Đồ thủy tinh là một trong những chất liệu khó chụp nhất. Những vật phản sáng đã là khó lắm rồi. Đã vậy, nếu bạn chụp những đồ vật chất liệu trong thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn đấy. Bài viết này sẽ giới thiệu những điều cơ bản về chụp thủy tinh và chỉ cho bạn từng bước để chụp những bức ảnh tĩnh vật ấn tượng với những chiếc ly đang vỡ tan.
1. Hãy sử dụng ánh sáng Backlight để làm giảm phản xạ hình ảnh
Vấn đề khó nhất với chụp ảnh đồ trong là hình ảnh phản xạ. Không phải ảnh phản xạ nào cũng tệ, cũng giống như shadow vậy, ta dùng chúng để định hình chủ thể chúng ta chụp.
Trong nhiếp ảnh đồ trong, chúng ta cũng cần phải tránh những hình ảnh phản xạ.
Và cũng giống như cách ánh sáng trước loại bỏ gần hết shadow, backlight cũng vậy. Khác biệt lớn nhất là ánh sáng backlight cực kì đẹp.
Nếu bạn không chắc bạn muốn chụp đồ trong theo cách nào, hãy bắt đầu bằng việc set backlight.
Ánh sáng backlight nhìn cực kì tuyệt vời. Đặc biệt là khi bạn chụp ảnh ly rượu hoặc những chai nước hoa trong suốt. Backlight sẽ làm chất lỏng sáng lên.
2. Lý do bạn không cần thiết bị quá xịn xò
Để tạo ra ánh sáng backlight, bạn có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. Không phải phương pháp nào cũng cần những thiết bị xịn. Trên thực tế, bạn có thể tạo ánh sáng backlight với setup ánh sáng và kĩ thuật đơn giản.
Bạn có thể dùng những mảnh giấy nhựa (hoặc mảnh giấy trắng) và chiếu sáng chúng cùng 2 chiếc speedlight.
Nếu trong trường hợp đó, chủ thể của bạn sẽ sáng lên không chỉ nhờ ánh sáng từ đèn speedlight mà còn nhờ ánh sáng phản chiếu từ background.
Nếu bạn có một chiếc softbox, hãy dùng nó làm background luôn. Điều này cực kì phổ biến trong chụp ảnh sản phẩm.
Tôi sử dụng một chiếc diffuser lớn với một chiếc đèn speedlight đằng sau. Đặt càng xa speedlight thì ánh sáng mềm và phủ đều tấm diffuser.
Nếu bạn thấy ở background có quầng sáng và bạn muốn làm đều chúng, hãy đặt nguồn sáng càng xa khỏi diffuser. Hoặc hãy thêm một lớp diffuser nữa (một loại vải trắng chuyên dụng hoặc chỉ cần một tấm giấy can – tracing paper).
3. Làm sao để tránh hình ảnh phản xạ
Nếu bạn muốn chụp ảnh ly cốc có ảnh phản chiếu phía dưới tương tự như bức hình phía dưới, bạn có thể đặt ly lên trên một tấm nhựa bóng và chụp hình phản chiếu thật. Nhưng điều đó sẽ gây thêm các vấn đề để giải quyết.
Bạn cần phải thật cẩn thận về vấn đề bụi trên bề mặt. Và bạn cũng cần chú ý hơn về những hình ảnh phản chiếu trên bề mặt bóng của tấm nền.
Thay vào đó, hãy thử cách khác. Hãy đặt hai chiếc ly giống y hệt úp lên nhau và bạn đã có được ảnh phản chiếu
4. Chụp ly cốc với background đen để ảnh ấn tượng hơn.
Để có thể chụp shot hình tương tự nhưng trên nền đen, bạn hãy đặt một tờ giấy đen ngay đằng sau chiếc cốc.
Tờ giấy nên có kích thước đủ rộng để che phủ toàn bộ vùng không gian đằng sau chiếc công nhưng cũng phải đủ mỏng để ánh sáng có thể xuyên qua, giúp viền sáng của cốc vẫn còn hiện rõ.
Cách này sẽ tạo ra hai vệt sáng nhìn cực kì ấn tượng.
Với bức ảnh dưới đây, tấm nền được tạo bởi 2 tấm A4 đen. Tôi đã có thể dán chúng vào tấm bìa để chúng đứng được, nhưng thật ra chỉ cần dán chúng vào một chiếc diffuser mà thôi.
