Sự phổ biến của các preset có sẵn khiến ảnh chụp từ máy số trông giống như chụp từ máy film, nói lên mong muốn hoài cổ của chúng ta đối với sự thẩm mỹ và “cảm giác” mà máy film đem lại. Nhưng một trong những yếu tố chính khiến những bức ảnh “cũ” này trông không liên quan gì đến film là do ống kính chụp những bức ảnh đó. Các ống kính cổ điển có các thấu kính và lá khẩu khác so với ống kính hiện đại ngày nay. Vì vậy chúng đem lại hiệu ứng bokeh đặc biệt và độ tương phản nhẹ rất độc đáo. Khi lắp những chiếc lens cổ điển lên máy ảnh kỹ thuật số hiện đại, bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu của ống kính. Không cần đến các preset!
Dưới đây là 5 lens cổ điển và một vài hướng dẫn nhỏ để sử dụng chúng trên chiếc máy ảnh số của bạn.
1. Canon FD 50mm f/1.8
Đây là một chiếc lens mang tính iconic đối với các nhà sản xuất máy ảnh trên toàn thế giới. Canon FD 50mm được sử dụng trong nhiều năm và được update trong suốt vòng đời của nó. Một số người thường tranh cãi rằng chiếc lens này sản xuất vào năm nào có chất lượng tốt nhất. Nhưng phải nói thật rằng, bất kỳ phiên bản Canon FD 50mm nào còn hoạt động được, cũng đều đem đến photojournalist vibes cho chiếc máy ảnh kỹ thuật số bây giờ.
2. Helios 44m-4 58mm f/2
Helios 44mm-4 là một ống kính Liên Xô được ra đời khoảng 40 năm trước. Trong quá trình sản xuất, nó đã được thay đổi rất nhiều nhưng tất cả các phiên bản đều có một điểm chung, đó là hiệu ứng bokeh “xoáy” mà không ống kính nào khác có thể làm được. Qua nhiều năm, chiến lens này dần được nâng cấp với các tiêu chuẩn ngàm phổ biến và hầu hết chúng có thể lắp được cho các máy ảnh hiện đại. Với các lá khẩu bằng kim loại, thấu kính chất lượng cùng mức giá rẻ, đây là một trong những ống kính cổ điển đáng để thử.
3. 100mm f/2 Olympus OM Zuiko Auto-T
Đây là chiếc ống kính Olympus ra mắt đầu những năm 80 cùng với body Olympus OM-4 đo sáng đa điểm. Chiếc lens này được yêu thích bởi sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và thẩm mỹ retro. Cho ra độ sắc nét ngay cả khi mở khẩu lớn, màu sắc tuyệt vời cùng hiệu ứng bokeh huyền ảo, đây là chiếc ống kính tuyệt vời nhất cho chụp ảnh chân dung vintage, bởi nó cho khả năng tách chủ thể ra khỏi background rất tốt, ngay cả khi lấy nét ở khoảng cách rất gần.
“Lens cổ điển là cách tuyệt vời để hình thành phong cách ảnh của riêng bạn”
4. 58mm f/2 Carl Zeiss Jena Biotar
Các ống kính tương tự như ống kính Zeiss cổ điển này thực chất có từ những năm 1930. Nhiều thập kỷ sau đó, chiếc ống kính Zeiss này mới được sản xuất. Ngàm phổ biến nhất là ngàm vít M42, có thể lắp được trên nhiều body máy ảnh hiện đại.
Lens Zeiss vẫn luôn là một trong những lens được săn đón nhất trên thế giới, và chiếc lens 58mm Jena Biotar đã chứng minh: tại sao Zeiss nổi tiếng toàn cầu về chất lượng ống kính. Chiếc lens 6 thấu kính này có độ sắc nét tuyệt vời, bokeh mềm mại, hoạt động hiệu quả trên máy fullframe hoặc giống như một lens chân dung tầm trung khi gắn trên máy ảnh crop.
5. 35mm f/1.8 W-Nikkor C
Rất tiếc vì chúng tôi không đưa chiếc lens Nikon nào vào danh sách này, mà thay vào đó là 35mm f/1.8 W-Nikkor C. Đây là chiếc lens góc rộng đầu tiên trong những năm 1950. Nó được sử dụng kính lanthanum cổ (và hiếm) để mang lại mood giống như thời hậu chiến. Nhiều bản sao của chiếc lens này đã có tuổi đời 50 năm, nhưng chúng vẫn đem lại hiệu năng đáng kinh ngạc về khả năng focus và điều chỉnh khẩu độ. Đây vẫn là một trong những lens cổ điển góc rộng tốt nhất cho đến hiện tại.
Làm sao để sử dụng lens cổ điển trên body máy kỹ thuật số?
Nếu muốn cho ra chất film từ một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, thì lens cổ điển là một lựa chọn tuyệt vời để định hình phong cách độc đáo của bạn. Tin tốt là hầu hết các body máy ảnh đều dùng chung một vài tiêu chuẩn về ngàm trong vòng 70 năm qua. Ngàm vít cổ điện, ngàm Canon, Leica hay Nikon vẫn giống nhau trong nhiều thập kỷ. Với một chiếc lens adapter phù hợp, bạn đã có thể lắp một chiếc lens cổ điển lên chiếc máy mirrorless hay DSLR của mình.
Hãy nhớ rằng hầu hết các lens cổ điển chỉ có thể lấy nét bằng tay (manual focus), một số ngàm autofocus có thể cũng sẽ không hoạt động tốt. Vì vậy hãy chọn một chiếc adapter, tập xoay vòng lấy nét và bắt đầu chụp thôi!
Credit
—
Translated from website: urth.co
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.
1 Comment
Pingback: Tại sao bạn nên thử chụp ảnh film?