Vốn theo truyền thống Gothic nên các họa sĩ vùng Bắc Âu tỏ ra V lúng túng khi tiếp nhận phong trào nghệ thuật Hậu Phục hưng – Ý Riêng Jan Gossaert oà Lucas Cranach là thành công hơn cả.
Jan Gossaert (bút hiệu Mabuse, 1478-1532) là họa sĩ phương Bắc đầu tiên học nghệ thuật tại Ý, đã tạo nhịp cầu nối liền hai vùng hội họa Nam – Bắc, nhờ ảnh hưởng hai bậc thầy Phục hưng Michelangelo và Raphael. Ông lấy tên tỉnh Maubeuge, cải thành bút hiệu Mabuse, theo âm hưởng tiếng Ý. Họa phẩm Chân dung một Thương gia cho thấy gương mặt nhân vật cũng hao hao dáng nét người Ý. Qua Mabuse, dòng nghệ thuật Ý khởi sự phát triển lớn mạnh các xứ ở phương Bắc. Bức họa “Danaë”, còn cho thấy rõ cả kiến trúc theo phong cách Ý.
TRƯỜNG PHÁI FONTAINEBEAU
Nếu coi Pháp như một xứ phương Bắc, hoặc phía bắc nước Ý, thì danh họa Jean Clouet (1485/90 – 1540-1) và trường phái Fontainebleau là nhóm điển hình Hội họa Phục hưng ở phương Bắc. Dưới sự bảo trợ của triều đình Francis, ta thấy xuất hiện nhiều danh tài theo kiểu thức Hậu Phục hưng (Mannerism), nổi bật là Rosso Fiorentino và kế tiếp là Francesco Primaticcio (1504 – 1570), một người Bologna được đào tạo hội họa ở Mantua. Ông đã truyền ảnh hưởng Ý tới triều đình Pháp ở Fontainebleau.
Jean Clouet là người gốc Pháp, làm họa sĩ trong cung đình của vua Francis I. Họa phẩm chân dung Francis I của Clouet (hoặc của con ông, François Clouet) cho thấy rõ ảnh hưởng phong cách lý tưởng hóa của Phục hưng Ý. Francis I trông như một siêu nhân hay một thần tượng hơn là một vị vua.
Trường Fontainebleau bao hàm một số họa sĩ vãng lại” từ Ý, ngoài Rosso ra phần đông đều khuyết danh, tranh của họ không ký tên tác giả, như bức “Diana”, Nữ thần liệt hộ (săn bắn).
TRÀO LƯU HẬU PHỤC HƯNG Ở PHƯƠNG BẮC
Hình thái Fontainebleau độc đáo ở nét cường điệu hóa hình người và vật, tạo vẻ lãng mạn, phi hiện thực, nhưng lại “rất thực” và sống động, điển hình là họa phẩm Cảnh phán xử Paris (Judgement of Paris) của Joachim Wtewael, danh họa Bỉ (nay bao gồm cả vùng Hà Lan, Flanders).
Một danh họa Hậu Phục hưng nổi bật nữa là Bartholomeus Spranger (1546 – 1611), sinh ở Antwerp, hồi trẻ du học ở Ý và Pháp. Năm 1581, ông trở thành danh họa trong triều đại Hoàng đế Rudolf II, tạo ảnh hưởng lẫy lừng ở Hàn Lâm Viện Haarlem.
Tranh của Spranger tràn đầy nhục tính, gợi cảm, như bức “Thần lửa Vulcan Toà Maia” Ngón tay giữa của Vulcan đặt vào chỗ tim Maia, và ngón trỏ ở núm vú khiến Maia rung động, ưỡn mình lên, chân khép chặt lại, cực kỳ khêu gợi cùng với ánh mắt liếc sang Vulcan. Một trẻ mảnh mai với một già lực lưỡng tạo thêm tác dụng tương phản cho những mảng sáng tối đầy kịch tính.
MỘT TRUYỀN THỐNG PHONG CẢNH HOA
Ở miền Bắc, phong cảnh họa là một dòng độc đáo suốt thế kỷ 16. Trước đó, chỉ có những bức vẽ tiểu họa phong cảnh thường dùng trang trí quanh hành lang hay những chỗ gần cửa sổ, cửa ra vào, Phi, chờ đến thế hệ Brueghel và những danh họa miền Bắc thì phong cảnh mới trở thành nguồn cảm hứng trữ tình, nảy nở từ tình yêu thiên nhiên, vũ trụ bao la, vượt trên cuộc sống xã hội thường ngày.
Trong khi Gossaert tạo gạch nối nghệ thuật giữa hai vùng Nam Bắc thì Joachim Patinir (1480-1525) lại bắc nhịp cầu giao hòa giữa quá khứ và tương lai, giữa phong cách Gothic và Phục hưng. Patinir chịu ảnh hưởng sâu đậm của danh họa Đức, Diner như ta thấy ở họa phẩm “Vượt qua sông Styx”.
PHONG CẢNH HỌA Ở ĐỨC
Ngoài Patinir, còn một số họa sĩ trẻ ở Đức chịu ảnh hưởng Dürer như Albrecht Altdorfer (1480-1526), Lucas Cranach qua những phác họa phong cảnh màu nước ở vùng núi Alps. Altdorfer bắt đầu say mê phong cảnh từ khi du ngoạn vùng ven sông Danube, gợi cảm xúc rùng rợn mà quyến rũ lạ lùng.
