Chim dịch và chú giải lại series Tips chụp food rất hay này để chia sẻ các kinh nghiệm về food photography từ các Food blogger nổi tiếng trên thế giới. Series này đọc xong thấy rất hay và bổ ích, vỡ ra được nhiều điều hay ho.
—————————
1. Bạn có từ 3-5 giây để gây ấn tượng với những ai tới website/blog/porfolio của bạn.
Điều này là luôn đúng với bất kể 1 website nào, đặc biệt là với website về Food photography. Hãy xem các website của các Foog blogger nổi tiếng ví dụ:
Điều đầu tiên chúng ta nhìn thấy là gì…….Tại sao chúng ta muốn click tiếp, tại sao chúng ta thấy đáng tin, thấy chuyên nghiệp ?
2. Quan tâm tới những thành tố quan trọng trong 1 bức ảnh: Ánh sáng, focus, DOF, góc máy và styling.
Tất cả các thành phần trên đều ảnh hưởng tới kết quả của 1 tấm hình đẹp. Điều đầu tiên không phải là máy ảnh, và cũng chẳng có cái máy nào ở đây cả. Cái chúng ta cần quan tâm hơn là Ánh sáng, là bố cục, chọn vùng cần nét, nét tới bao nhiêu, góc máy cao hay thấp và trang trí, styling món ăn ra sao mới là quan trọng.
3. Kiểm soát khẩu độ là chìa khóa quan trọng, bạn phải nắm nó thật chắc
Học sử dụng các công nghệ tiên tiến trên các máy ảnh đời mới nên để sau khi đã học về chu trình đằng sau việc tạo nên những tấm ảnh đẹp. Mặc dù học và đọc về những thứ khô khan có thể hơi nhàm chán nhưng để điều chỉnh và cho ra được những tấm hình như mong muốn, chúng ta phải hiểu cách máy ảnh tạo ra 1 tấm ảnh như thế nào. Trong các thông số căn bản của nhiếp ảnh, khẩu độ là yếu tố quan trọng.
4. Sử dụng DOF mỏng giúp thức ăn nổi bật lên
Khi đã hiểu về khẩu độ, bạn biết nên làm sao để có được DOF mỏng. DOF mỏng sẽ kéo mắt người xem vào đối tượng nét (food) và bỏ qua các yếu tố khác nằm trong vùng bị mờ. Khẩu độ mở lớn cũng giúp xoá mờ hậu cảnh, giúp tách đối tượng khỏi hậu cảnh. Đây là một trong nhữn tips chụp food đơn giản, dễ làm nhất.
5. Nếu không muốn thay đổi khẩu độ và muốn giảm tăng giảm DOF, hãy thay đổi khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng
Nói một cách tổng quát, nếu đã tìm được khẩu độ tối ưu nhưng background vẫn còn khá rối thì bạn nên đưa đối tượng lại gần ống kính, lúc này DOF sẽ giảm xuống background sẽ càng bị mờ đi. Tuy nhiên không nên để background trống vì nó sẽ làm mất đi độ sâu của ảnh.
6. Ánh sáng đẹp là tối quan trọng
Tắt hết đèn trong phòng đi, bạn nhìn thấy gì ?? Đẹp quá nhỉ, đen sì sì. Như vậy hình ảnh do ánh sáng mang lại, hãy học cách dùng ánh sáng, tạo ra ánh sáng đẹp hơn là học cách tìm ra điểm yếu của máy móc đang có làm cơ sở mua máy mới.
7. Sử dụng ánh sáng tự nhiên bất cứ khi nào có thể
Đây được coi là bí kíp truyền đời của các Food blogger. Với Food, không có gì đẹp hơn ánh sáng tự nhiên. Người ta đã cố gắng bằng nhiều cách để giả lập ánh sáng tự nhiên nhưng ánh sáng tự nhiên có được vẫn là đẹp nhất, vì thế hãy dùng nó triệt để.
8. Sử dụng ánh sáng làm sao để lên được toàn bộ texture của món ăn
Trong Food Photography, sử dụng ánh sáng để hiển thị lên được texture của món ăn là điều quan trọng đầu tiên. Hãy sử dụng side light và backlight, các vùng shadow sẽ giúp nổi khối và tạo texture cho món ăn.
9. Góc nào đặt ánh sáng là đẹp nhất
Thực ra không có qui định cụ thể nhưng nhiều Food Blogger cho rằng góc đặt ánh sáng đẹp là góc 10h và góc 2h, 2 góc đó sẽ cho ánh sánh đẹp nhất khi chúng ta chụp Food. Đây là yếu tố giúp tạo nên hình khối và phô diễn texture – một tips chụp food quan trọng nhất.
10. Vậy góc nào đặt ánh sáng là xấu nhất
Góc sánh sáng cùng hướng với hướng chụp thường xấu nhất vì nó làm mất khối của đồ ăn, đồng thời tạo nên những điểm chói sáng rất khó chịu.
….còn tiếp
Credit
————————————————————-
Original content by learnfoodphotography
Translated, commented, explained by Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn hoặc sao chép khi chưa có sự đồng ý
2 Comments
Pingback: Chụp ảnh sản phẩm - Chimkudo Studio | Hậu trường các shot chụp thương mại – Cơm cháy kho quẹt
Pingback: Hậu trường các shot chụp thương mại – Cơm cháy kho quẹt | Chimkudo Pro