Chụp ảnh Sản Phẩm nói riêng hay bất cứ một lĩnh vực nào nếu muốn phát triển cũng cần đầu tư thời gian để học, đọc và thực hành. Tuy nhiên, các nguồn tài liệu hiện giờ quá nhiều để có thể đọc, và với nhiều người mới tới với nhiếp ảnh thì câu hỏi cũng tương tự: Phải bắt đầu từ đâu, đọc cái gì, học cái gì, học ở đâu ?. Trong entry này, Chim cố gắng chia sẻ tất cả các kinh nghiệm mình có về các câu hỏi trên. Hy vọng chúng ta có được một cái nhìn cô đọng và súc tích để bắt đầu với lĩnh vực Chụp ảnh sản phẩm.
– Các kiến thức căn bản: Đây là cái tối quan trọng với bất kì ai muốn tìm hiểu về nhiếp ảnh. Các hiểu biết căn bản về Tiêu cự (Focal Length), khẩu độ (Aperture), tốc độ màn trập (shutter speed), ISO, Cân bằng trắng (White Banlance) , bố cục 1/3….là tối quan trọng. Đọc mấy thứ này không chỉ là đọc để hiểu mà quan trọng hơn là biết cách tương tác qua lại giữa các thành phần này khi ta thay đổi 1 thành phần nào đó.
VD như khi ta đưa giá trị khẩu từ f2.8 thành f4 thì phải tăng giảm các thông số kia ra sao để bức ảnh vẫn ra được đúng sáng như ở 2.8.
Hiểu các tương tác này mới giúp chúng ta làm chủ được cái máy ảnh dù là ở chế độ chụp nào. Các kiến thức căn bản này, theo mình thì sách vở vẫn là nguồn tham khảo chuẩn nhất. Các bài viết về cơ bản chụp ảnh sản phẩm trên Internet rất nhiều, nhưng nếu với một người chưa biết thì đôi khi việc dịch và sử dụng các thuật ngữ có thể hơi khác nhau làm cho người mới tiếp cận cảm thấy khó và rắc rối. Sau khi đọc xong thì lên các diễn đàn, tìm các topic có chủ đề căn bản đọc thêm để biết được các ý kiến và cách hiểu khác của mọi người, qua đó giúp đánh giá mình hiểu đã đúng hay chưa.
– SÁCH: Đã có 1 entry viết chi tiết về vấn đề này ở đây.
– YOUTUBE: Đây là mộ trong những kênh học hiệu quả nhất (tất nhiên là bằng tiếng Anh) bởi tính trực quan và cô đọng của nó. Chim tổng kết ở đây các kênh mà Chim thấy hay và bổ ích.
Ưu điểm: Nói về hầu hết tất cả mọi thứ từ cơ bản tới trung cấp. Mỗi clip dài khoảng 5-6 phút, hướng dẫn đủ để hiểu. Người mới học có thể xem các clip trong series Photography One on One khá hay và bổ ích
Nhược điểm: Phù hợp với hầu hết mọi người mới tới với nhiếp ảnh. Không có các clip chi tiết hoặc tips tricks phức tạp.
Ưu điểm: Bác này hài hước, già rồi mà vẫn còn teen :)) Nhiều clip của bác khá hay, chi tiết và bổ ích, đặc biệt là các clip chụp “Gold watch” hay series các “Tips tricks” của bác cũng khá thú vị và hữu dụng. Bác này có rất nhiều clip hướng dẫn chỉ sử dụng đồ tự chế (DIY) nên hữu dụng với những ai không có điều kiện đầu tư cho studio nhiều.
Nhược điểm: Chất lượng clip không cao (đủ xem), ít tuttorial. Các mục thử nghiệm thiết bị thì chỉ mang tính chất overview. Mấy mục thử nghiệm máy móc (đặc biệt là Nikon) thì có thể tham khảo trang của các Kenrockwell.
Ưu điểm: Bác này cũng thuộc hàng trùm về Nhiếp ảnh sản phẩm. Các tuttorial hay, nhiều clip hướng dẫn ở mức kĩ năng cao, trình bày bài bản. Bổ ích nhất là các clip bác ý góp ý cho các ảnh sản phẩm từ các user khác của forum Photigy (forum của bác ý).
Nhược điểm: Toàn xài đồ gear đắt tiền, nếu muốn follow theo bác này thì đầu tư rất nhiều tiền. Các clip ở mức pro thì toàn phải trả tiền.
Ưu điểm: Đầu tư nhiều cho diễn xuất, vui vẻ, xem thư giãn tốt.
Nhược điểm: Style hơi điên điên, ngẫn ngẫn, hàm lượng kiến thức ít.
Với Youtube, khi chúng ta muốn thử 1 thể loại gì đó thì search cũng ra ngay, xem các clips có nhiểu lượt views thì thường sẽ là hay.
