Khi tìm cho mình một chiếc máy ảnh, mọi người quan tâm nhiều đến độ phân giải của máy ảnh đầu tiên. Một số người nghĩ rằng máy ảnh chụp ảnh đẹp hơn nếu độ phân giải của máy ảnh cao. Cái mà chúng ta ít khi để ý là đáng lẽ một chiếc ống kính tốt và phù hợp mới có thể giúp thay đổi chất lượng của ảnh. Trong bài viết này, Chimkudo tổng hợp một số lưu ý trước khi mua ống kính máy ảnh mà bạn nên biết.
Ống kính giúp đưa hình ảnh đi vào cảm biến, và nếu ống kính không ghi lại được hình ảnh một cách rõ nét, bức ảnh trông mờ hoặc haze thì bất kể độ phân giải của cảm biến có cao đến mấy cũng chả có ý nghĩa gì.
Những loại ống kính kit đi kèm khi mua một số dòng máy hiện tại cũng đã đủ tốt để dùng với nhu cầu phổ thông, điển hình như ống KIT Fuji 18-55. Tuy nhiên, nếu muốn đi sâu hơn về nhiếp ảnh, bạn nên tìm những chiếc ống kính phù hợp từng mục đích chụp ảnh khác nhau.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Đâu là chiếc ống kính bạn thật sự cần?
1: Thông số căn bản
Để phân biệt giữa ống kính tốt và ống kính kém chất lượng hơn, bạn cần biết cơ chế hoạt động của các loại ống kính. Đây là một số thông số cơ bản:
– Tiêu cự là khoảng cách từ ống kính tới cảm biến nơi mà hình ảnh được ghi lại. Thông tin về tiêu cự được ghi trên thân ống kính, có đơn vị là mi-li-mét (35mm, 50mm, 18-55mm)
– Khẩu độ là mức độ mở của ống kính để ánh sáng đi vào. Khẩu độ càng mở lớn, ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh càng nhiều. Tỉ lệ tiêu cực (F-stop) muốn nói đến các thông số của khẩu độ. F-stop càng lớn (ví dụ f/11, f/16 hay f/22) thì lượng ánh sáng đi vào càng ít, trong khi F-stops nhỏ (khẩu mở lớn ở f/1.4, f/1.8 hay f/2) thì lượng ánh sáng đi vào nhiều hơn.
– Độ sâu trường ảnh (Depth of Field) là khoảng mà chủ thể hiện ra rõ nét. Khẩu mở càng lớn như ở f/1.8 thì độ sâu trường ảnh sẽ nông, có nghĩa là có thể tách chủ thể ra khỏi phần tiền cảnh và hậu cảnh. Khi mức khẩu mở nhỏ, độ sâu trường ảnh sẽ sâu hơn và càng có nhiều thứ trong ảnh trở nên nét hơn.
– Khẩu mở tối đa là khi khẩu độ mở ra hết cỡ. Nếu một chiếc ống kính có khẩu độ tối đa là f/1.2 hay f/1.4, chúng ta gọi đó là fast lens. vì ánh sáng đi vào nhiều, cho phép thời gian phơi sáng sẽ rút ngắn lại.
– Ngàm(mount) ống kính là bộ phận của ống kính được gắn vào máy ảnh. Các công ty máy ảnh thường cho ra đa dạng các loại ngàm cho các loại máy ảnh khác nhau. Không phải ống kính nào cũng tương thích được với tất cả các loại máy ảnh.
– Định dạng cảm biến máy ảnh là kích thước của cảm biến máy ảnh. Có rất nhiều dạng cảm biến trên thị trường, nhưng chủ yếu là ba loại chính:
-
- Full-frame có kích thước cảm biến thường ở 35mm và dành cho những người dùng máy ảnh chuyên nghiệp.
- APS-C: sẽ nhỏ hơn một chút và thường được nhiều người dùng máy ảnh DSLR l(máy ảnh số) ựa chọn.
- M4/3 có kích thước theo tỉ lệ của full-frame và APS-C và thường được dùng trong các loại máy ảnh nhỏ hơn.
#2: Hệ số crop
Ống kính ở những chiếc máy ảnh full-frame cũng có thể sử dụng ở cảm biến của máy ảnh crop (miễn là có ngàm tương thích). Tuy nhiên, do sự khác nhau trong kích thước cảm biến, độ tương thích về tiêu cự cũng có thể thay đổi. Hệ số cúp nhỏ (crop factor) là tỷ lệ trong kích thước của cảm biến crop so với cảm biến full-frame 35mm.
Để tìm ra hệ số này, nhân tiêu cự thật của ống kính với 1.5 nếu là máy ảnh Nikon hoặc 1.6 với Canon (hai hãng sản xuất máy ảnh được coi là phổ biến nhất hiện nay) để tìm ra tiêu cự phù hợp với loại cảm biến của máy ảnh APS-C (cảm biến nút nhỏ). Ví dụ, một chiếc ống kính full-frame 50mm được gắn với máy ảnh cảm biến nút nhỏ (APS-C), tiêu cự tương thích sẽ dao động ở 75mm đến 80mm.
Với những kích thước cảm biến khác, bạn có thể dùng cách tính hệ số crop để tính hệ số này một cách chính xác. Hãy nhớ rằng tính hệ số crop không quan trọng nếu bạn sử dụng ống kính APS-C hoặc các dòng máy ảnh crop khác; một ống kính APS-C 50mm có tiêu cự giống với khi sử dụng trên máy ảnh APS-C. Hệ số crop chỉ cần biết rõ khi ống kính full-frame dùng trên máy ảnh crop.
#3: Khác nhau giữa ống kính cố định và ống kính zoom
Có hai loại ống kính chính cho các dòng máy ảnh: ống kính cố định và ống kính zoom. Cả hai loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, và chúng ta cần cân nhắc những ưu tiên về nhu cầu để lựa chọn ống kính phù hợp.
Ống kính zoom thường sẽ đi kèm khi mua đa số các loại máy ảnh hiện nay. Loại ống kính này sẽ có nhiều tiêu cự (ống kính kit thường có tiêu cự 18 – 55mm, có nghĩa là bạn có thể chụp ảnh từ rất gần cho đến rất xa. Nhiều người thích dùng loại ống kính này vì nó có thể dùng đa dạng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, chất lượng ảnh cho ra sẽ không thể bằng với khi chụp với ống kính cố định.
Ống kính fix có tiêu cự cố định (24mm, 35mm, 50mm, v.v) nghĩa là loại ống kính này không thể zoom vào. Dùng ống kính cố định đòi hỏi người chụp phải làm nhiều hơn, nhưng chất lượng của những bức ảnh tạo ra sẽ hơn hẳn khi dùng ống kính zoom. Đồng thời, ống kính cố định có phổ khẩu độ rộng hơn so với ống kính zoom, hỗ trợ chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn.
Chi tiết hơn về fix và zoom các bạn đọc tại đây.
#4: Các loại ống kính khác nhau
a. Ống kính siêu rộng
Ống kính siêu rộng có tiêu cự ngắn hơn chiều cao của cảm biến máy ảnh. Với một cảm biến full-frame (35mm x 24mm), bất cứ ống kính nào có tiêu cự ngắn hơn 24mm thì sẽ được coi là ống kính siêu rộng. Trong khi đó, với những máy ảnh có cảm biến APS-C, ống kính ngắn hơn 15mm được coi là siêu rộng. Tiêu cự tiêu chuẩn ở các ống kính siêu rộng có thể là 21, 20, 18 và 14mm.
Tiêu cự ngắn của ống kính siêu rộng sẽ cho ra một bức ảnh có góc rộng hơn, phù hợp với việc chụp cận cảnh và toàn cảnh. Có hai loại ống kính siêu rộng: curvilinear lens và ống kính quang học thẳng. Mặc dù cả hai đều là ống kính góc rộng, ống kính curvilinear làm méo hình, trong khi đó ống kính quang học thẳng sẽ giữ nguyên các tỉ lệ của bức ảnh như trong thực tế.
Nhu cầu thường thấy của ống kính siêu rộng bao gồm chụp ảnh phong cảnh bởi vì nó tạo ra góc nhìn rộng; chụp ảnh kiến trúc không chỉ bởi vì sự bao quát hình ảnh mà còn vì nó rất hiệu quả để chụp ảnh trong không gian nhỏ và những kiến trúc rộng; và còn chụp ảnh thể thao vì loại ống kính này giúp bắt được những khoảng khắc rất cận vào vận động viên khi họ ghi bàn.
b. Ống kính góc rộng
Cũng giống như ống kính siêu rộng, ống kính góc rộng cũng có tiêu cự ngắn hơn cảm biến máy ảnh. Sự khác nhau chủ yếu là nó sẽ lấy được ít cảnh hơn so với ống kính siêu rộng. Tiêu cự thông thường cho ống kính góc rộng là 35, 28 và 24mm.
Góc nhìn rộng của ống kính sẽ giúp tạo ra những shot chụp rộng hơn cho những nơi có không gian hẹp mà các loại ống kính thông thường không thể ghi lại toàn bộ hình ảnh. Đồng thời, loại ống kính này cũng không khiến hình ảnh bị méo như các ống kính góc siêu rộng.
Với những mục đích sử dụng thông thường với ống kính góc rộng sẽ là để chụp phong cảnh và chụp kiến trúc.
c. Ống kính tiêu chuẩn
Trước khi các loại ống kính zoom trở nên phổ biến, đa phần các máy ảnh đều chỉ dùng những loại ống kính tiêu chuẩn. Ống kính tiêu chuẩn là những ống kính cố định vì nó sẽ có tiêu cự cố định. Tiêu cực phổ biến của ống kính full-frame bao gồm 40mm, 50mm và 58mm. Với máy ảnh APS-C sẽ là 28mm và 30mm.
Một ống kính tiêu chuẩn sẽ cho ra hình ảnh tương thích giống với những gì mắt người nhìn thấy, vì thế loại ống kính này được sử dụng rộng rãi. Và bởi vì đây là ống kính cố định, nó sẽ cho ra hình ảnh có chất lượng tốt hơn so với ống kính zoom.
Đây là ống kính tốt nhất với những người dùng phổ thông vì sự đa di năng cũng như chất lượng hình ảnh mà nó mang lại. Một số những mục đích sử dụng đặc trưng cho loại ống kính này có như chụp ảnh đường phố, ảnh phóng sự vì nó có độ chính xác tương đương như người nhìn thấy; ảnh du lịch vì sự tự nhiên nếu cần chụp phong cảnh; và ảnh chân dung vì sẽ không làm méo khuôn mặt và cơ thể của mẫu.
d. Ống kính tele
Ống kính tele được dùng để phóng đại cảnh khi ở quá xa. Với một chiếc máy ảnh full-frame, ống kính có tiêu cự giữa 67mm và 206mm là ống kính tele tầm trung, dùng để phóng đại chủ thể ở không quá xa. Mặt khác, ống kính có tiêu cự 300mm hoặc hơn sẽ là super tele, dùng để chụp những vật ở những khoảng cách khá xa. Với máy ảnh APS-C, hệ số crop với ống kính tele ở tầm trung từ 84.3mm, và 300mm với ống kính super tele. Nhiều loại ống kính zoom có khả năng zoom từ trung đến super tele. Tuỳ vào nhà sản xuất, một số loại ống kính zoom có khả năng zoom từ 18mm đến 140mm hoặc thậm chí 300mm (super tele)
Thay vì mua ống kính tele của máy APS-C, nhiều nhiếp ảnh gia thích dùng ống kính từ máy ảnh full-frame trên máy ảnh APS-C để tăng khả năng phóng đại. Cảm biến nhỏ của máy APS-C, bất cứ ống kính full-frame nào trên máy ảnh APS-C cũng khuếch đại/phóng đại hình ảnh tuỳ vào hệ số crop.
Một số mục đích chủ yếu cho loại ống kính này là chụp thể thao, ảnh du lịch và ảnh thiên nhiên hoang dã (chụp các loài động vật), khi mà các nhiếp ảnh gia không thể đến gần chủ thể.
e. Ống kính macro
Ống kính macro là loại ống kính đặc thù để chụp những sự vật nhỏ ở khoảng cách rất gần. Ngoài ống kính macro thông thường, có những đạo cụ đi kèm như tubes, bellows, and reversed lenses có thể được kết nối/liên kết với ống kính thông thường để tạo thành những bức ảnh chụp macro. Tiêu cự của loại ống kính này rơi vào khoảng 28mm đến 200mm.
Ảnh chụp những vật siêu nhỏ thường bị nhầm lẫn với hiển vi nhiếp ảnh (photomicrography) – chụp ảnh những vật siêu nhỏ với kính hiển vi. Cần luyện tập chụp ảnh macro với những đồ vật nhỏ nhưng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chứ không phải phải cần đến kính hiển vi.
Ống kính macro thường được dùng để chụp ảnh thiên nhiên vì nó có thể bắt được khoảnh khắc của những loài động vật và côn trùng rất nhỏ ở cự li gần.
#5: Loại ống kính bạn cần là?
Bây giờ bạn sẽ thấy rằng tất cả các loại ống kính bạn đều có thể sử dụng, nhưng câu hỏi đặt ra là: Đâu mới là loại ống kính bạn thật sự càn?
Điều này còn phụ thuộc vào việc bạn muốn theo đuổi phong cách và kiểu nhiếp ảnh nào. Đa phần sẽ là ống kính góc rộng, ống kính phổ thông hay ống kính zoom. Ba loại ống kính này có thể đáp ứng được đa phần các trường hợp từ chụp siêu cận đến chụp vật ở rất xa.
Có rất nhiều cách cách để có thể tìm ra được loại ống kính phù hợp, và mỗi người sẽ có những quan điểm đâu mới là những yếu tố quan trọng họ cần cho một chiếc ống kính. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể tìm được cho mình chiếc ống kính có độ phổ tiêu cự đủ rộng mà không có quá nhiều sự khác biệt. Ví dụ, bạn có thể mua ống góc rộng 17mm đến 50mm đối với ống kính zoom, 50mm với ống kính tiêu chuẩn, và từ 55mm – 300mm với ống kính zoom tele.
Ngoài ra, bạn không cần phải mua ống kính góc rộng mà thay vào đó là một ống kính zoom 18 300mm. Nhưng cần lưu ý rằng tiêu cự ống kính zoom sẽ khác nhau tuỳ vào mỗi nhà sản xuất. Ví dụ ống Tamron là 18mm – 400mm, Canon từ 18mm đến 200mm, trong khi đó Nikon và Sigma đều ở khoảng 18mm – 300mm.
Có thể chọn mua cả ba loại ống kính, hoặc nếu phải chọn một loại ống kính duy nhất của, tôi sẽ khuyên bạn chọn ống kính tiêu chuẩn. Ống kính kit sẽ là loại zoom nên chắc chắn bạn đã nắm được về cách sử dụng. Vì thế mua ống kính tiêu chuẩn sẽ khiến bạn bất tiện và vất vả hơn khi chụp ảnh, nhưng chính vì thế sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào sự tiện lợi của ống zoom. Ống kính tiêu chuẩn không khó sử dụng chút nào, và ảnh của bạn trông cũng sẽ “dừ” hơn.
—
Bài viết gốc từ Canva
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo
Không copy khi chưa được sự đồng ý