Công nghệ đã đem đến những lợi ích to lớn cho nhiếp ảnh trong nhiều thập kỷ nay. Và trong nhiều năm nay, bộ đôi này lại càng phát triển nhanh hơn, đặc biệt là đối với nhiếp ảnh sản phẩm (product photography). Sự tiến bộ của công nghệ, kèm theo những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, đã tạo ra những xu hướng mới trong product photography, ảnh hưởng đến cách các nhiếp ảnh gia kinh doanh hình ảnh của họ.
Mặc dù có rất nhiều trend ảnh hưởng đến thị trường ngách product photography này, nhưng chỉ có một vài trong số đó tiếp tục tồn tại, phát triển. Dưới đây là các xu hướng mà nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm cần tận dụng tối ưu trong tương lai.
DSLR đang ít phổ biến hơn
Không thể phủ nhận sức mạnh của máy ảnh DSLR biến nó trở thành một trong những xu hướng ảnh hướng nhiều nhất đến ngành công nghiệp nhiếp ảnh sản phẩm. Kể từ khi ra mắt, máy ảnh DSLR đã cải thiện được chất lượng hình ảnh so với những đời máy ảnh cũ. Lợi thế này dường như là vô tận và đang không ngừng được cải tiến trong những dòng máy mới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, máy DSLR đang bớt phổ biến hơn, nhường chỗ đứng cho smartphone. Công nghệ camera trên smartphone và các thiết bị di động khác đang ngày càng phát triển, cạnh tranh với nhiều máy ảnh DSLR cao cấp. Cùng với việc tăng tính di động và giảm bớt chi phí, nhiều nhiếp ảnh gia chụp product đã và đang chuyển sang sử dụng smartphone.
Điều này không có nghĩa là DSLR sẽ biến mất. Thay vào đó, chúng trở thành một công cụ backup giúp nhiếp ảnh gia linh hoạt hơn trong công việc.
Sự lên ngôi của thiết bị di động
Ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác. Điều này đồng nghĩa với việc các nhiếp ảnh gia phải thích nghi với cách hình ảnh được hiển thị trên thiết bị di động. Do không gian màn hình bị hạn chế, nên ảnh chụp phải “nhỏ gọn” hơn, cũng có nghĩa là ảnh dọc sẽ chiếm ưu thế hơn.
Nếu chụp ảnh bằng điện thoại thông minh thì đây không phải vấn đề, nhưng chụp bằng máy DSLR thì lại là chuyện khác, bởi công đoạn hậu kỳ cũng phức tạp hơn.
Không mất quá nhiều thời gian để đảm bảo một bức ảnh được tối ưu hoá cho thiết bị di động. Trong nhiều trường hợp thì chỉ cần một con mắt tinh tường, điều mà hầu hết các nhiếp ảnh gia đều có. Xem ảnh qua smartphone là một bước đơn giản để thực hiện điều trên.
Video được ưa chuộng hơn
Hình ảnh vẫn là phương tiện được sử dụng để quảng bá sản phẩm trong nhiều thập kỷ. Có rất nhiều xu hướng khác nhau đã thay đổi cách thức chụp ảnh, cũng như style của ảnh. Những năm gần đây, con người chứng kiến sự chuyển dịch từ hình ảnh sang video. Điều này được thúc đẩy phần lớn là do công nghệ đã cho phép tạo ra các video nhỏ gọn, giúp phân phối trên nhiều kênh truyền thông. Bên cạnh đó, có một thực tế là người tiêu dùng chú ý đến video nhiều hơn là hình ảnh tĩnh.
Do đó, nhiều thương hiệu đã và đang tận dụng lợi thế này để tiếp cận với khách hàng của họ, gây ra hiệu ứng domino đối với các nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm. Phần lớn điều này được quyết định một cách hoàn toàn tự nhiên bởi nhu cầu của client.
Vì vậy, các nhiếp ảnh gia cũng nên đầu tư thêm cho bản thân kỹ năng quay phim, áp dụng những nền tảng và kinh nghiệm chụp sản phẩm đã có.
Ảnh chưa chỉnh sửa
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tính xác thực trong những gì họ được giới thiệu. Điều này có nghĩa là họ ngày càng “né tránh” những bức ảnh bị can thiệp, chỉnh sửa quá nhiều. Vài chỉnh sửa nhẹ nhàng và được thực hiện một cách chuyên nghiệp thì có thể chấp nhận được. Còn không thì các nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm nên tránh lạm dụng quá nhiều Photoshop hay các phần mềm chỉnh sửa khác.
