Cả những nhiếp ảnh gia nghiệp dư và không chuyên đôi khi còn chưa biết được rằng chế độ đo sáng của máy ảnh lại hạn chế đến thế. Hiểu được cách máy ảnh đo sáng và cách bạn có thể bù trừ ánh sáng trong những điều kiện khác nhau là điều có thể cải thiện đáng kể khả năng chụp hình của bạn.
Có thể bạn nghĩ rằng với những thiết bị hiện đại thời bây giờ thì việc “đơn giản” như là đo sáng cho một bức hình sẽ chỉ dễ như ăn bánh. Tuy nhiên, một khi bạn hiểu những gì thực sự diễn ra, thì nó cũng không đơn giản chút nào..
Với một bức ảnh có tone tương đối đồng đều, thì đương nhiên, việc đo sáng dường như dễ dàng và khá chính xác. Tuy nhiên, một khung cảnh với ánh sáng không cân bằng và nhiều vùng tối, mọi thứ có vẻ khó khăn hơn nhiều..
1. NHỮNG THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐO SÁNG
Có hai loại thiết bị đo sáng được sử dụng trong nhiếp ảnh: Incident meter và Reflective meter. Gần như tất cả mọi người đều thấy nhiếp ảnh gia sử dụng incident meter, nhưng nhiều người không rõ lí do tại sao lại sử dụng thiết bị ấy.
a. Incident Meter
Incident meter đo cường độ ánh sáng chiếu lên một đối tượng. Vì vậy, khi sử dụng, nó được đặt trước vật cần chụp, và nó đo lượng ánh sáng chiếu lên chủ thể để cho ra một bộ thông số tối ưu cho “ảnh đẹp”. Có thể bạn đã nhìn thấy ở đâu đó những thiết bị cầm tay, đặc biệt là trên tay những nhiếp ảnh gia chụp ảnh thương mại. Tất nhiên là, điểm hạn chế của chúng là chúng phải được đặt tại vị trí của chủ thể, điều mà trong nhiều trường hợp là bất khả thi.
b. Reflective Meter
Tất cả những chiếc máy ảnh kĩ thuật số đều sử dụng reflective metering. Reflective metering tính toán lượng ánh sáng phản chiếu từ một vật xác định độ phơi sáng tối ưu dựa vào chế độ đo sáng. Màu sắc và ánh sáng phản chiếu của vật được chụp sẽ ảnh hưởng tới lượng ánh sáng đi vào máy ảnh cũng như chức năng đo sáng.
Cảm biến điện tử trong máy ảnh không biết mức độ sáng của một tông màu cụ thể là bao nhiêu; chúng chỉ có thể đo lượng ánh sáng mà chủ thể đang phản chiếu. Chủ thể tối ấy nên là màu đen hay chỉ là màu xám đen thôi? Chủ thể sáng ấy nên là màu trắng hoặc chỉ là màu xám nhạt? Máy ảnh không thể nào biết được, và nó không thể nào xác định được.
Nói đơn giản là hệ thống đo sáng của máy ảnh hoạt động dựa vào lấy trung bình lượng ánh sáng trong khung hình và tính toán lượng phơi sáng ra sao để lượng ánh sáng ấy là 18% xám nếu bức ảnh là grayscale/đen trắng. 18% xám (còn được biết đến là middle gray). Lượng trung bình này cũng được tính theo vùng dựa vào chế độ đo sáng.
Lượng vùng sáng tối trong khung hình có thể ảnh hưởng đến việc đo sáng. Có thể minh họa dễ dàng bằng cách chụp hình trên ba màu nền: Trắng, Xám và Đen. Những bức ảnh dưới đây được chụp với chế độ ưu tiên khẩu độ f5, ISO 100, và dưới ánh sáng đèn studio không thay đổi.
2. ĐO SÁNG TRÊN NỀN TRẮNG/XÁM/ĐEN
a. Nền trắng và nền xám
b. Nền trắng và nền đen
3. CÁC CHẾ ĐỘ ĐO SÁNG
Hầu hết các máy ảnh kĩ thuật số hiện đại đều có các chế độ đo sáng để xác định phần nào của khung hình được lấy làm mẫu để tính toán. Dưới đây là một vài chế độ mà đa số các máy hiện nay đều có sẵn:
a. Matrix/Evaluative Metering – Đo sáng tương đối/toàn cảnh
Matrix Metering (Nikon/Sony, hoặc các tên gọi khác trên máy ảnh khác nhau) hay Evaluative Metering (Canon) là chế độ mặc định cho hầu hết các loại máy ảnh. Bộ đo sáng sẽ đọc qua toàn bộ khung cảnh. Chế độ này được sử dụng tốt nhất khi bạn chụp một khung cảnh sáng đều hoặc chụp với đèn flash.
b. Center-Weighted/Partial- Đo sáng trung bình ưu tiên vùng trung tâm
Center-weighted khác nhau trên các loại máy ảnh, nhưng về cơ bản, chế độ này đọc ánh sáng ưu tiên ở trung tâm(tâm là điểm đang được lấy nét). Chế độ này sử dụng tốt nhất khi chụp ảnh chân dung, macro, hoặc khi chủ thể được đặt trong khoảng trung tâm, quanh điểm lấy nét.
c. Spot Metering – Đo sáng điểm
Trên những máy ảnh Canon, phần được đọc sáng chiếm khoảng 2.5%, và trên máy Nikon thì là khoảng 5% khung hình xung quanh điểm lấy nét. Sử dụng tốt nhất với những ảnh đánh sáng từ phía sau, khung cảnh có độ tương phản cao, như phong cảnh có tuyết hoặc ảnh ngược sáng
d. Highlight-Weighted Metering
Đây là chế độ đo sáng mới nhất có trên máy ảnh Nikon, khi mà máy ảnh đo sáng của vùng highlight để đảm bảo rằng bức hình hoàn toàn sáng hợp lí. Thích hợp dùng nhất với những nguồn sáng lẫn lộn, nhiều hướng nơi có nhiều vùng sáng khó để đo sáng từng điểm.
Trong so sánh của chúng tôi, khi ở chế độ đo sáng phần, máy ảnh tự động chọn tốc độ 1/125s cho cả hai nền trắng và xám, vì điểm đo sáng là phần nhỏ trên chủ thể, ngay trên thắt lưng.
4. BÙ TRỪ SÁNG
Giờ bạn cũng biết rằng chế độ đo sáng không phải lúc nào cũng đúng, vậy hãy cùng tìm hiểu một vài cách để bạn có thể tự bù trừ ánh sáng để lấy được độ phơi sáng mà mình muốn (ngay trên máy ảnh). Khi điều kiện ánh sáng lớn, bạn sẽ muốn tìm được độ phơi sáng càng chính xác càng tốt.
Chế độ đo sáng: Nếu chủ thể hoặc bối cảnh không thay đổi liên tục, bạn có thể sử dụng các chế độ như center-weighted, partial, hoặc đo sáng điểm để có thể đo chính xác nhất. Dựa theo máy ảnh của bạn, đổi chế độ có vẻ mất thời gian hơn các phương thức khác.
Bù sáng: Mỗi máy ảnh đều trang bị chế độ bù trừ sáng. Thường sẽ được kí hiệu là “+/-” hoặc được thể hiện dưới dạng “-2, -2, -3, 0, +1, +2, +3.” Những kí hiệu này đơn giản nói cho máy ảnh đo sáng bằng các stop.Ví dụ như, nếu tôi đang chụp một cảnh mùa đông, tôi sẽ chỉnh thông số thành “+1” hoặc hơn thế để bù sáng cho phần tuyết tôi có trong khung hình, phần mà thường bị thiếu sáng. Nếu tôi chụp một chú chim trắng trên nền đen, có lẽ thông số sẽ là “-1” hay “-2” để bù trừ sáng cho phần nền.
Chú ý, bù trừ sáng sẽ chỉ tác động lên bộ ba Khẩu, Tốc, ISO khi máy set chụp ở Full Auto hoặc bán Auto như A, P, S mode.
Full Manual Mode – Điều chỉnh thủ công: Khi sử dụng chế độ thủ công, bạn chỉ đơn giản điều chỉnh để chế độ đo sáng nhận biết ánh sáng là quá tối hay quá sáng. Khi bạn đã quen với chế độ điều chỉnh thủ công, bạn sẽ biết cách bù trừ sáng cho một khung cảnh cụ thể thông qua điều chỉnh Khẩu Độ, Tốc Độ và ISO. Đây cũng là chế độ mà hầu hết các nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm nói riêng và commercial nói chung ưa thích vì nó cho họ toàn quyền kiểm soát chiếc máy ảnh.
KẾT LUẬN
Nhiếp ảnh hoàn toàn là về ánh sáng, là điều xoay quanh mọi thứ mà một nhiếp ảnh gia sẽ làm. Hiểu về đo sáng sẽ giúp nhiếp ảnh gia kiểm soát máy ảnh tốt hơn, để có thể tạo ra những bức ảnh sáng và tối theo ý muốn của mình chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào máy ảnh
Credits
—
Bản quyền bài viết thuộc về Học viện nhiếp ảnh Chimkudo
Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết
1 Comment
Pingback: Hiểu và sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhiếp ảnh | Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo