Bố cục là câu chuyện muôn thủa đối với tất cả những ai quan tâm tới nhiếp ảnh. Một bố cục tốt sẽ tạo sự chú ý cho người xem vào đối tượng chính cần nhấn mạnh. Đồng thời nó cũng giúp tạo ra sự thoải mái cho độc giả bằng các nguyên lý thị giác, tương phản, giúp việc thưởng thức tác phẩm trở nên dễ chịu hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi qua 08 quy tắc vàng được sử dụng trong bố cục ảnh sản phẩm được cô đọng lại ngắn gọn, xúc tích.
1. Sử dụng vị trí đặt phía trước và ở giữa để tạo điểm nhấn cho sản phẩm
Các quy tắc về bố cục ảnh sản phẩm sẽ tạo ra hiệu quả tốt nhất khi được áp dụng đúng cách. Trong nhiếp ảnh sản phẩm, bạn đôi khi cần bỏ qua những quy tắc bố cục chung/phổ biến và đặt sản phẩm ở phía trước hoặc ở ngay chính giữa.
Đây là một trong những tips cơ bản, mọi người hầu hết đều nghĩ nó quá đơn giản nhưng nếu bạn lên Pinterest và đặc biệt là Instagram, bố cục chính tâm(chính giữa) luôn chiếm đa số.
Bạn cũng có thể chỉ show ra một phần của sản phẩm, và phần không có trong khung hình sẽ để người xem người xem có không gian cho tưởng tượng.
Vị trí đặt của sản phẩm có thể ở phía trước hoặc ở chính giữa. Có thể tạo ra chiều sâu cho bức ảnh bằng kiểu bố cục này và tận dụng khoảng trống (negative spaces)
Bạn cũng có thể tạo ra chiều sâu bằng cách sử dụng ánh sáng hoặc sự tương phản trong màu sắc và những sự phản chiếu. Thông thường, ở xa bao giờ cũng sáng và mờ hơn ở gần. Ở bức ảnh trên, bạn có thể thấy các dãy núi ở phía sau thì mờ và sáng hơn các dãy núi ở phía trước. Điều này làm nên độ sâu cho khung hình.
2. Chọn góc máy để show ra/phô ra những đặc điểm nổi bật của sản phẩm
Góc máy không không chỉ khiến sản phẩm trở nên thú vị hơn. Góc máy 45 độ từ trên xuống giống như góc từ phía mắt nhìn của chúng ta tới đồ vật đặt trên bàn. Kĩ thuật này khiến cho sản phẩm trông chân thực hơn nhiều. Giống như đồ vật đang ở ngay trước mắt người xem.

Nếu chọn góc máy phù hợp có thể tăng độ sâu cho bức ảnh và làm nổi bật hết mức những đặc điểm của sản phẩm.

Góc máy không những thế còn khiến đồ vật trở nên to lớn hơn và làm rõ những kết cấu về chất liệu. Chúng ta cần luyện tập và thử nghiệm nhiều hơn với các góc máy để tìm được cái ưng ý nhất cho sản phẩm.
3. Sử dụng khoảng trống để hướng sự chú ý tới sản phẩm
Khoảng trống (negtaive spaces) sẽ giúp hướng sự chú ý tới bức ảnh. Khoảng trống cũng giúp bức ảnh có khoảng thở hơn, trông sẽ thoáng mắt hơn nhiều.
Trong nhiếp ảnh sản phẩm chúng ta hay cần phải chèn chữ vào trong ảnh. Để ra một khoảng không vừa đủ sẽ tốt cho việc chèn thêm chữ. Việc này rất quan trọng đặc biệt với các designers khi làm ảnh quảng cáo.

Dùng khoảng trống đôi khi hơi khó, phải khéo léo sao cho bố cục không bị cứng và kém tự nhiên. Bạn hoàn toàn có thể học tập cách dùng khoảng trống từ những dân làm nghề “pro” ở những billboard quảng cáo ngoài trời.
4. Áp dụng quy tắc số lẻ để khiến bố cục sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn
Quy tắc số lẻ là một cách sử dụng kỹ thuật khá hiệu quả. Điều khiến quy tắc này trở nên thú vị là nó tác động đến tầng vô thức của não bộ.
Bởi vì tâm trí người xem sẽ rất dễ sắp xếp ra số chẵn các đồ vật trong khung hình. Vì thế trông bức ảnh sẽ khá nhàm chán. Ngược lại, số lẻ những đồ vật lại tạo ra sự kịch tính và gây được hứng thú.

