Trong bài viết này, chúng ta sẽ tham gia một buổi chụp ảnh đồ uống cocktails cho khách hàng từ khâu đầu tiên tới kết quả cuối cùng.
Tóm tắt về yêu cầu của khách hàng: Đây là một mục rất quan trọng cần tìm hiểu thật kĩ để đạt được kết quả đúng ý đồ của cả 2 phía. Khách hàng của chúng ta hôm nay là một quán bar được trang trí theo phong cách Tiki của những năm 1960 ở trung tâm San Diego. Họ mới thiết kế lại menu cocktails và cần một số hình ảnh để quảng cáo, tiếp thị và PR hình ảnh.
Bắt đầu:
1. Sắp xếp bố cục
Để bắt đầu chụp ảnh đồ uống, chúng ta chú ý đến bố cục đầu tiên. Quán bar nằm ở bên trái cạnh 1 cửa sổ kính với màu sắc sặc sỡ. Tôi quyết định mở cửa sổ để lấy 1 chút ánh sáng tự nhiên chứ không mở hẳn ra, điều này cốt để tôi có thể lấy được ánh sáng ấm áp trong nhà hàng cộng với một chút ánh sáng tự nhiên. Tôi đã suy nghĩ rất kĩ và đây là bố cục quán bar:
2. Chọn khẩu độ
Tôi chọn một chiếc cốc trang trí vào chút lá dứa để chụp thử. Tôi để camera ở chế độ ưu tiên khẩu độ A(Av) và đặt chiếc cốc phía trước máy ảnh. Chụp ở f/11 và đây là kết quả :
Không ổn, ở bức hình này background lên quá rõ và rối —> cần giảm giá trị f lại (mở to khẩu ra) để xóa background. Thử ở f3.5
Khá hơn tẹo nhưng mà background vẫn bị tối, giải pháp là phải cần thêm ánh sáng. Chúng ta hoàn toàn có thể để phơi sáng lâu hơn để lấy thêm as từ background nhưng như thế thì cái cốc sẽ bị over-exposure. Như vậy giải pháp trong tình huống này sẽ phải dùng 1 nguồn sáng để đánh nhẹ background.
3. Đánh sáng vùng background
Tôi dùng một đèn Alien Bee 800 và với một grid 40 độ để ngăn không cho ánh sáng tóa ra xung quanh.
Kết quả là:
Vẫn chưa ổn lắm, ánh sáng bên trái hơi mạnh so với bên phải, giải pháp là đặt đèn ra xa một chút nữa và hướng hơi chếch 45 độ(trước đó khoảng 25-30 độ) với backround chứ không ở hẳn 1 bên nữa, ta có kết quả sau.
Giờ ok rồi, vậy là xong phần ánh sáng, giờ tới mục bố cục.
Tôi đã định sắp xếp nhiều ly cocktail dọc khung hình nhưng khách hàng muốn có khoảng trống trong mỗi bức hình để ghi các nội dung cần thiết khi thiết kế. Thay vì chụp bằng 100mm f/2.8 macro lens thì tôi chụp bằng 24-70mm f/2.8 lens (lens thần thánh cho studio).
Tôi chừa lại 1 ít bên trái và bên phải trong mỗi khung hình, tuy nhiên đôi khi phá luật cũng có cái hay.
Hạ góc camera 1 chút làm chiếc cốc nhìn to và cao hơn
Như vậy tóm lại không phải chỉ có đặt camera và “nhấn nút”. Bạn phải giải quyết và sắp đặt hòa hợp giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để tạo ra ánh sáng đẹp nhất cho ly cocktails và tạo ra một bức hình “đẹp” theo đúng nghĩa. Chụp ảnh đồ uống trong nhà hàng cần tận dung được cả ánh sáng môi trường lẫn ánh áng đèn flash mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Credit:
Article by Mike Newton from Digital Photography School.
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo Academy
Không trích dẫn một phần hoặc toàn bộ khi chưa được sự đồng ý.