Đế quốc La Mã đã suy tàn vào đầu thế kỷ thứ 2 sau CN và vào thế kỷ thứ 3, sinh hoạt chính trị đi vào suy thoái và hỗn loạn. Khi Hoàng đế Diocletian chia cắt đế quốc làm hai, thành miền Đông và miền Tây, cuối cùng miền Tây bị sụp đổ và bị tiêu diệt vì giống người Đức dã man vào thế kỷ thứ 5. Ở phía Đông, tại Byzantine, một quốc gia mới, dựa vào Thiên Chúa giáo từ từ xuất hiện, kéo dài cả ngàn năm và hình thành một nền nghệ thuật mới nảy sinh từ đạo Cơ Đốc (Thiên Chúa giáo).
Ở La Mã, trong một mạng đạo cổ mộ nổi tiếng được gọi là những hầm mộ với hàng loạt tranh bích họa, có từ thời đạo Thiên chúa bị ngược đãi vào thế kỷ thứ 3, thế kỷ thứ 4 sau CN. Về phong cách, những bức họa này mang dấu ấn của truyền thống nối kết Hy Lạp – La Mã. Không có ấn tượng nghệ thuật, nhưng dù sao những hình minh họa, cũng gây xúc động. Nó truyền tải niềm tin nhiệm đã bù cho mọi yếu kém về kỹ thuật.
MỞ ĐẦU THỜI HOÀNG KIM CỦA NGHỆ THUẬT BYZANTINE
Vào năm 331, tức là 300 năm sau khi Thiên Chúa giáo bị bức hại. Hoàng đế Constantine công nhận giáo hội Cơ Đốc là một quốc giáo thuộc vùng của Đế quốc La Mã. Nghệ thuật mở đầu của Cơ Đốc khác với truyền thống LaHy về chủ đề hơn là về truyền thống.
Sau này, ở phía Đông mở ra nền nghệ thuật Byzantine thấy ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật Gothic. Nhiệm vụ hàng đầu của truyền thống này là duy trì Thiên Chúa giáo và đi đúng hướng từ thời Trung Cổ đến thời Phục hưng.
Khuôn mặt xác ướp nhìn trực diện, gợi niềm xúc động từ các bức chân dung “Faiyum” của người Ai Cập vào thế kỷ thứ 2, lưu lại trên những đồ khảm thời đầu Thiên Chúa giáo, được sáng tạo từ năm 526 đến 547 trong nhà thờ San Vitale, Ravenna, thủ đô của vùng đất đã giành được độc lập trong tay người Goths từ Đế quốc Đông La Mã miền Đông). Đồ khảm kính này đã đạt đến trình độ thuần thục về qui ước phong cách nghệ thuật, tính tao nhã chừng mực, mộc mạc, chân phương gây xúc động và trang nghiêm đã tạo nền tảng cho nghệ thuật của Byzantine. Người họa sĩ đã tạo ra hình ảnh của Justinian và hàng tùy tùng đã cho chúng ta một hình ảnh tuyệt vời, rất quí tộc của một hoàng đế Đông La Mã thế kỷ thứ 6. Ông nhỏ người, độc đoán, lãnh đạm và cao thượng,Justinian xuất hiện cùng các giám mục, tăng lữ và những tướng tá trong quân đội của ông ta: một hình ảnh hợp nhất giữa liên minh tôn giáo và quốc gia là sự sùng bái về vương quyền trong suốt thời đế quốc La Mã.
Tất cả những người thuộc tầng lớp cao trọng của Justinian cũng thấy cân xứng với các lãnh chúa tháp tùng. Họ đứng trên vách cao của đại giáo đường, vượt hẳn người thế gian cả về tinh thần và thể chất. Đối diện với hình ảnh ấy là một hình khảm kính khác sáng lung linh, bên vách tường kia: Nữ hoàng Theodora – vợ của hoàng đế Justinian.
