Từ giữa những năm 2010, số lượng những bức ảnh được chụp mỗi năm bỗng tăng vọt lên rất nhiều so với lịch sử làng nhiếp ảnh trước đây. Tính dân chủ hoá và sự phá vỡ các rào cản đồng nghĩa với việc lịch sử nghề nhiếp ảnh sẽ có thêm rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hơn nữa. Và trong vị thế đầy cạnh tranh như vậy, làm thế nào để nổi bật? Không chỉ xuất hiện thêm nhiều nhiếp ảnh gia, mà chỉ với một sự đánh giá nhanh của mạng xã hội thôi cũng thấy được rằng các nhiếp ảnh gia “đối thủ tiềm năng” đang mọc lên như nấm mỗi ngày bất kể bạn đang chụp ảnh sản phẩm, đồ ăn hay thời trang….hay bất cứ lĩnh vực nào đi chăng nữa. Nếu bạn muốn phát triển và thành công hơn nữa, một lần nữa phải lặp lại câu hỏi: làm thế nào để xây dựng phong cách cá nhân nổi bật?
Tôi đã rất may mắn khi được tham dự một buổi học gần đây của Lindsay Alder có tên là: Đi từ “tốt” đến “tuyệt vời” tại ProFusion Expo (một sự kiện thường về nhiếp ảnh rất nổi tiếng ở Canada). Sự kiện diễn ra tại Toronto và được tài trợ bởi Vistek – một cửa hàng Digital camera có tiếng ở nước này, đồng thời cũng là đơn vị chủ trì các cuộc hội thảo và sự kiện ra mắt sản phẩm trong năm.
Alder đã giải thích rằng với kinh nghiệm (có thể coi là vô cùng thâm niên) của cô, thì phong cách cá nhân chính là thứ giúp cô nổi bật hơn số lượng khổng lồ những nhiếp ảnh gia đang phát triển khác.
BỎ QUA VẤN ĐỀ TIỀN BẠC
Alder khẳng định chắc nịch rằng sẽ rất bấp bênh nếu bạn làm cho mình nổi bật hơn nhờ vào tiền bạc (Fstoppers cũng đã có nhiều bài viết về vấn đề này rồi). Về cơ bản thì việc lúc nào cũng là người trả giá thấp nhất sẽ không chỉ khiến thu nhập của bạn thấp đi mà thậm chí còn tống cổ bạn ra khỏi thương trường. Sau cùng, bạn vẫn nên kiếm đủ để sống. Nếu bạn liên tục hạ giá bản thân để nổi bật, thì cuối cùng bạn sẽ chạm đến các mốc mà khiến bạn mất giá luôn ở vị trí này.
KHÔNG CẦN ĐẶT NẶNG TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG
Xu hướng hiện tại là rất nhiều doanh nghiệp đang bất chấp rủi ro để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn đối thủ của họ. Cứ đi thử một bộ suit hay một chiếc váy trong một cửa hàng quần áo cao cấp đi và bạn sẽ được chui vào phòng thử đồ riêng sang trọng hoặc được tặng một ly rượu lấp lánh. Hoặc hãy email cho vị luật sư triệu đô của bạn một câu hỏi và bạn chắc chắn sẽ nhận lại được câu trả lời trong vòng chưa đến một giờ đồng hồ.
Trong chụp ảnh cưới hay chân dung, việc đề xuất cho khách hàng các buổi gặp mặt trao đổi 1-1 hay những chiếc hộp quà và album cưới đẹp hơn, thể hiện tình bạn vĩnh cữu hay một khu bày ảnh cưới với rượu và giỏ kẹo phong cách retro. Hiện nay xu hướng của nhiếp ảnh thương mại là đề xuất thời gian quay vòng nhanh hơn, studio xịn sò hơn với ghế sofa sang chảnh và ghế tựa, hoặc phục vụ giữa trưa và những bữa tiệc đắt tiền.
