Một trong những phụ kiện nhiếp ảnh phổ biến nhất chính là chiếc Hood máy ảnh – 1 phụ kiện làm bằng nhựa hoặc kim loại được gắn trước ống kính và làm ống kính trông chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, nó còn có nhiều công dụng hơn thế. Những chiếc Lens hood làm cho bức ảnh đạt chất lượng cao hơn. Bài viết này sẽ chỉ ra toàn bộ những gì bạn cần biết về Hood máy ảnh và cách sử dụng nó để bức ảnh đạt chất lượng ảnh cao nhất.
Tại sao bạn nên sử dụng 1 chiếc Lens Hood
Một chiếc Lens hood còn được gọi là Lens shade hoặc cái tên “mỹ miều” hơn là “loa che sáng”, được gắn đằng trước ống kính máy ảnh của bạn và ngăn cản ánh sáng lung tung gây ra bởi Flare trong bức ảnh. Nó cũng có tác dụng bảo vệ ống kính mỗi khi bạn lỡ tay để ống kính trực tiếp đụng vào vật gì đấy.
Nó khá ấn tượng. Chỉ cần đặt 1 phụ kiện nhẹ vào trước ống kính, ngay lập tức đã cải thiện được chất lượng hình ảnh và độ bền của ống kính. Đây là lý do tại sao hầu hết các nhiếp ảnh gia sử dụng Hood máy ảnh bất kể khi nào họ có thể.
Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra những thông tin cụ thể hơn về lợi ích của những chiếc Lens Hood, bao gồm cả các bức ảnh mẫu được chụp khi có hood và không hood. Nhưng có 1 điều quan trọng nhất: Sử dụng Hood máy ảnh giúp bức ảnh của bạn tăng chất lượng và giảm thiểu được flare.
-
Hood máy ảnh làm Giảm tối đa flare
Mục đích chính khi sử dụng 1 chiếc Hood chính là giảm thiếu 1 số lượng lớn Flare từ ống kính – thứ có thể xuất hiện trong bức ảnh của bạn. Nếu bạn đã từng chụp những bức ảnh với nguồn sáng lớn – đặc biệt ánh sáng từ mặt trời – chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều Flare trong bức ảnh.
Thật không may, có một vấn đề lớn với flare là nó có thể thường xuất hiện kể cả khi nguồn sáng bên ngoài bức ảnh của bạn. Đây là vấn đề thậm chí bạn không nhìn thấy khi chụp, chỉ khi mở bức ảnh trên máy tính bạn mới có thể nhận ra rằng bức ảnh có nhiều ánh sáng chói và phản xạ lung tung.
Nó thường xảy ra khi bạn dùng fillter ống kính chất lượng thấp hoặc ống kính của bạn không có lớp chống loá. Một vài ống kính sẽ bị nhiều flare hơn những ống kính khác. Tin tốt là những chiếc Lens Hood có thể giúp bạn khắc phục điều này – mặc dù chỉ trong trường hợp đặc biệt.
Dưới đây là 2 bức ảnh, 1 bức được chụp khi có hood (bên dưới) và 1 bức không có hood (bên trên). Bạn có thể nhận ra được sự khác biệt rõ ràng. Có 1 vùng màu đỏ trong khung hình ở phía dưới cùng trong bức ảnh đầu tiên, điều này đã được khắc phục trong bức ảnh thứ 2. Những vùng flare màu cam, mờ cũng được khắc phục.
Do đó, để giảm flrare trong bức ảnh, sử dụng Hood máy ảnh là 1 ý tưởng không tồi.
-
Lens Hood máy ảnh tạo thêm độ tương phản cho bức ảnh
Lens hood không chỉ giúp ngăn cản 1 vùng lớn của Flare và lệch màu, Chúng cũng cải thiện độ tương phản và màu sắc tổng thể trong ảnh.
Với bản thân tôi, đây là lý do tại sao tôi hầu như luôn luôn sử dụng Lens hood. Được sử dụng đúng cách, chúng không bao giờ làm giảm chất lượng hình ảnh của bạn. Điều này đúng ngay cả khi bạn không ở trong ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bất kỳ nguồn ánh sáng nào lọt vào phía trước máy ảnh cũng có thể làm giảm độ tương phản trong bức hình.
