Trong bài này chúng ta bàn về Nấm và Mốc và những cách để tránh nó.
Nấm Mốc là kẻ thù của tất cả những người sử dụng máy ảnh. Ống kính là thành phần dễ bị ảnh hưởng bởi mốc nhất và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của ảnh, điển hình nhất là tạo ra các chấm và vết loang trên ảnh. Đơn giản nhất để biết được là đeo kính cận với mắt kính có dấu vân tay. Có rất nhiều loại nấm mốc, phổ biến nhất thì là dạng rễ tre(nhìn đẹp phết, lan ra rất đẹp=))):
@www.4photos.de
Ngoài ra còn có nhiều dạng khác
Một số lenses cổ, chưa được nhiệt đới hóa còn có thể có hiện tượng bị fogging – hiện tượng bị phủ 1 lớp sương trắng mỏng(điển hình là của Nikon 35-70 f2.8 AF do lớp keo dán lenses bị lão hóa)
@blog.mangostudio.eu
Nấm và Mốc thường phát triển trong các môi trường sau:
– Ít ánh sáng.
– Ẩm.
– Ít lưu chuyển không khỉ.
Với các nguyên nhân trên, không lạ là nếu cất trong tủ chống ấm lâu thì khả năng là vẫn bị nấm mốc.
– Nguyên nhân đầu tiên giải thích việc tại sao các lenses thường sử dụng không bị nấm mốc mặc dù trong điều kiện ẩm thấp như của Việt Nam. Đó là trong ánh nắng mặt trời có tia UV, và tia UV này diệt khuẩn và nấm mốc.
– Nguyên nhân thứ 2 thì nhãn tiền là môi trường phát triển vô cùng thuận lợi của nấm mốc, đặc biệt là với thời tiết của miền Bắc những ngày Tết, hoặc nói chung là vùng nóng ẩm thì khả năng bị nấm mốc là rất cao
– Kín không khí cũng là 1 yếu tố gây ra mốc vì nấm mốc vốn có mặt ở khắp nơi, việc bưng bít kín một thời gian dài giúp nó dễ bám chặt và ăn sâu vào các bộ phận của lenses.
Vậy giải pháp cho vấn đề nấm mốc là:
1. Thi thoảng mang ống kính và các bộ phân ít sử dụng ra phơi dưới ánh nắng mặt trời 1 vài tiếng.
2. Dùng tủ chống ấm hoặc đơn giản rẻ tiền là hạt Silicat Gel để trong hộp nhựa đựng thực phẩm kín.
3. Mang tủ chống ấm hay hộp chống ẩm hong khô dưới ánh sáng mặt trời hoặc lâu lâu có thể mở tủ ra chĩa quạt vào cho thoáng khí.
Hạt Silicat gel có thể mua được ở rất nhiều nơi, ở Hà Nội thì có thể lên 04 Hàng Hòm hoặc Hàng Gà, Phương Mai……Các hạt chống ẩm này sẽ đổi màu khi chúng hút no nước. Quan sát màu sắc, tới khi chúng đổi màu thì lấy ra, cho vào lò vi sóng ở công suất cao tầm 15 phút để hơi nước trong hạt silicat bay bớt. Để nguội rồi lại cho vào dùng lại. Ở Phương Mai cũng có bán các loại Ẩm Kế(giá khoảng 50-60k). Độ ẩm tối ưu được khuyến cáo là từ 45-55% RH. Không nên để độ ẩm quá thấp vì trong ống kính và máy ảnh có các thành phần chuyển động. Ở các bộ phận tiếp giáp nhau đều được Neptune tài trợ =))) để có thể di chuyển nhẹ nhàng. Ở độ ẩm quá thấp, dầu sẽ bị đông đặc lại làm các bộ phận hoạt động không được trơn tru.
– Bản quyền bài viết thuộc về @Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm –
@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết
2 Comments
nói chung là ngày nào cũng vác máy đi là xong, không lo gì hết 🙂
Ôi ở mình nhiều người chỉ lo giữ máy như mới ấy em ah =)))) Chỉ có mấy ng hay đi chụp là còn ok thôi, hầu hết mọi người chụp được một thời gian đầu, hết hứng rồi bỏ xó ấy mà 😀