Một dự án nhiếp ảnh bao giờ cũng bắt đầu với quá trình làm việc với khách hàng để thu thập thông tin cụ thể cho dự án để từ đó xây dựng concept ảnh và kiểm soát sản xuất. Vì vậy, chúng ta cần phải trả lời rất nhiều câu hỏi như: Đâu là khởi nguồn để xây dựng ý tưởng cho những bức ảnh thương mại nói chung hay chụp ảnh sản phẩm nói riêng? Đâu là hình ảnh mà doanh nghiệp thực sự cần và phù hợp với chiến lược kinh doanh ? Trong bài viết sau đây, Chimkudo sẽ chia sẻ cách để chúng tôi và khách hàng cùng nhau trả lời câu hỏi những trên một cách dễ dàng hơn.
Trước mỗi dự án, sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, Chimkudo và khách hàng của mình sẽ cùng thực hiện một “bản định hình phong cách” để tìm hiểu và trả lời toàn bộ các câu hỏi cần thiết để 2 bên hiểu về ý tưởng cũng như cách thức làm việc, yêu cầu với sản phẩm. Quá trình này làm càng kĩ càng, càng chi tiết thì càng tránh được những sai sót, rủi ro không đáng có trong quá trình làm việc, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ vừa vặn với những gì khách hàng mong muốn.
1. Định vị hình ảnh của doanh nghiệp (Văn hóa doanh nghiệp, triết lý kinh doanh…)
Đây là điều mà hầu hết foto không quan tâm tới trong quá trình khai thác thông tin để xây dựng concept ảnh.
Mỗi một công ty có 1 triết lý doanh nghiệp, một văn hoá và định vị hình ảnh rất riêng. Bức ảnh của công ty A phải truyền tải văn hóa doanh nghiệp & triết lý kinh doanh của doanh nghiệp A chứ không thể là của doanh nghiệp B được. VD: Hình ảnh phục vụ cho quảng cáo của Coca sẽ mang tính truyền thống, cổ điển chứ không trẻ trung, năng động như Pepsi.
Cùng với 2 yếu tố trên thì tất cả những nội dung về logo, màu sắc chủ đạo hay quy tắc ứng xử với khách hàng của doanh nghiệp cũng là cơ sở lựa chọn hình ảnh truyền tải. Vì vậy trong quá trình lên concept ảnh cho các phiên chụp, chúng ta phải kết hợp được những yếu tố này để làm nổi bật lên phong cách của thương hiệu cũng như triết lý kinh doanh của khách hàng chúng ta.
Phía trên là hình ảnh quảng cáo của Maritime Bank. Với triết lý kinh doanh “Vì bạn là cảm hứng”, đội ngũ sáng tạo đã lựa chọn hình ảnh chủ đạo trong các ấn phẩm là đội ngũ Martime Bank được truyền cảm hứng và đang nỗ lực nâng đỡ cho ước mơ của khách hàng.
3. Các đặc điểm nổi trội (USP) của sản phẩm
Bất cứ sản phẩm nào khi ra mắt cũng đều cần phải có các đặc điểm nổi trội (Unique Selling Point) để dựa vào đó marketing tới khách hàng và tạo ra sự khác biệt với đối thủ. Vì vậy, việc nắm được các tiêu chí này sẽ giúp quá trình lên concept được hiệu quả tối đa, giải quyết được nhu cầu của khách hàng và truyển tải chính xác những gì sản phẩm hướng tới với người tiêu dùng.
4. Vật liệu, đặc tính vật lý của sản phẩm
Mỗi loại chất liệu lại có một cách thức chụp, bố trí ánh sáng khác nhau để đảm bảo được màu sắc, chi tiết. Chính vì vậy, nhiếp ảnh gia cần có thông tin chi tiết về sản phẩm bao gồm công dụng, tính năng, thành phần…..Những yếu tố này sẽ được dùng trong việc trang trí, minh hoạ cũng như hô trợ nội dung cho các shot hình để làm nổi bật công dụng và thành phần của sản phẩm.
Hơn nữa trong chụp ảnh sản phẩm, các loại chất liệu khác nhau sẽ có độ khó khác nhau khi chụp dẫn tới thời gian sản xuất sẽ lâu hay chóng, ảnh hưởng tới chi phí. Ví dụ đối với các sản phẩm có độ bóng cao như trang sức, inox, nhựa bóng…sẽ cần trình độ xử lý ánh sáng, chất liệu cao hơn, thời gian sản xuất sẽ kéo dài hơn. Cũng như vậy, với các sản phẩm có kích thước lớn(ghế massage, tủ lạnh…) thì sẽ phức tạp hơn các sản phẩm nhỏ. Vì vậy hiểu về sản phẩm sẽ giúp quá trình xây dựng concept ảnh trở nên khả thi hơn, tránh được việc đề ra những concept phức tạp, vượt quá budget dự kiến.
5. Khách hàng mục tiêu (đại trà, trung cấp, cao cấp; độ tuổi; vị trí địa lý…)
Mỗi dòng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ hướng tới một đối tượng khách hàng cụ thể. Chính vì vậy, các thức thể hiện concept ảnh của những sản phẩm này cũng sẽ khác nhau.