5. Dùng 2 nguồn sáng để tạo chiều sâu
Hình ảnh dưới đây với chỉ 1 ánh sáng backlight nhìn khá rõ ràng và minimal nhưng thiếu chiều sâu. Đối với những vật không trong thì cũng tương tự. Trong trường hợp đó, hãy đặt thêm một nguồn sáng khác ở phía bên cạnh chủ thể.
Như bức hình dưới đây, tôi dùng thêm một chiếc stripbox gắn trên speedlight, bạn cũng có thể thay thế đèn bằng một chiếc hắt sáng.
Bạn có thể thấy hiệu ứng chiếc stripbox đem lại, một vệt sáng trải dọc chủ thể và tạo khối cho cành cây trong nó. Chiếc ly trên nền đen có thêm một vệt sáng tôn lên hình dáng của nó.
Nếu có thể, bạn hãy thêm một đèn gắn stripbox bên còn lại để tạo hiệu ứng tương đồng.
Trong hình của tôi, đèn hắn stripbox được sử dụng để cành lá nhìn không giống như chụp ngược sáng, để khiến nó nhìn như bình thường, nhưng đó mới là một ví dụ thôi.
Thêm một nguồn sáng sẽ giúp bạn nhiều khi bạn chụp hình, ví dụ như, một chai rượu với nhãn hiệu ở mặt trước.
6. Tại sao chụp ảnh với ống kính tiêu cự dài lại hiệu quả nhất
Với shot hình dưới đây, tôi sử dụng lens có tiêu cự 105mm. Một chiếc lens tiêu cự dài đem lại cho bạn hai lợi thế. Thứ nhất, bạn có thể đứng xa khỏi set chụp. Điều này giảm thiểu tối đa việc hình ảnh của bạn phản chiếu lại trên đồ vật bóng.
Thứ hai, bạn có thể dùng background nhỏ hơn. Lens với tiêu cự dài sẽ nén không gian theo cách mà background dường như phóng đại hơn mọi khi.
Ví dụ, tôi chụp 2 hình trên với lens 50mm và lens 105mm và không thay đổi gì thêm. Bạn hãy tìm ra điểm khác nhau giữa hai tiêu cự.
7. Lau sạch đồ trước khi chụp để loại bỏ vết bẩn.
Điều này là điều không cần phải nhắc lại trong chụp ảnh, lau lại bề mặt của kính sẽ giúp bạn loại bỏ đi dấu vân tay hoặc những vết bẩn không đáng có.
Có thể hơi màu mè nhưng bạn có thể cầm cốc và đưa lên phía có ánh sáng để check kỹ lại, điều này sẽ tiết kiệm cả tá thời gian hậu kì của bạn.
Một lưu ý nho nhỏ về việc sử dụng găng tay. Nhiều nhiếp ảnh gia sẽ khuyên bạn sử dụng găng tay, số khác sẽ nói rằng găng tay để lại nhiều bụi hơn.
Cá nhân tôi không thích cảm giác mà găng tay đem lại, nên tôi sẽ hy sinh sự sạch sẽ để thoải mái hơn.
Nhưng nếu bạn muốn làm việc cùng găng tay, hãy chú ý đến chất lượng của chúng, hãy đảm bảo rằng chúng không có vụn vải hay những vết bẩn khác.
8. Hãy thêm chuyển động để ảnh ấn tượng hơn
Nếu bạn đã chụp được kiểu ảnh ưng ý nhưng chúng dường như nhìn quá nhàm chán, hãy thử thêm một chút sức sống cho ảnh.
Đổ nước, bong bóng và những vệt nước sẽ khiến ảnh chụp cốc của bạn trông ấn tượng hơn rất nhiều.
Hãy sẵn sàng cho những shot hình có chuyển động.
Hãy đặt hai nguồn sáng của bạn ở công suất thấp, đem lại flash duration ngắn. Set chụp sẽ sáng lên chỉ trong 1/4000 giây hoặc còn ít hơn thế.
Điều đó sẽ đóng băng chuyển động , không phải tốc độ chụp. Hãy đổ nước vào lý và chụp 1 loạt hình.
Hãy chú ý về sự khác biệt nhưng cũng thật ấn tượng khi những bọt nước nổi lên, kể cả nền đen hay nền trắng.
Hãy cẩn thận với “model” của bạn. Ly thủy tinh thì rất nhẹ và dễ vỡ, nên bạn có thể vô tình di chuyển chúng khi bạn đổ nước vào ly.
