Một buổi biểu diễn nhạc sống luôn là thử thách đối với các nhiếp ảnh gia, đặc biệt khi diễn ra trong phòng kín hoặc ngoài trời cùng rất nhiều yếu tố có thể tác động tới chất lượng của ảnh chụp. Có rất nhiều chuyển động nhanh, hành động khó nắm bắt cùng với ánh sáng yếu, chưa kể nhiều nơi còn không cho sử dụng đèn Flash. Tuy nhiên, khi nắm vững được kĩ thuật và setup đúng thông số thì không gì có thể làm khó được bạn kể cả khi đó là 1 buổi nhạc Rock.
Điều đầu tiên cần xem xét khi chụp live band là bạn phải biết những gì bạn được phép và không được phép làm. Trước khi sự kiện bắt đầu, hãy kiểm tra với nhân viên địa điểm và nhà tổ chức sự kiện để xem liệu bạn có được phép sử dụng flash hay không. Đôi khi, tại các sự kiện lớn (chẳng hạn như lễ hội), bạn có thể thoải mái sử dụng Flash, nhưng với các sự kiện nhỏ, thân mật hơn sẽ không cho phép vì Flash vì nó có thể làm xao lãng không khí buổi nhạc cũng như làm gián đoạn buổi trình diễn.
Ngoài ra, hãy kiểm tra xem bạn được phép chụp trong khoảng thời gian bao lâu; những band nhạc có tên tuổi thường có quy định chỉ cho chụp trong khoảng ‘ba bài hát đầu tiên’. Nhà sản xuất chỉ cho phép các nhiếp ảnh gia chụp ở đầu buổi biểu diễn, nhưng các band nhạc khác nhau có các quy định khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn đang chụp. Địa điểm nhỏ hơn thường sẽ cho phép bạn chụp tất cả trong buổi biểu diễn.
Với rất nhiều khó khăn đối với nhiếp ảnh gia từ ánh sáng sân khấu phức tạp đến những hành động nhanh và Setup thông số nào để sử dụng, chụp một buổi biểu diễn là một thách thức, nhưng nó cũng khá thú vị.
Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn chụp 1 buổi biểu diễn nhạc rock
1. Chụp ảnh nhanh
Bạn cần một ống kính góc rộng, đặc biệt là ở các địa điểm nhỏ, vì bạn sẽ không thể lùi lại phía sau do không gian hẹp và đông người. Lý tưởng nhất, bạn cũng cần một ống kính “fast” lens, để cho phép bạn chụp được ở tốc độ đủ nhanh ở điều kiện thiếu sáng ở ISO thấp. Thường thì chúng ta sẽ hay sử dụng combo thần thánh là 1 ultra-wide như 14-24mm f/2.8 và 01 tele như 70-200mm f/2.8.
Tip: Kiểm tra các địa điểm trước khi chương trình bắt đầu tìm thấy một số góc ảnh tốt, sau đó lên kế hoạch để di chuyển thuận tiện trong buổi biểu diễn. Nếu có”quen biết” ở Việt Nam, bạn có thể kiếm được 1 thẻ nhà báo, khi đó việc tác nghiệp của các bạn sẽ cực kỳ hiệu quả vì nhà báo sẽ có khu vực rất tiện cho việc chụp.
Bạn cũng có thể thử với tốc độ chậm hơn để ra được bức ảnh có tính chuyển động.
2. Chụp góc rộng vs chụp góc cận
Ở chế độ Thủ công (Manual mode), đặt khẩu độ rộng nhất của ống kính, mục đích cho càng nhiều ánh sáng càng tốt – điều này sẽ cho phép bạn đặt tốc độ màn trập đủ nhanh để đóng băng bất kỳ chuyển động nào. Nếu có thể, hãy cố gắng giữ tốc độ màn trập trên 1/125 giây (xem bước 3 để biết cách thực hiện điều này).Nếu các góc rộng cho bạn cảm giác về quy mô của sự kiện, buổi biểu diễn thì các góc cận sẽ cho bạn được cảm xúc rất tốt của những người đang tham gia, vì vậy góc rộng hay góc cận đều là các góc quan trọng trong thể loại ảnh này 3. Chú ý ISO
Với khẩu độ và tốc độ màn trập được setup sẵn, bạn sẽ cần điều chỉnh ISO để đảm bảo phơi sáng chính xác. Ở những địa điểm càng tối, chúng ta sẽ phải để ISO càng cao. Vì vậy, với điều kiện ánh sáng ở các buổi biểu diễn, thông thường sẽ rơi vào ISO 1600 – 3200, điều này còn tuỳ thuộc vào máy ảnh của mỗi người vì mỗi máy ảnh có 1 khoảng chịu được ISO khác nhau(ở ISO cao mà vẫn ít noise)
4. Kiểm soát điểm lấy nét
Khi bạn sử dụng khẩu độ lớn, việc lấy nét chính xác là điều cần thiết. Sử dụng lựa chọn điểm AF thủ công để giữ lấy nét chính xác ở nơi bạn muốn, chẳng hạn như trên mặt hoặc dụng cụ. Di chuyển điểm AF bằng các phím mũi tên trên body của máy ảnh. Việc sử dụng MF hay AF là 1 chủ đề vô tận, tuy nhiên với các bạn mới bước chân vào nhiếp ảnh, mình khuyên bạn nên dùng AF.
5. Ánh sáng
Chờ ánh sáng phù hợp là một kỹ năng quan trọng. Ánh sáng sân khấu rất đa dạng và có thể khá đầy màu sắc và ấn tượng, nhưng nó liên tục thay đổi. Xem cách đèn thay đổi và cố gắng chụp ảnh để chụp được ánh sáng tốt nhất hoặc ấn tượng nhất.
6. Tìm góc chụp thích hợp
Góc chụp rất quan trọng. Hãy tìm góc chụp phù hợp với đối tượng của bạn (mặc dù bạn sẽ thường bị giới hạn ở phía trước sân khấu, nhìn lên). Hãy thử nghiêng máy ảnh để có cảm giác hấp dẫn hơn và sử dụng những thứ như dụng cụ và mic để giúp người xem hướng góc nhìn vào hình ảnh.
Tip: Các nghệ sĩ thường bị cản trở bởi micro hoặc các dụng cụ. Do đó, bạn nên chọn góc máy thích hợp để có thể thấy được rõ các thành viên.
Dưới đây là 1 số hình ảnh được chụp từ buổi biểu diễn Rock Storm 2014.
Chúc các bạn thành công!
Bản quyền bài viết thuộc về ©Học viện Nhiếp ảnh Thương Mại ChimkudoPro – Lighten your values
Mọi trích dẫn bản viết phải đính kèm link tới bài viết này.