Ở ví dụ so sánh phía trên, sự khác nhau không chỉ ngoài việc bức ảnh thứ 2 ít flare hơn. Hãy chú ý vào phần cỏ phía dưới bên phải của tấm hình, độ tương phản hiện lên rõ rệt ở bức ảnh có hood khi cả 2 đều được set up cùng 1 thông số máy ảnh và phần Shadow của bức ảnh thứ 2 tốt hơn.
Tùy thuộc vào ống kính của bạn, những khác biệt này có thể rõ ràng hơn nữa. Tôi sử dụng Nikon 35mm f / 1.8 FX để so sánh 2 bức ảnh ở trên, ống kính này có khả năng chống chói khá tốt. Nếu bạn có lớp phủ kính cũ hơn hoặc lớp phủ rẻ hơn, có lẽ bạn thực sự nên mang theo Lens Hood. Trước đây tôi đã chụp vài bức ảnh và đã đã xóa chúng vì tôi không sử dụng được. Đừng phạm sai lầm tương tự!
Không có Lens hood, vấn đề lớn đấy. Ánh sáng chói trực tiếp vào camera. Đặc biệt, khi ống kính của bạn có lớp phủ có chất lượng thấp, lens hood là điều cần thiết.
-
Lens hood bảo vệ ống kính của bạn
Ngoài chất lượng hình ảnh, mục đích khác của chiếc Lens Hood là giúp bảo vệ ống kính của bạn tránh va đập, trầy xước, dấu vân tay và các nguy cơ khác. Nếu bạn đã từng làm xước kính của mình, Lens hood không hoàn toàn bảo vệ toàn bộ được, nhưng nó tốt hơn nhiều so với việc bạn không sử dụng bất cứ chiếc lens hood nào. Hư chiếc lens hood sẽ tốt hơn khi hư ống kính máy ảnh phải không.
Cá nhân tôi đã ngừng sử dụng bộ lọc UV (Clear filter) trên ống kính với mục đích bảo vệ, thay vào đó tôi dùng Lens hood. Tôi không nói bạn nên làm điều này – một số người luôn sử dụng UV filter để lọc tia cực tím, đặc biệt là những bức ảnh cần yêu cầu chất lượng cao – nhưng đó là chỉ là một khả năng.
Lens Hood giups giảm thiểu những thiệt hại từ thời tiết. Lens hood giúp giảm thiếu những mảnh nhỏ bay vào ống kính của bạn nhất là khi chụp ảnh trong mưa hoặc tuyết. Nếu tôi dự định ra ngoài trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tôi luôn luôn kiểm tra vài lần và không bao giờ rời nhà mà không có Lens hood.
Những trường hợp không sử dụng Lens hood.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt bạn không nên hoặc không thể sử dụng Lens Hood trong khi chụp. Đây là các tình huống chính:
- Bạn muốn hiệu ứng Flare trong bức ảnh
- Ống kính được thiết kế cho những máy ảnh cảm biến nhỏ, và khi bạn chụp, 1 phần của Lens hood dính vào bức ảnh.
- Khi bạn đang sử dụng Filters hoặc những thiết bị khác trên ống kính, và không thể gắn thêm Hood.
- Không sử dụng Lens hood trong điều kiện gió lớn vì nó làm cho bức ảnh của bạn bị rung, mờ
Không phải thường xuyên, tuy nhiên nếu mục tiêu của bạn là chụp được Flare trong bức ảnh, thì bạn nên bỏ chiếc Lens hood đi. Bức ảnh dưới đây có 1 lượng lớn flare, tuy nhiên những flare này lại tạo ra được nội dung cho bức ảnh. Trong những trường hợp như vậy, hãy cất chiếc Hood đi.
Trường hợp khác, bạn có thể cần phải tháo Lens hood để tránh nó xuất hiện trong ảnh của bạn. Đây là trường hợp phổ biến nhất khi bạn sử dụng ống kính dành cho máy ảnh cảm biến nhỏ, chẳng hạn như ống kính Nikon DX trên máy ảnh FX. Tuy nhiên, một vài ống kính – giống như ống kính 8-15mm f / 3.5-4.5 của Nikon – chiếc lens hood sẽ dính vào hình ở tiêu cự rộng nhất và bạn sẽ cần phải tháo nó ra để chụp được toàn bộ hình ảnh.