Hãy chắc chắn mọi thứ đều được cố định, và bạn sẽ không làm vỡ chiếc ly nào.
Nhưng nếu bạn vô tình làm vỡ một chiếc ly hoặc một chai nước trong suốt đẹp thì tôi sẽ đưa cho bạn ý tưởng này. Tại sao không chọn một chuyển động đơn giản, ấn tượng làm chủ thể trong một shot hình tĩnh vật đương đại? Đơn giản và vẫn nổi bật.
Ảnh tĩnh vật sáng tạo với những chiếc cốc vỡ
Những thứ đã vỡ cũng có sự thu hút riêng. Mọi chiếc cốc vỡ hoặc một ly rượu đều có đằng sau một câu chuyện để kể. Đôi khi, chỉ là câu chuyện về người chủ vụng về, nhưng khi khác lại là những câu chuyện khác.
Hãy xem cách chúng ta có thể tạo ra những bức hình tuyệt đẹp như thế nào.
Những prop cần dùng
Tôi hoàn toàn tin rằng đơn giản cũng hoàn toàn là sự sáng tạo tuyệt vời, dưới đây là list những đồ prop và dụng cụ chúng ta cần:
- Một nguồn sáng phù hợp
- Một chiếc chai vỡ
- Chiếc thuyền giấy nhỏ
- Những vật chụp tranh tĩnh vật
- Súng bắn keo và dụng cụ để treo mảnh vỡ
- Máy ảnh và tripod
Chúng ta sẽ thực hiện theme biển cả. Bạn có thể sử dụng thêm vỏ sò, bản đồ, cuốn sổ bìa da nhìn cũ kĩ hoặc một chiếc la bàn.
Hãy đảm bảo rằng mọi vật thêm vào đều có màu trung tính, không quá chói để không làm xao lãng người xem khỏi chủ thể chính.
Cách để đập kính
Tôi tính rằng sẽ tạo hình ảnh chiếc ly vỡ với một con thuyền nhỏ bên trong. Đấy là chủ thể chính.
Đó là lý do tại sao mà tôi không chỉ cần chiếc chai vỡ, mà là chiếc chai vỡ nhìn thú vị và vẫn còn nhiều phần nguyên vẹn, nên tôi quyết định tự đập các mảnh chai.
Sau khi luyện tập, tôi hiểu rằng tôi cần kiểm soát lực tốt. Hãy bọc chai trong chiếc khăn tắm, ấn nó vào tường và đập bằng búa ở các cạnh.
Không phải ở phần đầu!
Nếu bạn đập từ phần cổ chai, chai sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ và không gợi được hình dáng ban đầu của nó.
Sắp xếp bố cục
Hãy bắt đầu với chủ thể chính và sắp xếp những vật còn lại xung quanh nó. Hãy nhớ rằng bạn sẽ thêm những mảnh vỡ vào sau nên hãy để dành đủ khoảng trống.
Với shot hình thế này, tốt hơn hết là hãy giữ bố cục đơn giản thôi. Chỉ cần chủ thể chính, một vài prop phía sau để tạo chiều sâu cũng như để kể câu chuyện rõ ràng hơn.
Bạn cũng có thể thêm một số chi tiết nhỏ như vỏ sò ở tiền cảnh.
Để khiến thân chai nhìn ấn tượng hơn, tôi xoay nó sang trái và cố định lại bằng súng bắn keo.
Cố định mảnh vỡ lơ lửng với kim đan len và keo dán
Để khiến shot hình ấn tượng hơn nữa, tôi thêm một vài mảnh vỡ lơ lửng. Bạn có thể giữ chúng và chụp từng mảnh một.
Nhưng nếu bạn muốn chúng nhìn tự nhiên hơn, bạn sẽ cần sắp xếp nhiều đấy.
Để làm vậy, tôi cố định mảnh vỡ với chiếc súng bắn keo, kim đan và một chiếc kẹp. Tôi cũng làm vậy với chiếc thuyền giấy.
Điều quan trọng là hãy nhớ chụp một tấm nền trống để bạn có thể ghép ảnh khi hậu kỳ.
Setup ánh sáng ra sao
Như chúng ta đã thấy ở phía trên, ánh sáng backlight khiến mọi thứ nhìn hay ho hơn. Đó là lý do tại sao tôi đặt một stripbox nhỏ với speedlight ở phía sau trên cao với set chụp này.