Chỉ với một vài nghiên cứu nhỏ, ai cũng có thể khám phá ra cách để đề xuất một trải nghiệm tuyệt vời hơn và hối hả thực hiện nó ngay lập tức. Sau cùng, điều này sẽ trở nên phổ biến trong giới nhiếp ảnh gia khiến cho bạn không thể nổi bật hơn được nữa. Thêm vào đó, trải nghiệm càng xịn thì càng tốn nhiều tiền và đến cuối cùng thì bạn sẽ nhận ra tất cả những điều này đều mang tính cạnh tranh về vấn đề giá cả và không hề bền vững chút nào.
PHONG CÁCH RIÊNG
Thay vì cạnh tranh trong một khía cạnh quá đông đúc, Adler khuyên bạn nên cạnh tranh trong một đấu trường mà bạn có thể khiến mình nổi bật một cách rõ ràng: nhờ phong cách riêng.
Đơn giản là bởi một phong cách riêng ấn tượng chỉ đến từ sự phản chiếu bạn vật qua ống kính của riêng bạn, với trải nghiệm của một mình bạn, không ai giống ai cả. Tất nhiên là phong cách riêng đôi khi cũng có thể bị “đạo”, nhưng nếu liên tục phát triển phong cách riêng ấy của mình, thì nó sẽ ghi dấu ấn tới mọi người, và bạn sẽ luôn là người tiên phong.
CÂU CHUYỆN CỦA ADLER
Trong khoá học của Adler, cô đã tâm sự về một thất bại mà khiến cô nhận ra phong cách quan trọng đến nhường nào. Khi còn là một nhiếp ảnh gia “nghiệp dư” chân ướt chân ráo ra trường, Adler đã gặp Giám đốc Nghệ thuật của một Agency và ông đã bình luận về Portfolio của cô. Mặc cho những thành công nhất định trước đó của Adler, vị Giám đốc đó vẫn không hề ấn tượng một chút nào. Ông chỉ nói rằng ông thích những phần liên quan tới kĩ thuật của bức ảnh, nhưng nó hoàn toàn không đọng lại chút dấu ấn nào, không có phong cách riêng khiến Adler nổi bật hơn so với những ứng cử viên khác.
Tại thời điểm đó, Adler đã quyết định đây chính là lúc cô phát triển phong cách cá nhân của mình, một phong cách đúng “chất” Adler nhất có thể.
PHÁT TRIỂN PHONG CÁCH RIÊNG
“The life so short, the craft so long to lerne” – Chaucer
(“Đời người thì ngắn mà kiến thức thì vô vàn” – Chaucer)
Có rất nhiều những bài báo và video trên mạng nói về tầm quan trọng của việc định hình và phát triển phong cách riêng rồi, và tôi cũng gần như không bỏ sót cái nào. Thế nhưng cách tiếp cận của Adler có thể nói là rất đơn giản để học tập và nó khiến chúng ta muốn bắt tay ngay vào hành động. Việc này chỉ tốn chút ít công sức thôi.
ĐỊNH NGHĨA PHONG CÁCH CỦA BẠN
Theo Adler, điều đầu tiên bạn cần làm là chọn ra những bức ảnh yêu thích nhất trong Portfolio của bạn, và sau đó lựa chọn 3-5 từ để miêu tả chúng. Tại đây thì bạn sẽ liệt kê ra theo kiểu số ở thang máy. Bạn nên dùng 1-2 từ để miêu tả từng chủ đề, mô típ hình ảnh và cảm xúc.
Miêu tả chủ đề
Miêu tả mô típ hình ảnh
Miêu tả cảm xúc
Để minh hoạ cho việc này, Alder đã “bình” vài từ cho các tác phẩm của 2 đồng nghiệp là Brooke Shaden và Chris Knight:
Brooke Shaden
“Tối – Hoạ sĩ – Dị – Mỹ nghệ “
Chris Knight:
“Kịch tính – Hoạ sĩ – Vượt thời gian – Chân dung”
Helmut Newton:
Tôi đã đề nghị Adler nêu thêm một vài cái tên ví dụ, và lần này là một nhiếp ảnh gia được xem như “đá thử vàng” trong làng nhiếp ảnh thời trang.