VD với một công ty sản xuất mỹ phẩm thì hình ảnh dùng để giới thiệu sản phẩm hướng tới khách hàng trung niên sẽ khác với khách hàng là đối tượng văn phòng
Một trung tâm Yoga cho đối tượng phổ thông sẽ có hình ảnh hoàn toàn khác biệt với một cơ sở Yoga chỉ dành cho đối tượng cao cấp. Đối tượng thực sự giàu sẽ cần sự tinh tế chứ không phải màu mè, nhiều chi tiết.
6. Mục đích sử dụng (Poster, banner, catalog…)
Hình ảnh sau mỗi dự án chụp sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: Billboards, poster, brochure…Các mục đích sử dụng khác nhau sẽ kéo theo việc bố cục và chụp khác nhau. Chúng ta ko thể chụp một kiểu ảnh vừa dùng làm banner đẹp vừa dùng là standee đẹp được. Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu thiết kế bức ảnh chụp ra có thể sẽ cần có khoảng trống để đặt chữ hoặc có thể crop thành nhiều khổ khác nhau.
Một bức ảnh phục vụ thương mại sẽ không chỉ cần đẹp về thẩm mỹ mà còn phải phù hợp với yêu cầu sử dụng. Vì vậy , nếu nắm được nhu cầu cụ thể về sử dụng thì chúng ta có thể chủ động trong quá trình chụp để tránh những phiền phức không đáng có khi giao ảnh vì suy nghĩ của khách hàng luôn là : “Chụp một ảnh thì dùng kiểu gì, ở đâu cũng được”.
7. Định hình phong cách mà khách hàng hướng tới
Cái khách hàng nói ra nhiều khi không thực sự đúng với cái khách hàng đang tưởng tượng
Khách hàng bao giờ cũng đã có những thứ họ yêu thích và hướng tới. Điều quan trọng ở đây là chúng ta cần phải phân tích và đặt câu hỏi gợi mở để khách hàng thực sự nói ra cái mà họ muốn. Nếu đã làm trong ngành agency, bạn sẽ hiểu rằng Cái khách hàng nói ra nhiều khi không thực sự đúng với cái khách hàng đang tưởng tượng. Nhiệm vụ của bạn là đặt câu hỏi đúng để khai thác tối đa thông tin.
Dự án cosmetic này, client muốn styling theo kiểu Bắc Âu, tối giản. Khi team đặt chiếc đĩa marble vào, client bảo không thích vì nó là đồ Á Đông, trong khi lịch sử Á Đông chưa bao giờ dùng các đồ từ đá marbe làm vật dụng ăn uống, trang trí. Như vậy, cái Á Đông của khách hàng nó sẽ là một cái Á Đông khác so với cái Á Đông của người làm nghề.
8. Ý tưởng sơ khai mà khách hàng mong muốn
Ý tưởng sơ khai là những gì chung chung nhất mà qua đó khách hàng muốn thể hiện và trả lời được bài toán họ đang đặt ra. Nó là điều cơ bản để làm đầu vào cho quá trinh xây dựng concept ảnh phù hợp. Việc tham khảo các chiến dịch tương tự cũng như các hình ảnh mà khách hàng “thích” là cơ sở để tạo ra một concept ảnh làm hài lòng những khách hang khó tính nhất. Việc tham khảo không có gì sai nhưng đạo nguyên ý tưởng thì rất sai.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tham khảo mẫu và làm theo thì agency thực sự chưa mang lại nhiều khác biệt. Một agency tốt là một agency có thể tư vấn và điều hướng được khách hàng theo những hướng họ chưa từng nghĩ tới, đồng thời vẫn thoả mãn được những yêu cầu về hình ảnh vốn có.
9. Số lượng hình ảnh yêu cầu cùng deadline dự kiến
Số lượng hình ảnh yêu cầu là cơ sở quan trọng để tính ra báo giá và ước lượng được tổng thời gian cần để thực hiện bộ hình. Tùy vào ngân sách của clients mà chúng ta sẽ đề xuất các phương án khác nhau. Ví dụ cùng là 50 ảnh concept nhưng 50 layout khác nhau sẽ khác với 5 layout và mỗi layout 10 ảnh, các ảnh chỉ thay sản phẩm vào.
Ngoài ra, deadline là cần thiết để tính toán mức độ gấp của dự án, từ đó cũng ảnh hưởng tới chi phí khi thực hiện dự án.
Thông qua những tiêu chí trên, Chimkudo hy vọng các bạn đã có cơ sở để trả lời những câu hỏi chúng ta đặt ra từ đầu về xây dựng concept ảnh. Hãy luôn luôn dành thời gian phân tích và nắm rõ sản phẩm chúng ta cần chụp, những điều quan trọng mà bạn cần phải thể hiện trong bức hình – điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều những tấm hình đẹp và hiệu quả. Quan trọng hơn, chúng ta sẽ sản xuất ra chính xác những thứ mà khách hàng yêu cầu, tránh được việc ảnh bị trả lại sau khi bàn giao, ảnh hưởng tới uy tín cũng như lãng phí thời gian tiền bạc của cả hai phía.
Chúc các bạn thành công !
—
Bản quyền bài viết thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng Cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được phép.