Hôm nay chúng ta bàn tiếp về sync-speed. Trong Chụp ảnh sản phẩm, chúng ta thường xuyên làm việc với flash hay strobe nói chung. Với hầu hết người Việt chúng ta, việc sở hữu 1 máy ảnh Medium Format (loại máy ảnh mà sync-speed đóng vai trò không quan trọng) là điều ít người làm được, vì vậy sync-speed là một vấn đề cần bàn vì ai làm việc với strobe sử dụng máy DSLR đều sẽ gặp phải.
Karl Taylor vừa mới xuất bản một clip minh họa khá dễ hiểu về cách thức hoạt động của sync-speed. Nói một cách đơn giản: sync-speed là tốc độ chụp nhanh nhất ta có thể chụp với flash.
Máy ảnh có cấu trúc của trập được chia làm 2 màn trập, khi bấm máy (vd ở tốc độ 1/1000s), 1 cái màn trập sẽ mở ra đi xuống dưới, tại thời điểm sau đó 1/1000s, màn trập thứ 2 đi từ trên xuống dưới để đóng lại. Như vậy khoảng cách giữa 2 màn trập chính là thời gian chụp một bức ảnh. Flash thường có thời gian đánh khá ngắn, thường ở 1/4000s, vì vậy tốc độ chụp thường không quan trọng lắm nhưng tại sao sync-speed lại quan trọng. Trở lại với phân tích ở trên thì khi khoảng cách giữa 2 màn trập nhỏ hơn bề mặt của sensor thì tại thời điểm flash nháy lên, chỉ có 1 vùng khe hẹp được chiếu sáng(vùng ở giữa 2 màn trập) là được chiếu sáng. Lúc này trên ảnh sẽ xuất hiện 1 vệt đen, vệt này chính là cửa trập thứ 2 đang đóng xuống. Như vậy sync-speed chính là khoảng cách để cửa trập 1 chạy xuống hết bề mặt sensor trong khi đó cửa trập 2 vẫn chưa trập xuống, lúc này flash đánh lên thì toàn bộ bức ảnh mới được sáng. Ok chưa nào, giờ thì coi clip để thấy minh họa rõ hơn nhé.
Sync-speed không khó hiểu nhưng là cái phải hiểu trong Chụp ảnh sản phẩm nói riêng.
Clip:
– Bản quyền bài viết thuộc về @Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm –
@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết
1 Comment
Pingback: 05 lý do sử dụng đèn flash trong nhiếp ảnh | Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo