Dino Kuznik là một nhiếp ảnh gia bậc thầy về mảng chân dung sáng tạo. Những tác phẩm tiêu biểu của anh có thể kể đến bộ ảnh Tyler The Creator và Jay Versace trong các phối cảnh độc đáo, ở nơi sa mạc hoặc rừng hoa rực rỡ. Trong bài viết này, Dino chia sẻ 06 ý tưởng chụp ảnh chân dung “sống ảo” tại nhà mà vẫn cho ra những bức hình sang xịn mịn.
—
Năm 2020 là một năm khó khăn. Khi New York rơi vào giãn cách và thế giới vật lộn với vô vàn thử thách mỗi ngày, tôi cần bận rộn hơn để bản thân không chìm trong sự tiêu cực.
Và thế là tôi bắt đầu thử nghiệm chụp ảnh chân dung với bạn gái – người “cộng sự” đang cùng cách ly của mình. Cái khó là đạo cụ của chúng tôi chỉ có vài món đồ ở nhà. Đồ chơi laser của mèo, một chiếc gương IKEA nhỏ, căn bếp đầy dầu mỡ và vài thứ linh tinh khác.
1. SỬ DỤNG GƯƠNG
Có nhiều cách sáng tạo với gương trong nhiếp ảnh, nhưng đối với mảng chân dung, tôi thích dùng gương để tạo hình ảnh phản chiếu của mẫu. Bất kỳ mặt phẳng có tính phản chiếu nào cũng đều dùng được, không chỉ mỗi gương. Bạn thậm chí có thể dùng màn hình điện thoại, chỉ cần đặt dưới ống kính sao cho hình ảnh phản chiếu của mẫu hiện lên. Trong ví dụ dưới đây, tôi dùng gương IKEA làm mặt phẳng phản chiếu di động. Cách chụp ảnh này không chỉ tạo ra hiệu ứng đặc sắc, mà còn giúp che đi các thành phần không mong muốn xuất hiện trong ảnh, nhất là khi bạn chụp ở không gian hẹp hoặc ở nhà.
Dùng gương để tạo hình ảnh phản chiếu của mẫu. Bạn có thể thay thế gương bằng bất kỳ mặt phẳng nào có tính phản chiếu. Dùng ngay chính màn hình điện thoại, đặt dưới ống kính sao cho hình ảnh phản chiếu của mẫu hiện lên. Ảnh minh hoạ sử dụng gương để tạo ra một hiệu ứng đặc sắc và che đi những yếu tố không mong muốn trong khung hình.
2. BÔI VASELINE LÊN ỐNG KÍNH
Bôi chất nhờn lên filter ống kính Kỹ thuật này giúp làm mượt ảnh và tạo hiệu ứng mờ ảo, nhất là khi chụp ngược sáng. Tôi phát hiện ra cách này vài năm trước khi dùng iPhone chụp ảnh. Sau khi ăn xong, tay tôi dính đầy dầu mỡ, và đã làm dây lên camera điện thoại.
Tương tự, tôi bắt đầu bôi chất nhờn lên các filter ống kính cũ – có thể dùng son dưỡng, bơ, bất kỳ chất nhờn nào. Nếu không có, hãy dí ống kính lên trán. Rất kỳ cục, tôi biết, nhưng nó hiệu quả một cách bất ngờ. Trong ví dụ của tôi, có thể thấy phần mờ ảo rõ đến thế nào.
Thử bôi chất nhờn theo nhiều kiểu và lượng khác nhau để tạo nhiều loại hiệu ứng (bôi theo đường zigzag, đường thẳng, chấm nhỏ, một vạch ngang qua filter, v.v…) Và hãy nhớ làm sạch filter sau khi chụp xong.
Tôi mới phát hiện ra tấm nhựa Acrylic dạ quang từng dùng để chụp tĩnh vật có thể tạo ra vài hiệu ứng rất hay. Không những tạo ra được các ảnh có hiệu ứng gần như phơi sáng kép,, mà phần ngũ sắc của tấm dạ quang còn làm thay đổi các màu, cho ra kết quả vô cùng “ảo”.
Bất kỳ thứ gì có thể tạo ra hoặc thay đổi màu sắc ánh sáng đều dùng được theo cách tương tự. Bạn sẽ thấy nhiều hiệu ứng khác nhau trong các ví dụ dưới đây. Text: Tấm nhựa Acrylic dạ quang được dùng để tạo ra hiệu ứng phơi sáng kép. Phần ngũ sắc của tấm dạ quang có thể làm thay đổi màu để tạo ra thành quả vô cùng “ảo”.
Đa số các hãng sản xuất ống kính ngày nay đều quảng cáo sản phẩm có đặc tính sắc nét, và giờ chuyện các sản phẩm mới đều siêu sắc nét là điều bình thường, đến mức đó là một tiêu chuẩn tất nhiên, nên tôi thường dùng ống kính cũ vì sự tự nhiên chúng đem lại. Nhưng bạn cũng có thể tạo hiệu ứng mềm mại với giấy bóng kính, thường dùng bọc lên đèn hoặc flash. Ngay cả túi rác trong suốt còn dùng được cơ mà. Ở ví dụ này, tôi dùng giấy bóng kính màu đỏ để ảnh trông siêu thực và mượt hơn, với một chút phản chiếu từ ánh đèn lên giấy.
5. PHƠI SÁNG LÂU BẰNG ĐÈN LASER/LED
Nhất định phải thử kỹ thuật này nếu bạn có tripod và một nguồn sáng. Nguồn sáng nào cũng dùng được, riêng tôi thì thấy laser thú vị phết (nếu bạn nuôi mèo, chắc chắn bạn cũng có). Chú ý mắt của mẫu và nhất là cảm biến máy ảnh – không chiếu laser vào những chỗ đó. Trong ví dụ ở dưới, tôi dùng laser và iPhone để có một bức ảnh phơi sáng lâu. Ở iStore hoặc GooglePlay có rất nhiều apps dùng để thay đổi màu sắc màn hình, từ đó hãy dùng màn hình làm nguồn sáng.
6. CHỤP VỚI THẤU KÍNH, KHÔI THUỶ TINH
Thuỷ tinh khúc xạ ánh sáng, nên khi chụp qua thuỷ tinh sẽ tạo ra những hiệu ứng đầy mới lạ. Nhiều đồ dùng trong nhà dùng được với cách này – đồ bếp thuỷ tinh, thuỷ tinh pha lê, mắt kính, thậm chí cửa sổ cũng cho ra được kết quả “bá cháy”. Ngay cả ống kính vỡ còn dùng được tốt, nên đừng vứt đi vội. Trong hình minh họa, tôi dùng thấu kính thủy tinh để bẻ cong ảnh và tạo ra một số viền màu cực đậm, trong khi phản chiếu không gian xung quanh lên phần cảm biến hoặc cuộn phim.
Như vậy chúng ta đã đi qua 06 ý tưởng chụp ảnh ngay tại nhà mà vẫn ra được các shot hình lung linh. Vì vậy, ý tưởng chụp ảnh không hề ở đâu xa mà có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống xunh quanh, miễn là chúng ta biết cách quan sát và tận dụng những hiểu biết của mình.
Chúc các bạn chụp ảnh đẹp và vui !
—
Bài viết gốc từ wwebsite urth
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo