Trong thế giới ngày nay, việc bắt đầu kinh doanh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần lướt Instagram một chút là chắc chắn bạn sẽ thấy quảng cáo của một số nhà bán lẻ. Nó đặt ra câu hỏi: Trong một thị trường trực tuyến bão hòa như vậy, làm thế nào để một thương hiệu non trẻ có thể tách mình ra và trụ vững? Không có câu trả lời nào cho một câu hỏi phức tạp như vậy, nhưng đối với nhiều thương hiệu tiêu dùng, câu chuyện thương hiệu chính là chìa khoá.
Nói tóm lại, kể chuyện thương hiệu là một chiến lược marketing đề cập đến các lợi ích chức năng của sản phẩm và đặt ra bối cảnh thời gian, địa điểm và đối tượng mà sản phẩm đó sẽ được sử dụng. Thông thường, mục tiêu là để người tiêu dùng nhìn thấy họ trong bối cảnh đó; ví dụ: một thương hiệu quần áo nam casual có thể kể câu chuyện nhóm nam giới dạo chơi bên ngoài vào cuối tuần.
Trong các trường hợp khác, đối tượng có tính chất tham vọng hơn; một công ty sản xuất túi xách sang trọng có thể cho ra một bộ ảnh những người đẹp tài năng bên Bờ biển Amalfi. Người tiêu dùng bình thường sẽ không thường xuyên đi dạo bên bờ biển Địa Trung Hải, nhưng với một chiếc túi xách phù hợp, họ sẽ cảm thấy như mình đang ở trong đó. Hai khía cạnh chính trong cách kể chuyện thương hiệu ở đây là: Lợi ích lý tính và kết nối cảm xúc.
Lợi ích lý tính
Bất kỳ quảng cáo nào cũng cần thể hiện các lợi ích lý tính của sản phẩm, hay còn gọi là chức năng của chúng. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia đang chụp cho một campaign quảng bá cặp quần boardshort, bạn sẽ thấy khá rõ ràng bối cảnh của buổi chụp. Không thể nào bày ra một cặp kính râm khi nằm trên giường, hay chụp một đôi áo phông ở buổi biểu diễn opera. Có một mối liên hệ tự nhiên giữa lợi ích của sản phẩm (trong trường hợp này có thể là vật liệu nhẹ, khô nhanh) và bối cảnh dự kiến mà bạn sẽ thấy sản phẩm đó. Khi xác định được một số lợi ích chính, thì bạn có thể bắt đầu mường tượng ra các bối cảnh liên quan. Đôi giày này thoải mái, nhưng chúng có thoải mái khi nằm trên võng hay đang nhâm nhi ly martini trên du thuyền không ? Hãy coi nó như một bản đồ tư duy; xác định các lợi ích cốt lõi và phân nhánh từ đó.
Lợi ích chính của Kuju Coffee là sự tiện lợi, nhưng vấn đề ở đây là: K-Cups cũng rất tiện lợi và dễ sử dụng, không chỉ khi đi bộ đường dài. Vì vậy, khi quyết định chụp một bộ đặc biệt hơn cho Kuju, tôi phải vượt ra ngoài cái mác của sự tiện lợi và tính di động, khai thác một khía cạnh sâu hơn.
Kết nối cảm xúc
Hãy nghĩ lại 2 ví dụ của tôi ở đoạn đầu. Trong cả hai trường hợp, mục tiêu của người làm quảng cáo là gây được cảm xúc với khán giả của họ. Một bên thì khai thác dựa trên cảm giác thân thuộc và tình bạn, trong khi bên còn lại tập trung vào sự ghen tị và khao khát một bản thân hoàn hảo hơn trong tương lai. Câu chuyện cho chúng ta biết ai sẽ mua sản phẩm và mua cho hoàn cảnh nào.
Với Kuju, cảm xúc liên tưởng mà tôi muốn tạo ra là cảm giác phiêu lưu và thích du lịch. Chụp ở một địa điểm chung chung như vùng núi Tây Virginia đủ để tạo nên sức hấp dẫn chung, trong khi vẫn gợi lên cảm giác ghen tị và khao khát được đến một nơi nào đó đẹp đẽ. Nếu cà phê của bạn có thể đi cùng bạn tới bất cứ nơi đâu, thì tại sao lại không đi cơ chứ? Đột nhiên tâm trí của bạn tràn ngập những khả năng vượt ra cụm từ “cà phê” đơn thuần.
Bằng cách thúc đẩy mối liên hệ giữa lợi ích sản phẩm và cảm xúc, bạn sẽ kết hợp hiệu quả chúng trong tâm trí người tiêu dùng:
“Anh bạn, tôi cần phải ra ngoài và ngắm nhìn thế giới, và với ly cà phê này, tôi chẳng cần phải đắn đo suy nghĩ gì nữa.”
Hoặc là:
“Ông biết đấy, tôi sẽ đi bộ đường dài với mấy người bạn vào cuối tuần tới, có ly cà phê này sẽ rất tuyệt!”
Dù tâm trí của người tiêu dùng dẫn họ theo hướng nào, thì vào cuối ngày họ vẫn muốn mua cà phê của bạn.
“Tốt” với “Tuyệt vời”
Câu chuyện thương hiệu là chìa khóa để nâng tầm chiến lược marketing của công ty bạn và thâm nhập vào thị trường mục tiêu. Trên thực tế, bạn có thể thấy rằng đối với nhiều công ty ngày nay, đó là thứ duy nhất tách biệt một thương hiệu với các thương hiệu khác. Content tốt sẽ tiếp cận được người xem và nắm bắt được tâm trí họ. Content thực sự tuyệt vời sẽ tiến thêm một bước nữa và chiếm được cảm tình của đối tượng mục tiêu, không chỉ cho họ thấy những gì bạn bán, mà còn cho họ thấy lý do tại sao họ cần nó trong cuộc sống của mình.
Credit
—
Translated from website: petapixel.com
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.
1 Comment
Pingback: 06 ý tưởng chụp ảnh mỹ phẩm không thể bỏ qua