập luận phản trực giác. Đây cũng là lý do tại sao phần cứng rất quan trọng. Nếu không có những cải tiến trong việc sản xuất phần cứng, phần mềm tiên tiến đến thế nào cũng không được tận dụng hết mức; phần mềm và khả năng tương thích, giao tiếp giữa các thiết bị mới chính là một điều kì diệu.
Vậy chẳng lẽ các công ty máy ảnh không hình dung ra điều đó? Tại sao họ không đổi mới đi?
Tôi tưởng tượng ra một thế giới khi các công ty máy ảnh giúp tạo ra các định dạng hình ảnh mới với công nghệ nén file tốt hơn như ở định dạng BPG, và sau đó chia sẻ thông tin đó ngay lập tức với Adobe, để các nhiếp ảnh gia có thể có các bản cập nhật firmware và Creative Cloud mới ngay lập tức. Hãy cung cấp nó miễn phí cho Adobe và tính phí nếu đối thủ cạnh tranh muốn sử dụng công nghệ. Như vậy các bên đều có lợi!
Tôi tưởng tượng ra một thế giới, trong đó bất kỳ công ty nào cũng có thể tạo ra một thiết bị không dây để upload hình ảnh một cách hiệu quả qua giao thức FTP, sử dụng kết nối mạng di động.
Tôi tưởng tượng một thế giới mà Nikon, Canon, Hasselblad hoặc bất kỳ công ty nào, sẽ tạo ra phần mềm cho phép các nhiếp ảnh gia thao tác chỉ với một vài cú nhấp chuột hoặc chạm vào màn hình iPad – một thế giới mà chúng ta có thể đồng bộ hóa các máy ảnh, các dự án hay bất kỳ ý tưởng sáng tạo nào nảy ra trong đầu.
Tôi mường tượng các công ty sẽ mô phỏng lại giao diện máy ảnh và giao diện người dùng ở mặt sau màn hình, để mang lại cho chúng ta trải nghiệm người dùng tốt hơn. Thậm chí cho phép chúng ta giao tiếp tốt hơn với mạng xã hội thông qua một ứng dụng tích hợp trên iPad, hình ảnh đã gắn tag trên máy ảnh dễ dàng được tải lên một loạt các cửa hàng online.
Tôi hình dung đến lúc các công ty ngừng tạo ra những chiếc máy ảnh có “ít tính năng hơn” và rõ ràng không cần thiết, để giảm thiểu khả năng cạnh tranh với các mẫu flagship. Họ hoàn toàn có thể tạo ra một chiếc máy ảnh chụp thể thao trong điều kiện ánh sáng yếu đi kèm độ phân giải cao, với mức giá vừa phải, giảm chi phí R&D, chi phí sản xuất, chi phí thay thế, sửa chữa… Tất cả điều này sẽ đơn giản hóa các dòng sản phẩm, dẫn đến khả năng chi trả cao hơn, tỷ lệ chấp nhận các sản phẩm mới cũng cao hơn khi chúng được ra mắt.
Tôi mong muốn một công ty cam kết cải tiến hệ thống của họ, để hệ thống sẽ hoạt động với các công nghệ mới ngay khi chúng được phát triển. Chỉ cần tạo ra một body máy ảnh với cảm biến full-frame 20MP và một body khác với cảm biến full-frame 40MP. Cung cấp cho chúng ta cửa trập Kevlar, thân máy bằng magiê và hệ thống điều khiển thực sự chuyên nghiệp trên cả hai body để giúp quá trình chuyển đổi diễn ra liền mạch trên set chụp. Làm điều tương tự với cảm biến Micro Four-Thirds, APS-C và medium format với số lượng pixel thích hợp, tạo ra dòng sản phẩm tốt nhất mà bất kỳ ai từng nghĩ tới.
Tất cả đều có thể xảy ra với các phần mềm và phần cứng như hiện nay.
Tại sao tôi cần đến 6 phần mềm khác nhau trên máy tính của mình, 5 loại dây cáp khác nhau, 4 body máy ảnh khác nhau, 3 loại thẻ nhớ khác nhau, 2 bộ sạc pin khác nhau…?
Fuji, Sony, Nikon, Canon; bất kỳ công ty nào cũng có thể đem đến định dạng thẻ mới trong tương lai, cung cấp tốc độ nhanh nhất và dung lượng lớn nhất hiện có, định dạng hình ảnh mang tính cách mạng với khả năng nén tốt nhất trong phân khúc và độ phân giải cao nhất và/hoặc cảm biến ánh sáng yếu tốt nhất trên thế giới. Họ có khả năng tặng kèm gói phần mềm mà chúng ta thực sự muốn sử dụng (hoặc chia sẻ hệ thống mở cho các nhà phát triển, bao gồm thông tin xử lý tệp RAW), tất cả các tùy chọn tốt nhất hiện có và sau đó tính phí cho gói cao cấp hơn – premium. Họ sẽ sở hữu thị trường trong nhiều tháng cả về lợi nhuận và thị phần.
Gần đây có nhiều tin đồn về kế hoạch nâng cấp firmware mới của Nikon (dù lượng thông tin khá hạn chế). Fujifilm đã làm rất tốt khi phát hành các bản cập nhật firmware hữu ích giúp mở khóa các tính năng mới và nhanh hơn cho dòng máy ảnh mirrorless phổ biến của họ. Trái lại, những người đam mê Magic Lantern chuyên dụng của Canon vẫn tiếp tục nuôi hy vọng về các tính năng cải tiến hơn trong máy ảnh Canon DSLR ngày nay. Nhưng khả năng cao còn lâu các bản firmware update của Canon mới đáp ứng được kỳ vọng của người dùng.
Ngân sách lúc nào cũng có, nhưng tại sao không công ty nào làm những gì mà chúng ta thực sự mong muốn?
Lý do thực sự là các công ty đều sợ bỏ mất khoản lợi nhuận thu được từ người tiêu dùng, người dùng bán chuyên, đến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, sau mỗi lần “thổi phồng” gia tăng tính năng cho họ, khiến họ phải chi thêm 100 đô la cho mỗi lần nâng cấp. Cách tiếp cận này cũ rồi. Rồi một ngày, kẻ nào đó sẽ bước lên và tham gia vào cuộc chơi dài hạn. Vậy câu hỏi đặt ra: Đó sẽ là ai? Và khi nào nó sẽ xảy ra?
Credit
—
Translated from website: fstoppers.com
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.