Cùng thời đó, chúng ta có thể thấy nhiều hình ảnh vẽ trên xác ướp, gây niềm xúc động ở Faiyum và tường nhà tu hành ở Ravenna có sự cách biệt như xa vắng, để trong Tu viện thánh Catherine ở núi Sinai. Các tượng Thánh là hình ảnh tín ngưỡng truyền thống trong sinh hoạt ở nhà thờ phía Đông, bao giờ cũng là tượng Chúa Giêsu, hoặc Đức mẹ Maria hay các vị Thánh. Họ vẽ trên những ván nhỏ để tiện đêm dâng cúng, thờ lạy. Mỗi chi tiết trong hình đều mang một ý nghĩa tín ngưỡng đặc biệt. Đức mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng đăng quang giữa các thánh Theodore và Thánh George, mang vẻ đẹp thiêng liêng tạo cho hình tượng đó một quyền uy khôn sánh.
Mẹ Maria đôi mắt to tròn, biểu hiện cho tâm hồn thanh sạch, trong lòng bà là Chúa tể có thể tự lo liệu mọi bề, xem tranh ta thấy Mẹ Đồng Trinh có cái nhìn nghiêm nghị của bà mẹ. Hai vị thánh đứng bên, rất thân thuộc trong giáo hội phía Đông, thánh George, một chiến thánh giết rồng (dù kiếm ông để trong bao) và một chiến thánh khác là Theodore mà ngày nay ta ít biết đến. Các thánh đều mặc đồng phục cận vệ Hoàng gia nhưng ngày nay các thánh lấy thánh giá làm vũ khí.
Các thiên thần phía sau ngai, hướng lên nhắc ta xem chừng bàn tay Thiên Chúa vẫy gọi, Chúa Con. Ngài nắm trong tay một cuộn giấy làm biểu tượng, con Thượng Đế im lặng, chỉ riêng các thiên thần thấy được Ngài. Dù con mắt các thánh gợi ra rằng họ biết sự thiêng liêng ngự trị nơi đó. Bốn vầng hào quang của Đức Mẹ, Chúa Con và các thánh, tạo thành dạng Cây thánh giá và báo cho chúng ta thông điệp bí nhiệm trong cuộn giấy. Đó là một họa phẩm kì bí và thiêng liêng và bức này vẫn còn lưu giữ ở giáo hội phía Đông ngày nay.
THỜI HOÀNG KIM THỨ HAI CỦA NGHỆ THUẬT BYZANTINE
Vào thế kỷ thứ 8 và thứ 9, đế quốc La Mã phía Đông bị chia lìa vì cuộc tranh cãi kéo dài về việc sử dụng những tranh và chạm trổ trong sinh hoạt tôn giáo. Mọi tranh “vẽ người” đều bị xem là vi phạm lời răn của Chúa, là không được thờ lạy bất cứ “Ngẫu Tượng” nào! Vào năm 730, hoàng đế Leo III đã ra sắc luật loại bỏ các hình tượng nào của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và những vị Thánh thần nào mang hình dáng như con người, đều phạm luật này. Trong sắc luật này dành quyền cho đạo binh tôn giáo, phá hủy ngẫu tượng. Trên một thế kỷ, nghệ thuật tôn giáo còn cấm vẽ những hình cây lá hay tranh trừu tượng, làm nảy sinh cuộc di cư đều đều của các họa sĩ Byzantine sang phía Tây.
Vào năm 843, luật trên được bãi bỏ khi những tranh vẽ người được tôn vinh lại thì cuộc tiếp xúc với những họa sĩ phía Tây đã gây nên một ảnh hưởng cách tân và kỹ thuật tạo ảo giác trong nghệ thuật cổ điển.
Hình ảnh trên là bức tranh khảm treo kỹ thuật “Mosaic” chạm khắc với sắc màu phong phú, kích cỡ kéo dài từ bàn thánh lên vòm trần của đại Thánh đường Monreale, Sicily: Một tác phẩm vĩ đại, là bằng chứng hoàn hảo của tác phẩm thời Byzantine (đế quốc Đông La Mã). Kích thước đồ sộ, vẽ chân dung Chúa Giêsu nghiêm nghị và bệ vệ. Ngài hiện ra lung linh, rực sáng giữa bóng tối, không mang vẻ hiền hòa, nhân từ như một số bức tranh khác, mà đầy vẻ uy nghiêm của người nắm giữ quyền lực tối thượng: quyền lực của “Người Phán Xét”. Dưới Ngài là hình Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng Đăng Quang, các vị Thánh đứng xung quanh.
