Như chúng ta đã biết, mắt chúng ta nhìn nhận một khung hình bằng cách quy tất cả các đối tượng trong khung hình đó về các hình khối cơ bản, nếu nó làm được việc đó, mắt chúng ta sẽ thấy dễ chịu với hình ảnh được tạo ra. Ngược lại, khi não bộ chúng ta không thể phân tách được các đối tượng, nhóm đối tượng thành các hình khối cơ bản, nó sẽ bị rối và tạo ra cảm giác khó hiểu ở người xem. Trong tất cả các sự khó chịu đó, sự xuất hiện của các đường tiếp tuyến là một trong những nguyên nhân phổ biến. Hiểu được nó, chúng ta sẽ tránh được một trong những lỗi cơ bản nhất của bố cục trong ảnh sản phẩm, tĩnh vật.
Tiếp tuyến là nơi hai đường hình học gặp nhau tại chung một điểm, nó tạo nên sự dính líu rất khó chịu bởi sự cạnh tranh giữa hai đối tượng và hình khối. Hãy xem qua các ví dụ đơn giản sau:
Ở đây, cạnh bàn và cạnh thớt đang tiếp tuyến với 2 quả chanh tạo nên cảm giác hai đường ngang này đang đè lên đối tượng và làm sự phân tách hình khối cơ bản rối rắm hơn. Trong bố cục, một là chúng(cạnh bàn, cạnh thớt) nên cắt vào hẳn, hai là tách hẳn ra khỏi biên của các đối tượng. Khi đó hiệu ứng thị giác sẽ tốt hơn trông thấy.
2. Cạnh của chính các đối tượng
Ở đây ta thấy được có 2 tiếp tuyến ở các cạnh của đối tượng, một là cái thớt với khung hình và hai là hai quả chanh chụm mũi vào nhau. Nó tạo nên cảm giác bức bối khi thớt chạm vào cạnh của khung hình và ở hai quả chanh, nó tạo nên 1 chữ X khó hiểu, gây phân tán cho người xem thưởng thức tác phẩm. Tuyệt đối tránh các vật chạm vào nhau tạo thành giao điểm.
3. Các đường song song
Ở ví dụ này, các đường song song của con dao tiếp tuyến ngay với núm của quả chanh. Điều này tạo ra đôi chút khó hiểu cho người xem làm thị giác hướng theo cán dao và lập tức bị chặn lại bởi cái núm. Nó gây khó hiểu cho người xem không rõ là con dao nằm phía sau quả chanh hay đang đâm vào quả chanh. Với một DOF mỏng, chúng ta có thể gỉải quyết được vấn đề này nhưng trong ảnh tĩnh vật, mọi thứ nên nét.
4. Cạnh của các đối tượng và nền, hậu cảnh với nhau
Nói một cách đơn giản, nếu trong khung hình của chúng ta có 10 đối tượng thì không một đối tượng nào được tiếp xúc với nhau tại 1 điểm. Ở đây, quả chanh chạm vào cả 2 bên của chai, thớt trùng với đường ngang của bàn tạo nên một bố cục rất bí bách và rối về thị giác, phá huỷ chiều sâu của khung hình.
Bây giờ chúng ta hãy cùng so sánh các ảnh trước và sau khi khắc phục để thấy sự khác biệt
Một câu rất hay mà tôi luôn tâm đắc trong các sách về bố cục đó là:”Khoảng trống(negative space) cũng là một phần của bố cục”. Điều này thực sự đúng và cần trải nghiệm thật nhiều mới có thể vỡ ra được nó. Trong một bức ảnh, tranh, các khoảng trống đóng vai trò giúp người xem có khoảng không gian để dừng lại, để thở hay để tưởng tượng một chút.
Nếu bạn chưa biết kĩ càng về Negative Space, bạn hãy tham khảo bài viết sau.
Credit
—–
Bài viết gốc của Will Kemp Art School
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Chimkudo Academy
Mọi trích dẫn phải đính kèm link tới bài viết.