Song, để đảm bảo có được những shot hình ưng ý, nhiếp ảnh gia cần dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn trong chính buổi chụp. Mặc dù điều này có thể tốn kém hơn cho cả nhiếp ảnh gia và client, nhưng nó sẽ tiết kiệm thời gian và công sức về lâu dài.
Chụp ảnh 360º
Ảnh 360º ngày càng phổ biến hơn trên các nền tảng social media. Nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một xu hướng “chớp nhoáng”, nhưng thực tế thì nó đang ngày càng phổ biến và được tích hợp vào nhiều trang web thương mại điện tử lớn như amazon.
Xu hướng ảnh sản phẩm 360º mới đang ở giai đoạn sơ khai và sẽ còn tồn tại trong thời gian dài. Ngày càng nhiều thương hiệu, công ty tận dụng công nghệ và áp dụng ảnh 360º vào các chiến lược marketing của mình.
Xu hướng này ít ảnh hưởng đến các sản phẩm nhỏ, nhưng bắt đầu tác động đến cách chụp và thể hiện các đối tượng lớn như toà nhà, mặt bằng…
Tính “động” trong bức ảnh
Trước đây, có một bức ảnh sản phẩm đẹp là đủ để thu hút sự quan tâm của công chúng. Nhưng điều này đang dần thay đổi, bởi người tiêu dùng cảm thấy mệt mỏi khi nhìn thấy các bức ảnh giống nhau, đặc biệt là khi muốn phân biệt giữa các thương hiệu.
Một cách để khắc phục vấn đề này là chụp sản phẩm đang chuyển động. Không nhất thiết phải giống như video, thay vào đó nhiếp ảnh gia có thể tạo ra ảo giác về chuyển động.

Màu sắc sống động
Một xu hướng khác để tạo ra những bức ảnh sống động là sử dụng các màu sắc bổ túc và tương phản với nhận diện thương hiệu. Ở phía trên chúng ta nói với nhau rằng người tiêu dùng không thích sự chỉnh sửa quá đà, vì vậy nhiếp ảnh gia chỉ nên chỉnh sửa một chút để hoàn thiện thêm cho bức ảnh. Ngoài ra sự tương phản giữa sản phẩm và background cũng là một cách hay để nâng tầm thẩm mỹ cho bức ảnh.
Lưu trữ đám mây (Cloud storage)
Cho dù là dùng máy DSLR hay smartphone, thì các thiết bị ngày nay đang dần hướng đến tính “trực tuyến” nhiều hơn, có nghĩa là có nhiều cách khác nhau để lưu trữ và chia sẻ hình ảnh với khách hàng, chẳng hạn như cách phổ biến nhất hiện nay là lưu trữ trên cloud.
Việc này đem lại rất nhiều lợi ích, một trong số đó là tính bảo mật. Với những tiến bộ ngày nay, trong một số niche nhất định, các nhiếp ảnh gia có thể chụp ảnh bằng smartphone của họ và tải về máy tính để chỉnh sửa chỉ trong vài giây. Chỉnh sửa ảnh raw sau đó gửi cho khách hàng cũng tương tự vậy, không mất quá nhiều thời gian.
Yếu tố thiên nhiên
Như đã đề cập phía trên, việc chụp những bức ảnh sản phẩm sống động đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều này đẩy mạnh việc chụp sản phẩm gắn với bối cảnh thiên nhiên, phong cảnh.
Mặc dù phần lớn điều này bị hạn chế bởi brand guidelines, nhưng nhiều công ty đã dần cởi mở hơn với ý tưởng này, thậm chí còn khuyến khích điều đó. Tuy nhiên không có nghĩa là các nhiếp ảnh gia bằng mọi giá phải làm như vậy.
Thay vào đó, bạn chỉ cần hậu kỳ, blend background với hình của sản phẩm là được. Với sự cẩn thận và con mắt tinh tường, các nhiếp ảnh gia có thể làm nó một cách tương đối dễ dàng.
Chủ nghĩa tối giản
Xu hướng tối giản đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong nhiếp ảnh sản phẩm. Điều này không hẳn là đi ngược lại với việc tạo ra các bức ảnh đầy màu sắc và sống động. Ngược lại, nó có nghĩa là sắp xếp làm sao để tạo ra một tác phẩm minimal, có độ tương phản cao. Việc này giúp tạo ra một bức ảnh hấp dẫn, tập trung nhiều hơn vào sản phẩm và thương hiệu đó.
Credit
—
Translated from website: linchpinseo.com
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.