Cảnh rừng của Altdorfer như “Cảnh Danube” chỉ có mây trời, cổ thụ, núi non chứ không có một bóng người lai vãng. Ông muốn thả hồn đi hoang, hòa mình cùng mây nước mênh mông, tận hưởng thú thần tiên giữa cõi thâm sơn cùng cốc hoàn toàn thoát tục.
Cảnh “Chúa từ biệt Thánh mẫu Maria”cho thấy cách đưa người vào cảnh của Altdorfer thật đặc sắc: ông lột tả nỗi buồn trong lòng người “tử biệt, sinh ly”, không chỉ bằng cử chỉ hay nét mặt, mà còn dùng thuật tạo hình cường điệu, đặt những hình nét thô kệch tương phản với vóc dáng thanh tú, đem cái xấu đặt cạnh cái đẹp một cách hài hòa tuyệt diệu.
DANH HỌA NỔI TIẾNG NÔNG DÂN
Pieter Brueghel (1525-1569) là một danh họa độc nhất phương Bắc có thể coi là đối thủ tương xứng với bậc thầy Dürer. Ông được gán biệt danh là “Nông dân”, mặc dầu Bruegels là một trí thức học cao, sống cuộc đời lịch lãm, du lịch khắp chốn, một nhà tư tưởng Nhân văn, được Hồng y Granvella bảo trợ.
Tuy đã từng qua Pháp và Ý, nhưng ông cảm nhận phong cách hội họa của Bosh và Patinir sâu xa hơn là các ảnh hưởng miền Nam. Biệt danh “nhà quê” của Brueghel có lẽ phù hợp nhất với những bức họa hoạt cảnh nông dân quê mùa như “Tiệc cưới “.
Nhân vật trong tranh toàn là đám dân quê nghèo nàn, những gương mặt ngô nghê, đần độn, từ cô dâu béo xồ xề đội mũ giấy cho đến chú rể ngây ngô, cục mịch. Xem kỹ từng đĩa đồ ăn, ta chỉ thấy da heo chiên dòn và những món rẻ tiền, đủ “đưa cay” cho dân nhậu chứ không đủ no bụng. Thằng bé ở tiền cảnh đang liếm tay, cầm cái đĩa hết sạch đồ ăn, rõ ràng là còn đói. Người giúp vui vừa chơi nhạc vừa nhìn dõi theo mâm đồ ăn, hình như có ý chờ xin một đĩa ăn đạm bạc. Xét toàn cảnh, ta thấy họa sĩ không hề có ý châm biếm hay khinh thị đám bình dân nghèo, nhưng ngược lại, khơi lên một sự thương cảm, ái ngại đối với nhân vật trong tranh.
Brueghel dựng cảnh tháp Babel đang xây nửa chừng dở dang trong họa phẩm Huyền thoại tháp Babel , chỉ được sáu bảy tầng. Ngoài đám người chỉ huy đứng ngông nghênh ở tiền cảnh, những nhân công ở trung cảnh đều nhỏ li ti như bầy kiến hay những con dã tràng đang loay hoay vận chuyển, xây cất.
Brueghel minh họa cái cảnh “nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì” một cách vô cùng hiện thực và hiển nhiên là châm biếm. Tuy hiện thực, nhưng Brueghel không dừng bút ở ngoại hình, không chỉ mô tả chi tiết bề ngoài của sự vật khách quan. Ông dẫn mắt và óc tưởng tượng của ta vào trạng thái trầm tư, lắng sâu vào lòng sự vật hoặc tâm khảm của từng nhân vật. Hơn thế nữa, qua tháp Babel, khán giả ngày nay rất có thể liên tưởng tới những công trình xây dựng hiện đại, hoặc là dỡ dang nửa vời, hoặc là hoàn thành cũng có thể là những dạng phồn vinh giả tạo mà thôi.
Họa phẩm “Thợ săn trên cùng tuyết” cũng cho ta thấy những đám người nhỏ li ti như kiến ở trung cảnh. Thợ săn và đàn chó ở tiền cảnh, tuy to lớn, nhưng chỉ là những cái bóng khổng lồ trên nền tuyết trắng mênh mông đến tận chân trời. Một bầu khí lạnh cóng, những thân và cành cây trơ trụi lá cũng trở thành những cái bóng cô liêu với vài bóng chim xơ xác lạnh trên cành. Giữa trung cảnh có một bóng chim lớn xoài cánh bay ngang trời, chúi mũi xuống phía “kiến người” hai mảng đất rộng dưới thung lũng.
Qua những tác phẩm vừa kể, Brueghel tỏ ra một thị quan hiện thực độc đáo cùng với cái nhìn xoáy vào vị trí và thân phận con người giữa thiên nhiên. Ông nhận thấy con người bé bỏng và luôn luôn phải lao đao, xoay xở tìm cách tồn tại trong mọi hoàn cảnh khi vui chơi cũng như lúc làm ăn, lao động.
@Images from Wikimedia.com