Trong bài này, chúng ta tiếp tục series 30 mẹo chụp food từ các Food blogger nổi tiếng thế giới – phần 3.
21. Không có cái gì là “kì diệu” ở đây
Kết quả của tất cả những tấm ảnh khiến người xem phải thèm thuồng là công sức nghiên cứu, thực hành hàng trăm, hàng nghìn giờ của một quá trình tích lũy lâu dài. Chúng ta phải thử tất cả các lighiting mà chúng ta có thể nghĩ ra, từ đó chúng ta mới rút ra được kinh nghiệm rằng cái nào là tốt hay không. Bạn có thể tham dự hàng chục khoá học nhưng tham dự khoá học không có nghĩa là bạn đã làm chủ được những thứ bạn học. Chỉ có qua thực hành, kiến thức mới được vỡ ra, lúc đó nó mới trở thành của bạn. Bạn không thể nhanh, bạn phải nhớ điều đó. KHÔNG THỂ NHANH.
22. Có kế hoạch tỉ mỉ cho từng shot ảnh
Không có điều kì diệu nào trong những tấm ảnh đẹp thì cũng không có tấm ảnh đẹp nào được làm ra một cách tình cờ ngẫu nhiên mà không có một kế hoạch hay ý tưởng cụ thể nào. Nếu ai đã được tham gia vào qui trình thực hiện một bộ ảnh từ đầu tới cuối mới thấy được các công đoạn chuẩn bị quan trọng như thế nào đối với một sản phẩm cuối cùng.
Thông thường chúng ta nghĩ rằng trong một dự án chụp ảnh thì phần chụp ảnh là quan trọng nhất. Thực tế là phần này thường chỉ chiếm 20-30% lượng công việc, 70% những việc khác đã được thực hiện từ trước đó bao gồm: Tư vấn, lên ý tưởng, concept, moodboard, sketchboard, họp hành, chỉnh sửa, họp hành…..lặp đi lặp lại. Sau đó là đi chuẩn bị đồ trang trí, với những dự án mà đồ trang trí không có sẵn thì thường phải chế, còn gọi là làm set-design hoặc phải đặt mua từ nhiều nguồn. Sau khi chụp xong, còn có cả công đoạn hậu kì với nhiều lần sửa, chốt rồi lại sửa tới khi khách đồng ý. Trong các mẹo chụp food, đây có thể coi là điều quan trọng nhất.
23. Chú ý tới màu sắc
Qui tắc phối màu trong Food Photography là không dùng quá nhiều màu sắc bổ trợ(complimentary) vì nó gây loãng chủ đề chính là thức ăn. Thức ăn có nhiều màu sắc thì đẹp, nhưng đồ trang trí xunh quanh rực rỡ thì không đẹp chút nào. Đọc thêm về phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh ở entry này.
Các bạn thấy được 02 bức ảnh sau có gì khác nhau về màu sắc không ? Có phải ngẫu nhiên mà nó được chụp với màu như vậy không ?
24. Nền trắng/xám/đen hoặc pastel luôn là lựa chọn an toàn và đa dụng
Một mẹo chụp food khá đơn giản mà hiệu quả đó là sử dụng các tấm nền trung tính. Trên các nền màu này, đồ ăn nào cũng trở nên nổi bật, đặc biệt các nền này cũng khá lý tưởng để dùng cho thiết kế hoặc các mục đích như thương mại điện tử, bán hàng trên app…
25. Tone tối mang tới sự sang trọng cho món ăn
Khi muốn tạo ra không khí sang trọng, cách đơn giản nhất là sử dụng tone ảnh tối vì nó tạo ra sức hút nhờ cảm giác bí ẩn và lôi cuốn.
26. Các vật trang trí(props) sẽ giúp tôn lên bố cục và hài hòa cho món ăn
Trong food photography, prosp chiếm một vị trí độc tôn và quan trọng. Các thành phần như khăn ăn, dao dĩa, kéo, xiên hoặc các thành phần tạo nên món ăn được đặt xung quanh 1 cách hợp lý sẽ giúp bức ảnh có được 1 câu chuyện của nó. Khi dùng propsm bạn cần nhiều hơn việc bắt chước các nhiếp ảnh gia khác về đặt dao thìa dĩa hay khăn vì mỗi đất nước, nền văn hoá sẽ có các thói quen ăn uống và sắp xếp các vật dụng này khác nhau.
27. Sử dụng tripod khi cần chụp phơi sáng
Trong food photography, ánh sáng tự nhiên mang lại màu sắc rực rỡ mà không một đèn flash nào có thể so sánh được. Tuy nhiên khi ánh sáng tự nhiên trở nên yếu (vd vào buổi chiều muộn hay ngày trời u ám….), với ISO (giảm noise) thì chúng ta đôi khi cần phải có thời gian phơi sáng dài 1 chút để có đủ sáng. Lúc này, tripod là 1 yếu tố cần thiết. Tuy nhiên nếu banh muốn thử nhiều góc khác nhau và cơ động thì tripod lúc này lại là khá vướng víu, tất cả tùy thuộc vào mục đích của chúng ta.
28. Trong food, ít hơn là tốt hơn
Chúng ta thường hơi tham lam khi trình bày đồ ăn hơi nhiều trong đĩa khiến khung hình bị đầy, rối và giảm đi sự tinh tế. Giảm đi 1 chút đồ ăn trong đĩa sẽ khiến món ăn trở nên nổi bật hơn.
29. Thông minh trong cách chọn đồ phụ trợ (props)
Các đồ phụ trợ trang trí đặc biệt là với food không ở đâu xa mà có thể ở ngay trong nhà hoặc bãi rác(nghe hơi phũ như sự thật là vậy). Từ các mặt bàn gỗ cũ, thìa dĩa, dao kéo, cốc tách cũ…..tất cả đều có thể dùng làm props. Trong food editorial, đồ mới mua thường không mang lại hiệu ứng tốt bằng các đồ đạc cũ. Đây cũng là một mẹo chụp food khá thú vị khi những vật cũ kĩ lại rất hữu dụng.
29. Trình bày đồ ăn theo góc quan sát của máy, đừng chỉ nhìn bằng mắt của mình
Máy ảnh với ống kính có góc nhìn khác với mắt người, các food stylist thường làm việc và luôn nhìn lại vào virewfinder để kiếm tra xem bố cục có giống với khi nhìn bằng mắt hay không. Dưới các ống kính khác nhau, đồ ăn sẽ hiện lên khác nhau rất nhiều.
30. Đừng chỉ xem Pinterest hay Instagram
Đây mặc dù không phải là một mẹo chụp food nhưng mình đặt nó ở cuối cùng để giúp mọi người có thể có được những nguồn tham khảo tốt nhất. Đừng chỉ coi mỗi Instgram hay Pinterest, bạn hãy xem cả những tạp chí về Food uy tín như Delicious, Donna Hay hay Gourmet…đều là những nguồn ảnh uy tín để tham khảo.
Credit
————————————————————-
Original content by learnfoodphotography
Translated, commented, explained by Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn hoặc sao chép khi chưa có sự đồng ý