Ưu điểm: Với ảnh sản phẩm, sau khi đã làm chủ được các kĩ thuật cơ bản thì các kĩ thuật hậu kì cũng quan trọng không kém. Trang của Andrei Oprinca có rất nhiều clip hướng dẫn PS manipulation, xem các clip này để hoàn thiện các tool của PS và ứng dụng nó để tạo ra các scenes hay các thành phần phụ trợ khác, làm tấm ảnh chụp sản phẩm bớt nhàm chán.
Nhược: Hầu hết mọi thứ đều được tạo ra từ PS nên dễ bị lạm dụng vào nhiếp ảnh (cái này nên tránh).
– TIN TỨC NHIẾP ẢNH: Mục này khá là rộng và có quá nhiều thứ để đọc. Tất cả các tin hot và trendy đều được tổng hợp ở trang Alltop. Trang này khá hay, nó tổng hợp tin tức, bài viết về nhiếp ảnh từ hầu hết các nguồn có uy tín và bổ ích. Hàng ngày chỉ cần vào trang chủ, đọc các tin hot chắc cũng đủ :)). Trong các mục này có trang Photography Talk cung cấp nhiều kiến thức và bài viết khá tốt. Tất nhiên hay mức nào thì còn tùy thuộc vào sở thích của từng cá nhân.
– TRANG XEM ẢNH: Hiển nhiên các sự lựa chọn đầu bảng là:
+ 500px
Ưu điểm: Hầu hết ảnh đều có chất lượng cao hơn và được lựa chọn cẩn thận hơn(chắc cũng 1 phần người sử dụng 500px có trình độ cao hơn). Mục ảnh Popular và Editor’s choice xem rất mãn nhãn. Mục Blog có chứa nhiều bài viết rất inspiring.
Nhược: Có thể làm nản lòng nhiều người mới chơi ảnh vì nhìn xong thì nản vì ko biết bao giờ chụp được như thế :))))
+ 1x
Ưu điểm: Trang ảnh có chất lượng cao nhất trong các trang được liệt kê ở đây. Chất lượng ảnh chuyên nghiệp. Mục Tuttorial chắc là phần hay nhất vì họ hướng dẫn chụp 1 ảnh từ giai đoạn lên ý tưởng tới khi hoàn thành.
Nhược: Thường chỉ dành cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vì yêu cầu chất lượng khá cao, tất nhiên độ làm nản lòng còn cao hơn của 500px :))
Ngoài ra còn có rất nhiều các trang xem ảnh khác với từng thể loại khác nhau, cái này mỗi người sau một thời gian tìm hiểu sẽ tự chọn lọc được cho mình.
– Các trang tìm ý tưởng:
Ưu điểm: Mạng xã hội hình ảnh lớn nhất thế giới, update xu hướng hàng ngày, phong phú đa dạng
Nhược: Hơi nhiều quảng cáo của fb, ko cho lưu ảnh, ko có phiên bản iPad.
Ưu điểm: Mạng xã hội chia sẻ ảnh lớn, nhiều ý tưởng hay và lạ, nhiều hướng dẫn và minh họa chi tiết(setup) cho ảnh chụp.
Nhược: Còn mới với người Việt. Chất lượng theo mình thì hơn so với Instagram. Không có ngày tháng nên ko rõ ảnh đã outdate hay chưa.
+ Behance.net
Ưu điểm: Nơi tìm kiếm các ý tưởng cho các bức ảnh, qui tụ nhiều designers và inspirers. Là cộng đồng sáng tạo uy tín và lớn nhất thế giới
Nhược: Không chuyên sâu về nhiếp ảnh.
– CÁC KHOÁ HỌC:
Ưu điểm: Gói sub có khá nhiều tut(hơn 80 tuts)
Nhược: Phù hợp với người mới tìm hiểu và thích kĩ thuật, mặt art khá kém.
Ưu điểm: Rất nhiều các khóa học về Product, tablet top, food..photography từ các photographers nổi tiếng.
Nhược: Trình bày dài dòng, không cô đọng nhưng kiểu hỏi qua đáp lại đôi khi cũng có thể gây hứng thú. Mất Tiền.
+ PROEDU
Ưu điểm: Bài giảng chuyên nghiệp, được đầu tư kĩ lưỡng, chất lượng chuyên môn cao
Nhược: Giá cả hơi đắt đỏ so với mặt bằng chung.
Ưu điểm: Khoá học chất lượng cao, gout nhiếp ảnh dung hoà được giữa nghệ thuật và thương mại
Nhược điểm: Hiện chưa có nhược điểm nào đáng chú ý.
Học và tìm hiểu là quả một quá trình, có thể ban đầu nhìn ảnh của các bác pro chúng ta sẽ thây hơi ngao ngán nhưng cứ bắt đầu, rồi một ngày chúng ta cũng làm được như thế. Bắt đầu thôi !!!
—
Bản quyền thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo Academy
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý từ Chimkudo Academy
1 Comment
Pingback: Chụp ảnh sản phẩm - Bắt đầu từ đâu ? (Phần 3) - Lighting equipment, thế nào là đủ ? | Học chụp ảnh - Chụp ảnh sản phẩm - Chụp ảnh doanh nghiệp - ChimkudoPro