Tether là phương pháp chụp, ảnh sẽ được xuất ngay ra màn hình máy tính/tv để ekip, client có thể dễ dàng quan sát tấm ảnh.Nếu bạn là một food photographer chuyên nghiệp, bạn chắc chắc cần phải tether khi chụp. Hoặc nếu bạn là một food blogger làm việc tại nhà, việc tether cũng thật sự có ích cho bạn. Đây là một cách để giúp cho chất lượng những bức ảnh của bạn được cải thiện nhiều hơn, quá trình chụp ảnh của bạn được diễn ra nhanh chóng hơn, và bên cạnh đó là cho khách hàng có thể duyệt trực tiếp các sản phẩm của bạn.
Việc tether khi chụp ảnh có thực sự khó như bạn nghĩ ? Có khá nhiều photographer đắn đo về vấn đề này, khi nghĩ rằng tether là một thứ gì đó rườm rà và phức tạp. Nhưng trên thực tế, tether vô cùng dễ để thực hiện, giống như việc bạn cắm dây sạc từ điện thoại lên chiếc laptop của mình.
Trong chụp ảnh commercial, chụp tether là việc tất nhiên, bởi quan sát bức ảnh trên một chiếc màn hình lớn hơn chiếc máy ảnh bạn, bạn sẽ chủ động hơn trong việc quan sát chi tiết, và từ đó giúp cho bức ảnh của bạn có thể đạt được chất lượng cao hơn.
Lợi ích của việc chụp tether
Bức ảnh mà bạn quan sát được trong màn hình của chiếc máy ảnh chưa chắc đã đúng với bức ảnh mà bạn thực sự mong muốn. Bởi hình ảnh mà bạn đang nhìn còn bị ảnh hưởng bởi vô số những yếu tố xung quanh khác trong phòng chụp. Và với kích thước màn hình nhỏ, bạn khó có thể quan sát vào các chi tiết trong khung hình. Bạn sẽ bỏ qua các lỗi mà đáng lẽ ra bạn có thể sửa được ngay trên set. Kết quả, bạn sẽ mất thêm nhiều thời gian để ngồi photoshop những thứ không cần thiết.
Thực tế, khách hàng luôn muốn bạn chụp tether (ngoại trừ những doanh nghiệp nhỏ), có những bên còn yêu cầu phải dùng cả Live View khi chụp. Tether còn giúp cho các đồng nghiệp của bạn (lighting, food stylist,…) thuận tiện hơn cho việc setup khung hình.
Đôi khi, food photographer có thể sẽ chụp các sản phẩm bao bì, và bức ảnh này yêu cầu vị trí rất chính xác của các thành phần trong khung hình. Họ thường sử dụng artwork overlay để giúp xác định vị trí của các yếu tố và không gây ảnh hưởng đến bao bì.
Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên tôi chụp job này cho agency. Lúc đó, tôi sử dụng Lightroom nhưng lại không thể sử dụng Live View overlay khi tether. Và art director của tôi khi ấy phải up từng chiếc ảnh một lên Photoshop để kiểm tra xem các thành phần đã được đặt đúng vị trí hay chưa. Và quả thực là nó rất tốn thời gian.
Nhưng sau này, tôi thường xuyên sử dụng Capture One để tether ảnh. Và cho đến đến bây giờ, tôi vẫn chưa có nhu cầu đổi sang một phần mềm khác.
Các thiết bị bạn cần để tether
Thường thì chiếc máy ảnh của bạn luôn được bán kèm với một chiếc dây cáp để tether. Bạn có thể sử dụng nó, nhưng nó không dài, và bạn sẽ cần phải mua một chiếc dây khác phù hợp hơn.
Một chiếc cáp phù hợp còn phụ thuộc vào máy ảnh của bạn. Nhưng phổ biến có chiếc USB 2.0 to Mini B. 1 của hãng Tether Tools, nó có màu cam rất nổi bật, dài khoảng 4,5 mét. Nếu bạn muốn mua một thương hiệu khác rẻ hơn, bạn nên mua những chiếc dây cáp có đầu được mạ vàng, để việc truyền dữ liệu được diễn ra chắc chắn hơn.
Ở Việt Nam, nếu tiết kiệm, các bạn có thể dùng dây cable Ugreen chính hãng, chất lượng cũng rất tốt. Ngoài ra, bạn có thể mua thêm một chiếc Tether Block (của hãng Tether Tools), nó sẽ giúp cho chiếc dây cáp của bạn được giữ chắc chắn vào máy ảnh, tránh hiện tượng giật đi giật lại dây cable, làm chờn cổng kết nối.
Phần mềm bạn cần để tether
Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc tether. Ban đầu, tôi sử dụng phần mềm Canon EOS Camera. Sau đó, tôi sử dụng Lightroom cho công việc này.
Dùng Lightroom để tether rất tốt, nhưng nó vẫn có hạn chế, phụ thuộc vào tính chất dự án mà bạn làm. Bạn có thể sử dụng tether cùng với Live View với máy ảnh Nikon và Canon. Bạn có thể sử dụng artwork overlay trong Loupe Overlay Tool. Nhưng nếu bạn không thể dùng nó với Live View, nó vẫn có hạn chế.
Bên cạnh Lightroom, thì Capture One đang được đại đa số các Photographer sử dụng để tether. Capture One hỗ trợ được cho rất nhiều dòng máy ảnh, có thể sử dụng cùng Live View, điều khiển máy ảnh trực tiếp trên phần mềm, và chia sẻ ảnh từ xa với với khách hàng thông qua Capture One Live Tool.
Bản thân tôi thấy Capture One rất tiện lợi và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, Capture One xử lý ảnh RAW cực tốt (về màu sắc và các công cụ chỉnh sửa), phù hợp cho những photographer chuyên chụp ảnh tĩnh vật.
Kết
Đôi khi, nếu bạn chưa từng thử sử dụng một thứ gì đó, bạn sẽ khó có thể thấy được lợi ích mà nó mang lại. Việc tether cũng vậy, tôi đã cảm thấy bất ngờ với chất lượng hình ảnh khi tether đã có sự cải thiện rõ rệt so với trước kia, khi mà tôi đã mất rất nhiều thì giờ để photoshop những lỗi không đáng có khi chụp ảnh.