Tuy nét vẽ cũng đẹp và tinh xảo nhưng vẫn mờ nhạt bên cạnh chân dung Chúa Giêsu. Nền tranh dát vàng là một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật thời Byzantine chuyển dần sang thời Gothic.
HÌNH TƯỢNG THÂN THUỘC
Không phải tác phẩm nào trong thời Byzantine đều đồ sộ như thế. Một trong những tượng thánh nhỏ mà đẹp nhất trong thời đó là “Đức Mẹ Vladimir”. Có lẽ đây là bức tượng đã được vẽ ở Constantinople vào thế kỷ thứ 12, và sau đó được đem qua nước Nga. Cách vẽ Đức Mẹ và Chúa Con gợi lên lòng nhân hậu, đó là một tín hiệu mới trong nghệ thuật mô tả thần thánh. Trước đây hai nhân vật này được vẽ thành biểu tượng lòng tin đạo Chúa – Chúa Cứu Thế và Mẹ Ngài không thể hiện nét gần gũi thân mật. Nhưng ở đây, họ tỏ ra thân thiết như trong mối quan hệ của nhân loại.
Nghệ thuật vẽ tranh thờ ở giáo hội phương Tây ít vẻ huyền bí và đậm đà tính nhân văn hơn nghệ thuật Byzantine. Trong suốt thời Trung cổ, họa phẩm thường trích dẫn những lời dạy nổi tiếng của Chúa. Đó là thời nhiều người bị mù chữ. Trong một nhà thờ nhỏ Catalan ở Santa Maria tại Tây Ban Nha, các bích họa (vào thế kỷ 12) thường chỉ dùng 4 màu chính là trắng, đen, hoàng thổ, thần sa, pha trộn với xanh dương và cam…Những sắc màu đơn giản nhưng gợi cảm này đã thể hiện trong bức tranh David xoay người chém ông khổng lồ chậm chạp David trong trang phục trẻ con trông yếu ớt, thơ ngây và thiếu khả năng tự vệ. Trong khi đó Người Khổng Lồ khoác bộ giáp kiên cố kềnh càng tuy là người trần tục tài giỏi nhưng bị đánh bại bởi con chiên nhỏ bé của Chúa.
TRANH MINH HỌA
Sau khi dân du mục viễn chinh thống trị phương Tây, họ thích dùng những hành trang có kích cỡ nhỏ gọn, tiện lợi di chuyển theo Thiên Chúa giáo, nghệ thuật trang trí trong tôn giáo cũng theo yêu cầu ấy. Đó là những cuốn kinh viết tay có minh họa hình màu. Đó là những di vật đáng yêu còn lại của thời Trung cổ, mà các nhà phê bình nghệ thuật thường xem chúng là sản phẩm của thợ thủ công. Nhưng nghệ thuật hội họa là gì? “ARS” nghĩa gốc của tiếng La tinh có nghĩa là “Kiến thức” hay “Sự thông thái” và nghĩa rộng ra là nghề thủ công, hay “Sự khéo tay”. Cặp mắt và đôi tay thuần thục là yếu tố quan trọng để hoàn thành sản phẩm nghệ thuật như ý.
HOÀNG ĐỂ TRIỀU ĐẠI FRANK
Một nhân vật chính trị có quyền lực nhất ở châu Âu, vào đầu thời Trung cổ là Charlemagne. Tên ông vào thời đó gọi là “Charles Vĩ Đại” và Charlemagne phiên âm từ tiếng La tinh. Đây gọi là triều đại Frank, do Charles vĩ đại cai quản.
Quân đội dưới thời Charlemagne đã mở rộng lãnh thổ sang tới Bắc Âu, tính từ năm 768 đến 814. Với sức mạnh trong tay, ông có trách nhiệm phải củng cố Thiên Chúa giáo ở miền Bắc và làm sống lại nghệ thuật cổ xưa, đã có thời rất hưng thịnh trước khi nó bị sụp đổ theo đế quốc Tây La Mã trước đó 300 năm.
Năm 800, khi Charlemagne lên ngôi hoàng đế ở vùng đất mà bây giờ gồm cả Pháp và Đức, ông ta trở thành một người bảo hộ tuyệt vời cho nghệ thuật. Ông nói lưu loát tiếng La tinh và hiểu tiếng Hy Lạp, dù ông không biết viết. Ông muốn những họa sĩ thời mình nói lên được thông điệp của đạo Thiên Chúa, cả vẻ nguy nga và tầm quan trọng dưới triều đại ông. Trong cung điện của mình ở Aachen, ông đã tuyển các học giả giỏi nhất, nổi tiếng nhất ở châu Âu vào thời đó là Alcuin xứ York, một người Anh ở vùng Northumbria.
Charlemagne đã đặt làm nhiều bộ Phúc Âm bằng tiếng La tinh, trang trí huy hoàng. Một số tác phẩm thể hiện vẻ cổ kính uy nghi và lộng lẫy. Hoàng đế đã gởi các họa sĩ đến Ravenna để họ học hỏi về bích họa và nghệ thuật khảm từ đầu thời Thiên Chúa giáo và thời Byzantine, những phong cách nghệ thuật này thích hợp cho sự phát triển tôn giáo trong đế chế mới hơn là nghệ thuật của người ngoại đạo ở Hy Lạp và Rôma. Ông ta đặt vài họa sĩ Hy Lạp viết và minh họa sách Phúc Âm. Ảnh hưởng của thời Byzantine kèm với những yếu tố từ đầu thời Thiên Chúa giáo, thời Anglo-Saxon và nghệ thuật Đức, đều thấy trong các bản thảo minh họa này. Những truyền thống nghệ thuật này trộn lẫn nhau hình thành phong cách Carolingian, được thể hiện trong bức Thánh Mattheu từ sách Phúc Âm Vàng Harley. Quyển này viết dưới thời Charlemagne, nó mang tên nhà sưu tầm Lord Harley mà trước đây ông từng ở hữu. Thánh Matthew viết sách Phúc Âm theo quan điểm thiên lệch, nhưng lại cân bằng về mặt tình cảm. Họ vẽ ông hơi ngả người, lắng nghe Thánh Linh, lặng lẽ thu thập sự kiện, hơi mỉm cười. Một thiên thần biểu tượng, đang bay lượn trên đầu ông ta với một tư thế cân bằng, và cũng thể hiện một hạnh phúc bình lặng.
MINH HỌA CELTIC
Lòng nhiệt tâm của những người truyền đạo Thiên Chúa đã lan truyền khắp châu Âu mà có thể thấy được sức mãnh liệt của nó trong thành trì Thiên Chúa khá nhỏ ở Ireland Celtic đã cải sang đạo Thiên Chúa vào thế kỷ thứ 5. Cộng đồng các dòng tu Celtic tiến bộ cũng được ra đời ở Anh và miền Bắc châu Âu. Nghệ thuật phức tạp hình thành trong những cộng đồng này, đã thể hiện sự pha trộn phong cách Celtic lôi cuốn chúng ta qua bao thế kỷ thật đáng kể.
Còn ba tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa thanh cao hơn cả là cuốn Book of Durrow, Phúc Âm Lindisfarne và cuốn Book of Kells. Bản thảo Book of Kells do các thầy tu Irish (Ai Len) sáng tạo trên đảo Iona vào thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9, và sau này đem về tu viện Kells ở Ireland, có thể là tác phẩm minh họa tuyệt vời nhất. Những hình ảnh ẩn dụ có một sức mạnh hình tượng trong trang vẽ biểu tượng của bốn tác giả Phúc Âm: Thiên thần của Matthew, sư tử của Mark, bò đực của Luke và đại bàng của John.
—
Tổng hợp và biên tập bởi ChimkudoPro
Mọi chia sẻ và trích dẫn đều phải đính kèm link tới bài viết gốc