Dạo qua các diễn đàn, bài viết chia sẻ trên mạng thấy nhiều người thắc mắc về cái bộ lọc này (đôi khi còn được goi là Anti-alias filter) nhưng hầu hết được dịch khó hiểu hoặc qua loa, đọc xong càng không hiểu lắm. Đặc biệt hơn kể từ khi Nikon cho ra đời Máy ảnh Nikon D800E và mới đây là tuyệt phẩm D810 thì vấn đề tranh luận có hay không có bộ lọc này và nó ảnh hưởng thế nào tới chất lượng ảnh trở nên hot hơn bao giờ hết.
Trong bài viết này, Chim diễn tả lại một cách đơn giản, cô đọng nhất khái niệm về bộ lọc OLPF, tác dụng và kết luận về việc Loại bỏ bộ lọc này có phù hợp với Nhiếp Ảnh Sản Phẩm nói riêng hay Nhiếp Ảnh Studio nói chung hay không ?
Định nghĩa một cách cô đọng của Nikon : OLPF là một loại kính lọc (filter) được đặt phía trước của sensor để giúp loại bỏ hiệu ứng moire bằng cách lọc bỏ các tia UV và infrared (hồng ngoại).
OK ?
Như vậy để hiểu được định nghĩa này, chúng ta đi tìm hiểu Hiệu ứng moire là gì ?
Như chúng ta dã biết, bề mặt sensor của máy ảnh thực chất là 1 lưới các điểm ảnh xít nhau để ghi nhận ánh sáng. Hiệu ứng moire được tạo ra khi chúng ta chụp 1 bức ảnh, trong đó có các đối tượng cũng có những bề mặt “kiểu lưới” như thế, khi chúng chồng lên lưới trên sensor sẽ gây ra hiệu ứng này. Hiệu ứng moire gây ra bởi sự nhiễu về thị giác khi các lưới được chồng lên nhau. Ví dụ cụ thể khi ta chồng 2 lưới lên nhau như sau.
Đep phết nhỉ :)) Như hoa =))
Nhìn thế thôi, đây mới là thảm họa khi nó lên ảnh:
Giờ thì ko đẹp chút nào nữa rồi nhé :))
Hiệu ứng này cũng rất hay gặp khi chúng ta zoom to lên các đối tượng có lưới như thế trên màn hình LCD vì lúc này, cái lưới đấy sẽ chồng lên lưới của LCD gây ra moire. Điều này cũng lý giải tại sao áo kẻ caro nhỏ ko được khuyên dùng khi vào trường quay vì nó sẽ gây ra hiệu ứng moire, nhìn rất nhức mắt. Đặc biệt đi kèm với hiệu ứng moire còn hay có bầu bạn với vấn đề sai màu như ở ảnh dưới đây, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ các vệt vàng loang màu trên áo sơ mi.
OK ? giờ clear rồi nhé. Nhiệm vụ của cái OLPF là để giải quyết hiệu ứng Moire và bạn bè “sai màu” của nó.
Tuy nhiên, cái filter này cũng có tác dụng phụ không mong muốn, đó là nó làm mờ chi tiết đi 1 chút (để khử moire), như vậy máy ảnh có cái OLPF này chụp sẽ không nét như các máy ảnh không có OLPF, đơn giản hỉ :))
Thế thì lại đặt ra 1 vấn đề là thế D800E và D810 lại là cải lùi à ?
Không, không phải thế.
Moire gây ra khi chồng các lưới mà mắt lưới có size sêm sêm nhau. Với độ lớn của cảm biến 36 triệu điểm và lớn hơn thì lưới sensor trở lên nhỏ hơn rất nhiều so với lưới của các vật thể mà nó có thể chụp. Rất hãn hữu sẽ gặp phải các lưới li ti cùng mật độ với lưới sensor để có thể gây ra moire. Clear chưa hỉ, lý do tại sao D600 24Mbpx và nhỏ hơn thì vẫn có OLPF cho an toàn.
Nhiều người cho rằng việc bỏ cái OLPF này cũng bỏ luôn bộ lọc infrared(hồng ngoại), cái này thì Nikon không nói rõ, chỉ ỡm ờ là thông thường thì bộ lọc infrared nằm riêng chứ ko kết hợp vào OLPF, còn cụ thể thì phải mở sensor ra coi. Nếu mà nó bỏ luôn infrared filter thì cũng thích, có thể chụp được ảnh hồng ngoại dễ hơn.
KẾT LUẬN: Với độ phân giải 36 triệu điểm của D800x thì loại bỏ OLPF được cho là rất tốt và rất rất hiếm khi chúng ta phải đối mặt với moire, và trong Nhiếp Ảnh Sản Phẩm thì lại càng thích, nét hơn và chất lượng ảnh cao hơn (chưa kể tới D810 có native ISO 64 siêu ít noise, preview về D810 sẽ post ở 1 entry khác).
– Bản quyền bài viết © by Chimkudo | Studio – Chụp ảnh sản phẩm –
Mọi trích dẫn phải đính kèm link gốc tới bài viết