Thực ra đây là một chủ đề khá hot và được quan tâm nhiều của dân làm ảnh, đặc biệt là làm ảnh thương mại vì liên quan tới quá trình in ấn cũng như xuất bản hình ảnh ở mức chất lượng cao nhất. Trong giới làm nghề cũng có những tranh cãi về hai hệ màu này, tuy nhiên chúng ta có thể xem xét một vài đặc điểm của hai hệ màu này và rút ra các kết luận về khi nào thì nên dùng sRGB hay Adobe RGB.
sRGB và Adobe RGB là 2 không gian màu thường gặp trong quá trình làm việc với ảnh số. Nếu sRGB là không gian màu nhỏ nhất (về số lượng các màu có thể thể hiện) và được sử dụng rộng rãi nhất trên hầu hết các thiết bị hiển thị, in ấn hiện tại thì Adobe RGB là không gian màu rộng hơn. Rộng hơn có nghĩa rằng hình ảnh sẽ có nhiều màu sắc hơn, ảnh rực rỡ và chi tiết hơn.
Về cách điều chỉnh hệ màu trong máy ảnh của Canon và Nikon sẽ như ở dưới đây
Để có được hình dung rõ ràng hơn và khi nào sử dụng sRGB hay Adobe RGB, chúng ta sẽ đi qua sự khác biệt giữa 2 hệ màu này. Về thực chất, Adobe RGB có nhiều hơn 33% về màu so với sRGB. Điều đó có nghĩa rằng khi chúng ta làm việc (chụp, chỉnh sửa) nếu sử dụng hệ màu AdobeRGB sẽ cho ra những bức ảnh với màu sắc sâu và rực rỡ hơn. Tuy nhiên do giới hạn của công nghệ in ấn và hiển thị ngày nay, các màn hình phổ thông cũng chỉ có thể thể hiện được gần hết (90-99%) không gian màu của sRGB. Ngoại trừ một vài mẫu màn hình có không gian màu đạt 99% hoặc 100% hệ màu Adobe RGB nhưng giá đắt đỏ và chỉ dùng cho người làm ảnh, gaming và video chuyên nghiệp.
Bảng dưới đây từ 144hzmonitors.com cho chúng ta 1 vài lựa chọn về các màn hình đủ tốt cho các nhu cầu sửa ảnh, video từ amateur tới chuyên nghiệp:
Type | Brand | Size / Resolution | Color gamut |
Entry-level Photo Editing Monitor | ASUS PA248Q | 24″ / 1920×1200 IPS | 100% sRGB |
Budget Wide Gamut Display | ASUS PA249Q | 24″ / 1920×1200 IPS | 100% sRGB |
Gaming and Graphic Design Monitor | ASUS MG279Q | 27″ / 2560×1440 IPS | 100% sRGB |
ASUS PB278Q | 27″ / 2560×1440 PLS | 100% sRGB | |
UltraWide 1440p 10-bit IPS Monitor | LG 34UM95 | 34″ / 3440×1440 IPS | 99% sRGB |
High-end 10-bit Color Accuracy Monitor | ASUS PA279Q | 27″ / 2560×1440 AH-IPS | 99% Adobe RGB |
Samsung S32D850T | 32″ / 2560×1440 AMVA+ | 100% sRGB | |
BenQ BL3200PT | 32″ / 2560×1440 AMVA+ | 100% sRGB | |
NEC PA272W | 27″ / 2560×1440 AH-IPS | 99,3% Adobe RGB | |
Professional True 10-bit Monitors for Photography | Eizo ColorEdge CX271 | 27″ / 2560×1440 IPS | 99% Adobe RGB |
NEC MultiSync PA322UHD | 32″ / 3840×2160 IPS | 99,2% Adobe RGB | |
HP DreamColor Z27x | 27″ / 2560×1440 AH-IPS | 100% Adobe RGB |
Hầu hết các web browser hiện tại làm việc với sRGB nên nếu chúng ta upload một ảnh với hệ màu Adobe RGB thì ảnh đó sẽ được convert sang sRGB để hiển thị
Chúng ta có thể thấy rõ rằng màu với Adobe RGB sẽ lên đậm và sâu hơn so với màu của sRGB trong khi sRGB cho cảm giác hơi bợt.
Tuy nhiên, nếu bạn làm việc với in ấn và high-end commercial thì AdobeRGB là hệ màu nên sử dụng. Ngày nay, các máy in đã bắt đầu dần dần hỗ trợ không gian màu AdobeRGB (mặc dù đắt), kết quả là các bản in sẽ trở nên rực rỡ và bắt mắt hơn, độ sâu màu cao hơn…nói chung là đẹp hơn :))
Vì vậy nếu sản phẩm ảnh của chúng ta hay được sử dụng để in ấn, quảng cáo hay in catalog thì hệ màu Adobe RGB là loại nên được sử dụng, còn nếu ảnh hay dùng trên facebook, digital media…thì sRGB là lựa chọn chính xác.
Như vậy, chúng ta sẽ có một sự lựa chọn như sau:
– Xuất file từ RAW chúng ta sử dụng hệ màu Adobe RGB, các công việc tinh chỉnh, hậu kì cũng được thực hiện trên Adobe RGB.
– Xuất file hoàn thiện
+ Nếu file xuất ra in ấn: Adobe RGB
+ Nếu file xuất ra digital media, facebook, Internet: sRGB.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi qua phần Setting cho Lightroom và Photoshop để có được hệ màu mong muốn. Như rất nhiều các process về xử lý ảnh, các bức ảnh sẽ được xử lý RAW bằng Lightroom và sau đó export qua Photoshop để tinh chỉnh. Với Lightroom, chúng ta set color space ở mục: Edit>>Preferences>>External Editing
Sau khi tinh chỉnh xong trong Photoshop, chúng ta sẽ xuất file theo các color space tương ứng với các mục đích sử dụng. Trong Photoshop, chúng ta sẽ convert profile thông qua: Edit>>Convert To Profile
Như vậy thông qua bài viết này, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của color space trong quá trình sáng tạo của nhiếp ảnh gia, đặc biệt khi ảnh được sử dụng với mục đích thương mại như in ấn. Hy vọng chúng ta sẽ có được những setting tốt để chất lượng công việc được nâng cao.
Credit
——————————–
– Bản quyền bài viết thuộc về @ChimkudoPro – Exposure yourself through the lens
@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết
1 Comment
Pingback: Làm chủ màu sắc - Sức mạnh tâm lý và quá trình tiến hoá của màu xanh dương | Học chụp ảnh - Chụp ảnh sản phẩm - Chụp ảnh doanh nghiệp - ChimkudoPro