Nếu chỉ có 1 sản phẩm, một là bạn tìm thêm 2 sản phẩm nữa để chụp hoặc tìm 02 đồ trang trí nữa trong khung hình sẽ tạo ra được sự hấp dẫn về bố cục. Nó tạo ra sự thú vị, câu chuyện và không gian để người xem tưởng tượng.
Hơn thế nữa, trong văn hóa Á Đông, số lẻ là con số may mắn hơn nhiều số chẵn. Hãy chú tâm tới việc này, những yếu tố này sẽ giúp việc styling trở nên tinh tế hơn.
5. Quy tắc một phần ba kinh điển
Quy tắc một phần ba xuất hiện ở rất nhiều mảng trong nhiếp ảnh. Đây có thể coi là quy tắc vàng mà bất cứ ai cũng nên biết khi bắt đầu chụp ảnh.

Tuân theo quy tắc một phần ba đồng nghĩa với việc không đặt chủ thể ở giữa khung hình. Thay vào đó, chúng ta đặt chủ hể ở giao điểm của các đường ngang và dọc.. Phần giao nhau được tạo ra khi bạn chia khung hình thành ba phần ngang và ba phần dọc bằng nhau (đường lưới).
6. Chọn vùng lấy nét để làm nổi bật sản phẩm
Chọn vùng lấy nét là kĩ thuật xác định phần nào của bức ảnh hiện lên rõ nét và phần nào được làm mờ.
Trong nhiếp ảnh sản phẩm, bạn có thể để phần phía trước rõ nét và làm mờ phần nền đằng sau. Đây là cách làm nổi bật cho sản phẩm khi được đặt ở vùng phía trước.
Bằng cách sắp đặt các sản phẩm, styling cho cả sẻ chụp có chủ ý, bạn sẽ tạo ra được câu chuyện có tính liên kết các đồ vật với nhau, hơn là chỉ đặt sản phẩm và chụp một cách đơn giản.
Bức ảnh này, sản phẩm được chụp với độ sâu trường ảnh mỏng, để tôn lên các đốm sáng ở hậu cảnh trở nên lung linh, diễn tả không khí lễ hội và ấm áp trong nhà.
7. Sử dụng các đường chéo để điều hướng mắt người xem
Bố cục đường chéo là cách phổ biến được sẻ dụng nhiều trong nhiếp ảnh sản phẩm.
Sử dụng những đường chéo là một công cụ mạnh trong thiết kế. Bạn có thể tận dụng chúng để tạo ra sự tập trung cho sản phẩm. Những đường này còn tạo ra sự chuyển động cho bức ảnh.

Theo quy tắc đường chéo, bạn nên cho những yếu tố quan trọng của bức ảnh theo hướng đường chéo từ trái sang phải hoặc từ phải qua trái. Bên cạnh đó, các đường này sẽ giúp hướng mắt người xem về phía sản phẩm, đặt trọng tâm vào yếu tố chính của khung hình.
8. Một góc nhìn mới lạ hơn: chụp từ trên xuống hoặc từ dưới lên
Chụp flatlay hay chụp top-down rất hiệu quả để làm nổi bật sản phẩm. Thông thường, chúng ta sẽ quen với những bức ảnh sản phẩm chụp từ góc 45 độ hoặc thẳng từ phía trước.

Kiểu chụp flatlay hay được sử dụng trong chụp ảnh đồ ăn. Góc chụp này cho chúng ta nhiều không gian sắp đặt hơn với các đồ vật, từ đó dễ dàng truyền tải thông điệp của bức ảnh hơn.
Ngược với từ trên xuống, góc chụp từ dưới lên lại mang lại cảm giác uy nghi, ngạo nghễ cho sản phẩm

Như vậy, bố cục ảnh sản phẩm nói chung là một tập hợp các phương thức để tạo ra những khung hình ưa nhìn, giúp người xem tập trung và truyền tải được thông điệp của nhãn hàng một cách rõ ràng nhất. Nắm được nhuần nhuyễn các quy tắc này, chúng ta có thể tạo ra bất cứ tấm ảnh nào, vừa hợp lý về thị giác, vừa đạt hiệu quả cao trong truyền thông và quảng cáo.
—
Bản quyền bài viết thuộc về Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn hoặc sao chép khi chưa được phép
2 Comments
Pingback: Lưu ngay tips sắp xếp bố cục chụp ảnh sản phẩm hiệu quả
Pingback: Lưu ngay tips sắp xếp bố cục chụp ảnh sản phẩm hiệu quả – 5PIX – Embrace every moment