“Sức mạnh – Nữ quyền – Tình dục – (Khám phá vương quốc) nhiếp ảnh thời trang”
Adler:
Và Adler cũng nhắc đến cả tác phẩm của mình nữa:
“Rõ ràng – Đậm nét – Linh động – Thời trang”
SÀNG LỌC PHONG CÁCH CỦA BẠN
Một khi bạn đã định nghĩa rõ được phong cách của mình, thì việc tiếp theo cần làm là dành thời gian để sàng lọc nó. Adler đã chỉ ra rằng phong cách cũng cần có thời gian mài giũa để phát triển.
“It’s not where you take things from; it’s where you take them to”. – Jean-Luc Godard
(“Vấn đề không phải bạn lấy nó từ đâu, mà là bạn sẽ đưa nó đi tới đâu”)
Adler đã khám phá ra rằng tốt nhất là bạn nên chưa ra vài ngày “nghỉ tay” chỉ để chụp hình cho bạn. Những ngày như vậy sẽ giúp bạn hiểu rõ và sàng lọc được phong cách của mình. Để phát triển concept cho những ngày này thì Adler đã đề xuất rằng bạn nên dành thời gian ngắm các bức ảnh đẹp và phân tích chúng, lọc ra những điều bạn thích nhưng vẫn phải bám sát vào phong cách riêng của bạn.
“Nếu bạn bắt chước từ một cuốn sách, đó là đạo văn. Nhưng nếu bạn bắt chước nhiều cuốn sách, thì đó lại là nghiên cứu”. – Wallace Notestein (một giáo sư xứ Yale và đồng thời cũng là một phần của phái đoàn Mỹ đến Versailles khi cuộc Chiến tranh Thế giới 1 kết thúc)
TIẾN HOÁ PHONG CÁCH CÁ NHÂN CỦA BẠN
Nếu bạn đang có ý định cạnh tranh với các nhiếp ảnh gia khác dựa vào phong cách, thì bạn nên tiếp tục trau chuốt cho nó. Ngay khi bạn phát triển được phong cách riêng của mình rồi thì chắc chắn bạn sẽ nổi bật hơn hẳn những người chưa có, hoặc những người có nhưng khác biệt với bạn thôi. Bất cứ thành tựu nào dựa vào phong cách đều không tránh khỏi việc bị “đạo nhái”. Bạn sẽ cần phải liên tục tiến hoá phong cách của mình để tiên phong cho những người chỉ dựa vào việc biến thành cái đuôi của bạn để thành công.
Tôi đã được thuyết phục bởi suy nghĩ của Adler rằng một khi bạn phát triển được phong cách đủ độc đáo và thú vị của mình rồi, thì cơ hội những người khách hàng cũng muốn phong cách đó tìm đến bạn là rất cao. Tất nhiên là không phải phong cách nào cũng độc nhất vô nhị, nhưng ý Adler là nếu bạn phát triển phong cách tới cái mức mà đối thủ của bạn không còn là hàng trăm, hàng nghìn người nữa mà chỉ còn một vài người thôi, thì chắc chắn lúc ấy mọi lời nói của bạn đều vô cùng có trọng lượng.
Và nhớ rằng, mục tiêu trước mắt là tóm lấy những thứ cộng hưởng với bạn và biến nó thành của bạn. Những tác phẩm và hướng dẫn của Adler thực sự là một bước khởi đầu hoàn hảo để làm được điều đó.
Kinh nghiệm của bạn trong việc tạo ra phong cách cá nhân là gì?
Bạn đã làm những gì để phát triển phong cách cá nhân cho riêng mình?
Credit
—
Translated from fstopper
Original author: Mark Dunsmuir
Bản quyền bài dịch thuộc về @Chimkudo Academy – Lighten your values
@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết