Một trong những phản ứng phổ biến nhất khi bạn gặp thất bại là bạn tự nhủ rằng: “nhất định lần sau mình sẽ cố gắng hơn”. Đó là một cách dễ dàng và khá phổ biến để đối phó với thất bại ở việc này hay việc khác. Tuy nhiên, chỉ đơn giản là cố gắng nhiều hơn và mong đợi một kết quả khác biệt không phải là cách hay để tiến bộ. Dưới đây là lý do tại sao nó không hiệu quả và đâu mới là cách hay để có thể vượt qua thất bại
Nếu bạn đang cố gắng thành công về mặt thương mại, bạn cần biết nhiều về tiếp thị, quảng bá và xây dựng mạng lưới. Nếu bạn đạt được tỷ lệ thành công 1% trong các chương trình quảng cáo qua email, thì bạn hãy coi đó là một thành công. Tôi không thể đạt được tỷ lệ này sau mỗi chiến dịch. Liệu đó có phải là một thất bại? – Đúng, nó là một thất bại. Vậy câu “chúng ta hãy cố gắng hơn nữa” có nghĩa là chúng ta hãy gửi nhiều email hơn tới nhiều người hơn nữa. Tuy nhiên, chỉ bằng cách tạo ra một mạng lưới rộng hơn (gửi nhiều email hơn), thì bạn vẫn khó có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Tôi đã thử nhiều rồi, và tin tưởng tôi về điều này. Nó không mang lại điều gì khác ngoài những email bị bỏ qua nhiều hơn và những câu từ chối lịch sự.
Cố gắng hơn nữa là một điều gì đó rất chung chung, hầu như chỉ nói vòng vo mà không thực sự giải quyết được vấn đề. Đơn giản đó chỉ là lặp lại những việc không giúp bạn đạt được mục tiêu ngay từ đầu, thì sẽ khó mang lại kết quả khác. Người ta nói rằng một trong những dấu hiệu của sự điên rồ là lặp đi lặp lại cùng một việc nhưng lại mong đợi một kết quả khác. Bạn có bị điên không? Chắc chắn tôi hy vọng là không.
Cố gắng quá sức
Là cách dễ dàng nhất để dẫn đến việc kiệt sức về cả thể chất và tinh thần. Nhìn chung, việc bạn cứ phải nỗ lực quá mức để tạo ra bất kỳ kết quả nào hết lần này đến lần khác là cách nhanh nhất dẫn đến mất động lực và kiệt sức. Lấy ví dụ về việc chụp ảnh phong cảnh chẳng hạn. Cố gắng hơn nữa có thể có nghĩa là phải đến một địa điểm khắc nghiệt hơn hoặc có thể sử dụng các thiết bị khác biệt và đắt tiền hơn chỉ để chụp cùng một cảnh. Mặc dù mang lại kết quả hơi khác một chút, nhưng nó sẽ không tạo ra thay đổi lớn nếu vấn đề không nằm ở công cụ mà ở cách tiếp cận.
Giả sử bạn không thể có một bố cục một một cách hợp lý, thì việc thay ống kính của bạn bằng một ống kính đắt tiền hơn là vô nghĩa. Hoặc tệ hơn nữa là bạn không thể có được một bức ảnh phơi sáng tốt trong điều kiện ánh sáng phức tạp. Có cố gắng hơn nữa không phải chỉ đơn giản là chụp thêm những bức ảnh xấu? Một lần nữa, tôi không chắc nó có hiệu quả hay không. Sau một vài lần cố gắng hết sức, bạn sẽ bỏ cuộc và chấp nhận rằng nhiếp ảnh không dành cho mình. Đó là lối suy nghĩ truyền thống áp đặt lên xã hội phương Tây bởi giấc mơ Mỹ: Làm việc chăm chỉ sẽ mang lại kết quả tuyệt vời. Tóm lại: nó mang lại kết quả trung bình, một thân xác và tinh thần kiệt quệ. Hãy cùng xem những gì thực sự hiệu quả.
Một cách tiếp cận tốt hơn.
Thay vì chỉ cố gắng lặp lại một việc nhiều lần, một cách tiếp cận tốt hơn đối với tôi là phân tích cốt lõi của vấn đề. Nếu bạn cố gắng xác định ra vấn đề lớn và sau đó thực hiện những thay đổi phù hợp, bạn có thể có được những kết quả tốt hơn. Quay lại ví dụ của tôi với các chiến dịch email, có thể những email tôi gửi không quá tệ. Nhiều khả năng là chất lượng content của tôi không đủ tốt cho đối tượng mục tiêu, đó mới là vấn đề thực sự. Nếu tôi làm ra các content chất lượng hơn, phù hợp hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu và gửi nó kèm với các email, tôi sẽ có nhiều khả năng thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Để khắc phục tỷ lệ phản hồi kém, tôi cần thay đổi những nội dung content tôi gửi đi. Hoặc thay đổi chất lượng tác phẩm hoặc thay đổi đối tượng khách hàng. Nếu bạn đang rất cần tiền, hãy thử gửi email cho những khách hàng tiềm năng ít nổi bật hơn. Nếu bạn có tiền và thời gian, hãy dành nó để tạo ra một bộ tác phẩm (portfolio) ấn tượng hơn theo một phong cách riêng biệt.
Làm việc thông minh hơn chứ không phải chăm chỉ hơn
Các nhiếp ảnh gia thành công làm việc thông minh hơn chứ không phải chăm chỉ hơn. Đối với họ, thành công có nghĩa là cải thiện được kỹ năng, thay vì chỉ đơn giản là chụp nhiều ảnh hơn hoặc mua nhiều thiết bị đắt tiền hơn. Những gì các nhiếp ảnh gia thành công làm là thực hành và phân tích thay vì chỉ lặp lại. Thật khó để giỏi hơn nếu bạn không thử các phương pháp mới. Việc học các kỹ năng như phơi sáng, ánh sáng và bố cục có thể giúp ích rất nhiều. Một điều khác giúp tôi rất nhiều là nghiên cứu tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác. Lấy ví dụ là Annie Leibovitz. Sau khi nghiên cứu tác phẩm của bà, tôi nhận ra phong cách chân dung của bà bắt nguồn từ đâu. Vì là một nhiếp ảnh gia tài liệu, nên bà luôn làm việc với mọi người và không gian xung quanh họ. Đây là lý do tại sao những bức chân dung của bà thường các đối tượng trong không gian mà họ sinh sống . Mặc dù tôi không áp dụng điều này vào công việc của mình, nhưng tôi đã đưa ra những kết luận hợp lý giúp tôi nâng cao hiểu biết về phong cách làm việc và sở thích của chính bản thân. Bằng cách làm việc thông minh hơn và phân tích hành động của mình, bạn có thể cải thiện nghiêm túc chất lượng sản phẩm của mình.
Một khía cạnh khác của việc trở thành một nhiếp ảnh gia thông minh là sẵn sàng chấp nhận rằng bạn đã thất bại và sau đó học hỏi từ những thất bại đó. Mặc dù điều này có thể gây làm nản lòng và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến động lực, nhưng nó đơn giản là một cơ hội để phát triển và tiến bộ. Điều đã được chứng minh từ lần này đến lần khác rằng chúng ta học được nhiều điều nhất từ những sai lầm của mình. Nếu bạn chỉ cố gắng hơn nữa, bạn sẽ không trở nên giỏi hơn. Thay vào đó, nếu bạn chấp nhận rằng lần trước là một thất bại, sau đó phân tích xem mình đã sai ở đâu, sau đó sửa đổi phương pháp, bạn sẽ thành công hơn rất nhiều.
Tóm lại
Trước khi kết thúc bài viết, tôi muốn nhấn mạnh rằng cách tiếp cận truyền thống chỉ đơn giản là cố gắng nhiều hơn sẽ không hiệu quả trong môi trường hiện đại. Nó đơn giản là không khả thi. Điều này dẫn đến sự thất vọng, kiệt sức và cuối cùng là bỏ cuộc. Một cách tiếp cận hiệu quả hơn để phân tích vấn đề và khắc phục các nguyên nhân cốt lõi sẽ năng suất hơn và mang lại kết quả tốt hơn rất nhiều.
Các nhiếp ảnh gia thành công liên tục thừa nhận rằng họ sai và sẵn sàng thử những cách tiếp cận và phương pháp mới trong công việc của mình. Thử nghiệm là một nửa niềm vui trong nhiếp ảnh. Thất bại không phải là dấu chấm hết, nó chỉ đơn giản là bước đệm cho thành công trong tương lai. Bạn không thể thành công mà không gặp thất bại ở một thời điểm nào đó. Hãy tránh so sánh bản thân với người khác và chỉ tập trung vào việc tốt hơn ngày hôm qua. Sự kiên trì và phương pháp thông minh cho đến nay vẫn chưa làm một người sáng tạo nào thất bại. Lùi lại một bước, thực hiện những thay đổi cần thiết và làm lại nó theo một cách khác. Khi đó, và chỉ khi đó, bạn mới có thể mong đợi một kết quả khác.