Tôi có thể có ánh sáng đến từ phía sau nhưng vẫn giữ được phần nền đen. Đây là key light của tôi.
Với ánh sáng phủ, tôi đặt một chiếc diffuser lớn với một chiếc speedlight nữa đằng sau. Tôi cần nguồn sáng này để nâng sáng phần shadow nhẹ.
Setting máy ảnh
Trước hết, hãy đảm bảo rằng tốc độ màn trập của bạnđã được đồng bộ. Nếu bạn chụp ảnh theo phong cách dark photography (và bạn nên!), flash duration sẽ trở thành tốc độ màn trập của bạn.
Ánh sáng sẽ chiếu vào cảm biến của máy ảnh của bạn chỉ trong khoảng thời gian đèn flash hoạt động. Sẽ không là vấn đề nếu tốc độ màn trập của bạn được đặt trong 1/250 giây hoặc trong nửa phút.
Nếu không có ánh sáng môi trường, đèn flash sẽ là nguồn sáng duy nhất có thể nhìn thấy. Cảm biến camera vẫn sẽ chỉ được nhận ánh sáng trong khoảng thời gian đèn flash sáng lên.
Thứ hai, đóng khẩu độ càng nhiều càng tốt mà không khiến ảnh bị quá tối. Chúng ta cần làm điều này để đảm bảo rằng chúng ta lấy nét được toàn bộ tiêu điểm của chuyển động.
Tạo vệt nước tung tóe bằng tay rất khó vì bạn không thể kiểm soát chính xác cách thức chất lỏng di chuyển. Đó là lý do tại sao chúng ta phải đóng khẩu hết cỡ để tránh những vật nước bị out nét. Để giảm thiểu điều này, hãy giữ độ sâu của trường càng sâu càng tốt.
Trong trường hợp của tôi, các cài đặt như sau: 105 mm, / 7.1, 1/160 s, ISO 250.
Lý tưởng nhất là tôi sẽ đóng khẩu độ của mình lên tới ƒ / 10 hoặc thậm chí / 16, nhưng tôi muốn giữ cho các đối tượng ở hậu cảnh hơi mờ.
Thêm chuyển động thôi!
Cuối cùng cũng đến lúc bạn thêm sóng biển vào trong khung hình rồi! Hãy lấy một cốc nước và đổ nước vào chiếc chai vỡ.
Hãy chụp thật nhiều. Bạn có thể làm lại nhiều lần đến khi tìm được bức ảnh ưng ý.
Hậu kỳ
Bây giờ là lúc để chọn bức ảnh đẹp nhất trong loạt ảnh và khiến nó trông thật hoàn hảo. Đối với hình ảnh cuối cùng của tôi, tôi đã kết hợp một số hình ảnh:
- ảnh với một vệt nước tôi thích nhất;
- shot ảnh nền trống;
- một vài bức ảnh với những giọt nước trên mảnh kính bay.
Nếu bạn cố định máy ảnh của mình trên chân máy trong toàn bộ quá trình chụp, việc hợp nhất các hình ảnh này lại với nhau sẽ khá đơn giản. Đặt tất cả chúng trên các layer riêng biệt, như bánh sandwich Photoshop. Tạo một mask layer cho mỗi ảnh trong số chúng.
Và cuối cùng, sử dụng brush để vẽ vùng bạn không muốn nhìn thấy với màu đen và các vùng bạn muốn hiển thị với màu trắng.
Khi tôi hoàn thành việc ghép những vệt nước, tôi xóa hết những phần hỗ trợ, xóa dấu keo dán, tăng tương phản và khử bụi trên chai.
Như vậy thôi.
Bạn có thể thử trick này với những vật khác nhau. Ví dụ, cốc cà phê vỡ bay được thực hiện tương tự.
Những vật không trong có thể được chụp và hậu kì đơn giản hơn nhiều. Bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc lộ keo dán.
Chắc chắn rằng còn nhiều cách khác để bạn có thể chụp ảnh đồ trong nhưng cách được đề cập trong bài viết là một cái đơn giản, dễ làm khi bạn mới bắt đầu.
Bây giờ là lượt của bạn để thực hiện trick trên, biến đổi nó là thêm vào những sáng tạo riêng. Mong rằng bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị khi chụp đồ trong!
Credits:
Bài viết gốc bởi Dina Belenko tại expertphotography
Dịch bởi Học viện Nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo. Yêu cầu không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.