Tiêu cự của ống kính tele có xu hướng gom chặt các thành phần của bức ảnh, kéo chúng lại gần hơn khoảng cách giữa chúng trong thực tế thì lens góc rộng lại có xu hướng ngược lại, nghĩa là nó nới rộng khoảng cách giữa các thành phần của bức ảnh. Ngoài ra, crop ảnh cũng mang lại những hiệu quả bất ngờ trong khâu hậu kỳ.
Nếu các lens là nét một cách tuyệt đối và film không có grain, hoặc giả sensor của máy ảnh số với vô hạn Megapixel, chúng ta có thể dùng 1 lens góc rộng và tiến hành crop ảnh sau đó. Tuy nhiên đời ko như là mơ, vì vậy việc sử dụng lens ở các tiêu cự khác nhau với cùng 1 bối cảnh sẽ cho ra các hiệu ứng khác nhau.
Hơn nữa, tiêu cự của ống kính tele dài hơn, chúng ta có thể dễ dàng đưa phần background vào vùng out focus, nói cách khác khi background quá rối với nhiều thành phần, hãy sử dụng lens tele để tách đối tượng ra khỏi background. Cũng chính vì lẽ đó mà khi sử dụng lens tele thường mang lại cảm giác chúng ta đang đứng từ xa và nhìn vào sự vật. Điều này hoàn toàn trái ngược với lens góc rộng vốn có tiêu cự của ống kính ngắn, loại lens mà kéo người xem vào bối cảnh của khung hình.
Như bức ảnh này, chúng ta thấy được rõ hơn hiệu ứng tiêu cự của ống kính khác nhau như thế nào. Củ hành ở hậu cảnh ở lens 35mm so với ở lens 100mm thì nhỏ hơn nhiều. Điều đó cho thấy ở ảnh 35mm, củ hành ở đằng sau bị đẩy ra xa hơn(xa hơn thì sẽ nhỏ hơn).
Chúng ta hay cố gắng lấy được 1 ảnh với bố cục hoàn chỉnh nhưng sau lúc hậu kỳ, nhiều khi chúng ta nhận ra nó ko phải lúc nào hoàn hảo. Vì vậy cropping là một phần không thể thiếu trong khâu hậu kỳ. Vì thế đừng ngại ngần, hãy crop theo các các khác nhau và xem bức ảnh biến đổi như thế nào.
Như vậy thì nên crop ảnh nên theo tỉ lệ nào ? Hãy nhớ rằng Chúa không tạo ra thế giới theo khổ film 35mm, khổ 2.5 hay 4/5, thậm chí là vuông, vì vậy hãy tự do crop theo ý của mình. Nói cách khác, việc crop 1 bức hình cũng được coi như là một bước sáng tác lại bức hình đó để đem lại cảm nhận chân thực cho người xem. Qua việc crop ảnh, bạn sẽ dần học được những qui tắc và thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố và sự tương tác gữa các thành phần trong 1 bức hình.
Một số nhiếp ảnh gia cảm thấy khó khăn khi họ đứng trước 1 cảnh đẹp nhưng lại có một vài nhân tố nhỏ gây xao nhãng tấm hình nằm ở các rìa của bức ảnh. Chúng ta có thể tiến gần lại 1 chút nhưng có thể sẽ làm mất đi ý đồ cũng như bố cục đang có trong đầu. Như vậy giải pháp là hãy compose full frame ở vị trí đẹp nhất và crop lại sau này hơn là đắn đo lựa chọn gữa việc loại bỏ các yếu tố làm ảnh hưởng tới bố cục hay giữ được bố cục mong muốn vì thường chúng ta không có đủ thời gian để nghĩ về nó lâu đến thế.
—
Bản quyền bài viết thuộc về Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo
Không thích dẫn toàn bộ hoặc một phần khi chưa được sự đồng ý.