1 trường hợp khá phổ biến nữa là khi bạn đang sử dụng những phụ kiện ống kính, chẳng hạn như Filter hoặc hay light ring, điều này khiến bạn không thể lắp Lens Hood đằng trước ống kính được. Nếu Filter hay light ring là điều cần thiết cho tấm ảnh của bạn, hãy tiếp tục sử dụng chúng; tuy nhiên hãy cẩn thận để tấm ảnh không xấu đi bởi những Flare không mong muốn. Đối với cá nhân mình, tôi cũng rất hay sử dụng 1 vài Filter để chụp ảnh phong cảnh – cái mà không cho phép tôi sử dụng thêm Lens hood. (Có một số Hood chuyên dụng có sẵn cho các bộ lọc như thế này, nhưng chúng thường quá đắt – ví dụ 200 đô la cho bộ lọc của Lee Filter).
Tôi đã không sử dụng Lens hood ở đây do bộ lọc GND của tôi.
NIKON D800E + 20mm f / 1.8 @ 20mm, ISO 100, 0,2 giây, f / 8.0
Cùng với ba lý do chính, trong vài trường hợp, các nhiếp ảnh gia loại bỏ Lens hood của họ để hình ảnh đẹp đẽ hơn. Nếu bạn sử dụng flash trên máy ảnh, có thể bóng của Lens hood sẽ xuất hiện trong ảnh của bạn, vì vậy bạn nên tháo nó xuống. Hoặc, bạn có thể sẽ phải tháo lens hood để chụp ảnh đường phố để trông ít đáng sợ hơn. Tôi thậm chí còn thấy mọi người tháo Lens hood của họ để ở nhà để có thể tiết kiệm một chút trọng lượng cũng như số lượng thiết bị, đặc biệt cho các chuyến đi dài.
Cuối cùng, nếu bạn chụp ảnh trong điều kiện có gió, bạn nên tháo chiếc Lens Hood để giảm thiểu độ rung trong bức ảnh của mình. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang sử dụng ống kính tele. Khi tôi chụp ảnh phong cảnh trong môi trường có gió mà không có ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, tôi có thường chụp mà không có lens hood. Điều này cũng đúng khi chụp ảnh từ máy bay hoặc máy bay trực thăng với cửa sổ mở, trong trường hợp đó bạn không nên sử dụng Lens Hood.
Cũng có thể có những trường hợp đặc biệt khác tùy thuộc vào tấm ảnh bạn đang chụp và điều mà bạn mong đợi. Lens hood thường được sử dụng vì nhiều ưu điểm, tuy nhiên, bạn biết rõ hơn ai hết, nó có hiệu quả trong trường hợp của bạn hay không.
Phân loại lens hood: Round hoods và Tulip Hoods
Có 2 loại Hood hiện có trên thị trường là round hoods và Tulip hoods.
Tulip hood còn được gọi là Hood cánh hoa, trông thú vị phải không – nhưng tại sao chúng lại có hình dạng đó? Câu trả lời đơn giản là chúng được thiết kế để chặn mọi ánh sáng ngoài ý muốn. Bởi vì cảm biến máy ảnh là hình chữ nhật, thiết kế hình cánh hoa là điều hợp lí; các rãnh của nó cho phép hình ảnh nhìn được nhiều nhất có thể cho bốn góc ảnh. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải đặt một chiếc Lens hood chính xác. Nếu nó được xoay không chính xác, có thể bạn sẽ chụp một phần chiếc lens hood trong ảnh của mình như 4 góc đen ở hình dưới đây.
Round Hoods (Hood tròn) có thiết kế đơn giản hơn, mặc dù chúng thường không hiệu quả lắm.
Điều này không có nghĩa là Round hood là xấu. Nhiều ống kính tele, đặc biệt là những ống kính đắt tiền, sử dụng round hood thay vì thiết kế tulip, và chúng hoạt động tốt – tốt hơn nhiều so với không sử dụng gì. Cuối cùng, sử dụng bất cứ Lens hood nào đi kèm với ống kính và bạn sẽ không bao giờ phải thất vọng.
Lưu ý rằng Lens Hood trên ống kính zoom chỉ phù hợp với tiêu cự rộng nhất của ống kính ( trong đa số các trường hợp). Nếu không, bạn sẽ chụp phải mép của Hood mỗi lần thu nhỏ. Vì vậy, khi bạn sử dụng một zoom – cho dù là round hood hay tulip hood – hãy chú ý đến độ dài tiêu cự.
Cất giữ và vận chuyển
Khi bạn đi du lịch, có thể bạn sẽ muốn cất Lens hood sao cho nó chiếm ít không gian nhất có thể. Mặc dù chúng thường nhẹ,nhưng Hood cũng có thể chiếm nhiều diện tích trong túi của bạn.
Một phương pháp bạn có thể áp dụng để giảm thiểu diện tích cũng như số lượng hood chính là sử dụng 1 Hood cho nhiều Lens khác nhau (Nếu bộ lens bạn mang đi có thể lắp chung được.) Không phải lúc nào cũng hiệu quả vì mỗi Lens lại có chu vi ống kính khác nhau. Tuy nhiên, với bộ lens của mình bao gồm: ống kính 20mm f / 1.8, 35mm f / 1.8 và 70-200mm f / 4 Nikon, tôi chỉ cần sử dụng 1 chiếc Hood duy nhất.
Một lựa chọn khác đơn giản hơn chính là lắp ngược lại Hood trên chiếc Lens của bạn. Ngoài một số ống kính góc rộng được tích hợp sẵn, gần như mọi Hoods trên thị trường đều có thể được đảo ngược để dễ dàng vận chuyển, làm cho nó trông giống như sau:
Mặc dù hơi to hơn ống kính một chút nhưng quả thực nó không tệ. Nếu tôi không thể xếp chồng những chiếc Hood trong khi đi du lịch, tôi chỉ đơn giản là lắp ngược chúng lại để tiết kiệm không gian trong balo của mình.
Nếu bạn không có Hood thì sao?
Không phải tất cả các ống kính đều có Hood. Đặc biệt, nhiều ống kính kit không bao gồm hood, chẳng hạn như zoom 18-55mm từ Nikon và Canon. Nếu đó là trường hợp nó có đáng để tiêu tiền để mua 1 chiếc Lens Hood riêng? Mặt khác, Lens Hood của các nhà sản xuất có thể khá tốn kém. Các ống kính rẻ thường có Hood bán lẻ với giá 25 đô la hoặc hơn, với một số (đặc biệt là các ống kính cao cấp) thì đắt hơn nhiều. Nếu bạn có ống kính Nikon 800mm f / 5.6, tôi hy vọng bạn không bị mất Lens Hood đi kèm. Chi phí thay thế là $ 1000!
Cuối cùng, bạn có thể mua Lens Hood với thương hiệu rẻ tiền khác với giá 10 đô la. Có thể nó không hoàn toàn hoạt động trơn tru với ống kính, tuy nhiên nó vẫn sử dụng ở mức chấp nhận được. Một số người thậm chí còn tự tạo ra Hood bằng giấy hoặc bìa cứng, chắc chắn đó là lựa chọn rẻ nhất và họ cũng không mong đợi chất lượng hoàn hảo từ những chiếc Hood tự tạo đó.
Tip cuối cùng cho bạn
Nghe có vẻ khá ngốc nghếch nhưng đừng chụp ảnh khi Hood máy ảnh đang được lắp ngược !
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi khá nhiều người vẫn làm như vậy. Thật sự vô ích khi làm như thế. Bạn sẽ không ngăn được bất cứ ánh sáng nào cũng như không bảo vệ được ống kính của mình. Chưa hết, hầu hết, Hood sẽ ngăn 1 phần vòng lấy nét hoặc vòng zoom, và điều đó làm ống kính khó vận hành hơn.
Lý do duy nhất để bạn lắp ngược Hood chỉ để dễ dàng cất giữ và vận chuyển mà thôi.
Kết luận
Hy vọng rằng, bài viết này cung cấp cho bạn những điều bổ ích thời điểm và cách sử dụng Lens Hood cho bức ảnh của bạn. Việc sử dụng lens Hood rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho tấm ảnh cũng như bảo vệ khỏi các nguy cơ hư hại cho ống kính của bạn.
Credit
—
Translated from photographylife.com
Translated content is copyright by ChimkudoPro.
Mọi trích dẫn phải đính kèm link tới bài viết này