Dự án nhiếp ảnh này được thực hiện bởi Michael Deville khi anh ấy học khóa học Nhiếp ảnh A Level ở trường Trung Học Thomas Alleynes, ở Anh. Dự án nhiếp ảnh này khai thác chủ đề gia tăng dân số và thế giới mới trong tương lai. Michael được điểm A+ và dự án của anh ấy được xuất hiện trên tạp chí “Nhiếp ảnh Black and White” của Anh.
Dự án nhiếp ảnh của Michael là một ví dụ xuất sắc về cách tiếp cận chủ thể theo một cách độc đáo, “riêng” nhất: kết hợp các hình ảnh gần gũi để tạo nên khung cảnh viễn tượng thật ấn tượng. Trong khi các sinh viên khác còn đang than vãn về đề tài thì những người khác giống như Michael đã bắt tay vào suy nghĩ ý tưởng và biến chúng thành những điều tuyệt diệu rồi.
Chúng tôi đã rất may mắn khi có cơ hội phỏng vấn Michael về dự án của anh ấy.
Hãy nói tóm tắt cho chúng tôi về chủ đề và ý tưởng đằng sau dự án nhiếp ảnh của bạn.
Michael: “Tôi đã chọn ‘phong cảnh siêu thực’ như một phần của đề bài. Tôi lấy cảm hứng từ Jim Kazanjian, người tạo dựng phong cảnh độc lạ chỉ sử dụng những bức ảnh stock. Tôi chụp ảnh của tôi, trong và xung quanh khu phố tôi ở ở vùng Uttoxeter. Chúng được sắp xếp và điều chỉnh sao để tạo thành một hình ảnh thống nhất hợp lý.
Phần xếp layer các tòa nhà trong bố cục của Kazanjian là điểm sáng trong các tác phẩm của anh ấy; anh ấy thể hiện chúng theo một cách độc nhất mà tôi thấy cực kì ấn tượng. Dù sao thì, sau khi tham khảo các tác phẩm của anh ấy, tôi muốn áp dựng kĩ thuật tương tự nhưng cũng muốn tìm ra chất riêng của mình. Tôi nghĩ về một hệ thống tầng lớp và ý tưởng về cách mà kiến trúc có thể được dùng để phô trương sự giàu có và địa vịa. Sử dụng kĩ thuật ghép ảnh tương tự như của Kazanjian, tôi thể hiện ý tưởng về chủ đề theo một cách dễ nhìn và thể hiện đúng những gì người xem tưởng tượng. Tôi cũng đã nghĩ về vùng mà tôi sống, và muốn thể hiện cảm xúc của mình đối với mặt kinh tế, và việc nền kinh tế đã thay đổi Uttoxeter như thế nào qua hình ảnh những cửa hàng vắng tanh và cửa hàng từ thiện.
Mặc dù loại hình này được cân nhắc là siêu thực, nó cũng có những liên kết nhất định đối với sự gia tăng dân số của một đất nước. Điều này được thấy rõ nhất ở Nhật Bản, nơi mà họ phải mở rộng đất ra đại dương và dựng lên các đảo. Những hình ảnh này có thể trở thành tương lai của đất nước ta nếu dân số tiếp tục tăng. Tôi đã làm nhiều hơn những cuộc tìm hiểu về giả thiết này. Thật ra, chúng ta cũng đã thấy những kiểu xây dựng như vậy trong quá khứ, ở những nơi như France hoặc Mont Saint-Michel.
Dự án của bạn đã rất thành công trong việc mô phỏng thế giới mới trong tương lai. Bạn đã sử dụng những công cụ kỹ thuật nào để tạo ra chúng và bạn đã làm cách nào để làm ra được những tác phẩm có bố cục tuyệt vời đến vậy?
Tôi dùng máy ảnh Nikon DSLR để chụp cả lô ảnh. Qua việc sử dụng lens tháo rời (18-55mm và 70-300mm) tôi đã thu về được những bức ảnh vô cùng đa dạng, từ góc rộng cho tới những bức ảnh zoom cận cảnh.Sau khi đã chụp nhiều ảnh, tôi sử dụng Photoshop 7.0 để biến những bức ảnh mang phong cách của nghệ sĩ mà tôi hướng tới. Qua việc sử dụng nhiều layer và filter, tôi đã tạo được những bức ảnh nhìn siêu thật. George Robinson-White, thầy giáo ở trường, người cực kì hiểu biết rộng và sử dụng thành thạo Photoshop đã hướng dẫn tôi chút ít dù ở năm nhất tôi gần như đã tự học mọi thức khi học khóa GCSE ở trường. YouTube đã giúp tôi rất nhiều! Dự án này được định trước để phô diễn những kĩ thuật mà tôi có trong suốt khóa học. Nhiều bạn cùng khóa của tôi biết rất ít về Photoshop và không thể làm những điều mà tôi đã làm trong dự án vừa rồi.
Một khi bố cục đã hoàn thiện, tôi như bị thôi thúc để tạo thêm ảnh: tổng tất cả là 6 bức. Mỗi bức đều là một quá trình siêu dài và chậm, gần như 5-7h đồng hồ. Sự kiên nhẫn và cẩn thận đã tạo nên sự thành công của tôi, đáng thời gian tôi dành ra để cắt, dán ảnh ở mọi phần để tạo nên thứ gì đó thu hút ánh nhìn của người xem.
Ảnh đen trắng là những gì tôi cần để đạt được hiệu ứng tôi mong muốn. Tôi thấy rằng khi để ảnh màu, mọi thứ quá lộn xộn và nhìn không thật lắm. Dù sao, tôi cũng đã thử và giảm màu các ảnh, khiến chúng nhìn có liên kết hơn, đem mọi thứ kết hợp lại với nhau. Màu trắng đen tạo nên một cảm xúc nhất định với mọi ảnh – tạo cảm giác bí ẩn cho ảnh.
Nhiều bố cục ảnh của tôi được dựng từ đầu. Tôi không sống gần biển nên tôi phải sáng tạo những cách riêng. Tôi đã chụp ảnh giàn giáo và cột đèn để dựng các trụ và các cấu trúc khác. Tôi đã đi đến những tàn tích cũ, chẳng hạn như Tu viện Croxden, nơi tôi tìm được đá vụn và các vòm. Nhiều hình ảnh cảnh biển được chụp khi đi nghỉ hè, trong và xung quanh Whitby, North Yorkshire. Tôi đã không biết phải làm gì với cả tá hình ảnh này, tuy nhiên khi tôi nghĩ về dự án này, đây là những tài nguyên hoàn hảo để bắt đầu.
Những nhiếp ảnh gia (hoặc nghệ sĩ) nào bạn đã nghiên cứu như một phần của dự án của bạn và những điều này đã ảnh hưởng đến công việc của bạn như thế nào?
Michael: Như đã nói ở trên, Jim Kazanjian tạo ra những hình ảnh phong cảnh viễn tưởng không tồn tại trong thế giới thực. Thông qua việc sử dụng Photoshop, anh ấy sử dụng ảnh stock để dựng lên các mô hình kiến trúc siêu thực. Chúng xuất phát từ trí tưởng tượng của anh ấy và không minh họa bất kì công trình kiến trúc nào trong lịch sử – và điều này tôi thấy là những gì rất hấp dẫn.
Tôi cũng chọn Jerry Uelsmann vì tôi thích sự phức tạp trong những tác phẩm của anh ấy. Tôi bị cuốn hút bởi những bức ảnh của anh ấy không phải là thể loại mà người ta thường thấy. Anh ấy đã làm rất tuyệt trong phòng tối và với những bức ảnh ghép. Anh ấy tạo ra những cảnh quan siêu thực đáng kinh ngạc. Thông qua việc sử dụng các kỹ thuật truyền thống, anh đã chỉ ra những gì có thể đạt được trong phòng tối.
Mặc dù M.C Escher là một nghệ sĩ đồ họa nhưng tôi vẫn cảm thấy anh ta có liên quan đến đề bài đặc biệt này. Thông qua sự kết hợp giữa kiến tạo và sắp đặt các góc, Escher xây dựng nên những ảnh siêu thực không bao giờ tồn tại trong thế giới thực. Những tác phẩm của anh cực kỳ phức tạp và tạo thành một câu đố hình học cho người xem. Tôi đã áp dụng sự phức tạp này vào bộ ảnh của mình, qua nhiếp ảnh và Photoshop.
Bạn có lời khuyên nào cho các học sinh Nhiếp ảnh trung học khác muốn đạt điểm xuất sắc?
Hãy sáng tạo lên, nghĩ về cách tiếp cận sáng tạo mới. Bước ra khỏi các chủ đề sáo rỗng và tầm thường. Tôi cảm thấy nhàm chán khi nhìn thấy những cách tiếp cận tương tự trong khi chụp A Level Photography, và muốn thử điều gì đó chưa từng đạt được trước đây. Việc phấn đấu để học tập và thành công trong một môn học mà tôi rất say mê cho phép tôi đạt được điểm xuất sắc của mình.
Credits:
Bài viết gốc bởi Amiria Gale tại studentartguide.com
Dịch bởi Học viện Nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo.
Yêu cầu không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.