Trong chụp ảnh sản phẩm thì lense macro là một thứ không thể thiếu. Hôm nay chúng ta sẽ dạo một vòng vài lenses macro(micro) của Nikon để so sánh và đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mỗi cá nhân. Các lens macro cho Canon được viết ở đây.
Nói về macro thì Nikon từ lâu đã là một tên tuổi lớn, đặc biệt trong ngành sản xuất kính hiển vi thì Nikon thường được đánh giá đứng đầu về chất lượng. Đó cũng là lý do tại sao mà Nikon bước chân vào thị trường lense macro khá tự tin với các sản phẩm với chất lượng quang học xuất sắc. Phổ biến ở thời điểm hiện tại, chúng ta có nhiều lựa chọn nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ khảo sát các lense macro trong tầm giá <800$ và dùng AF được với các body cấp thấp như D40/60…để phù hợp với túi tiền và khả năng mua sắm của số đông . Quan trọng nhất là các lens này đều có độ phóng đại 1:1. Điều này nghĩa là gì, nghĩa là khi ở 1:1, kích thước vật được chụp sẽ đúng bằng kích thước của vật khi được ghi nhận trên sensor.
– Nikon AF-S DX Micro 40mm f2.8G.
– Nikon AF-S DX Micro 85mm f3.5G ED VR.
– Nikon AF-S DX Micro 105mm f2.8 IF-ED VR
– Về xuất xứ: Chỉ duy nhất là 105mm là được Made in Japan, còn lại là China. Cảm giác cầm đầm tay có ở 85 và 105, chất lượng nhựa có vẻ cũng khá hơn, tuy nhiên 40mm đánh bại về mặt giá cả.
– Tính năng: Nếu xét về đa năng thì 40mm tỏ ra là đa năng hơn cả, tuy nhiên về macro thì nó ko ổn vì sẽ phải dí vào khá sát đối tượng. 85mm và 105mm ngoài khả năng macro tuyệt vời thì có thể dùng như 1 lens chụp chân dung.
Dưới đây là cầu trúc quang học của 3 lenses này:
Về cấu tạo quang học thì macro 40mm đơn giản nhất. Ở 2 lenses còn lại thì ngoài cấu trúc tương đồng thì còn có sự xuất hiện của thấu kính ED giúp giảm CA thường xuất hiện ở biên các vùng có tương phản cao, tất nhiên là giá sẽ đắt hơn là không có ED(quả nào có con phi cầu Aspherical thì còn đắt nữa :)).
Bỏ qua bảng MTF phức tạp mà đa số chúng ta không hiểu. Chúng ta khảo sát ảnh thực tế với ảnh chụp bảng test độ nét(được đề xuất bới Siemen). Chúng ta sẽ so sánh về độ nét của 3 lenses ở các mức độ phóng đại khác nhau, mỗi mức độ phóng đại lấy 2 mẫu(1 ở trung tâm ảnh và 1 ở rìa). Máy được dùng là Nikon D300. Ảnh được xử lý bằng CaptureNX2(bỏ CA, cân lại sáng cho đều, picture mode ở Normal). Các ảnh được crop ở 100%.
1. Đầu tiên là test ở độ phóng đại 1:35
a. Độ nét ở trung tâm
b. Độ nét ở góc(rìa)
2. Giờ là độ nét ở độ phóng đại 1:2.6
a. Ở vùng trung tâm
b. Ở vùng góc(rìa) ảnh
3. Kết luận
– Ở độ phóng đại 1:35, vùng trung tâm của 40mm là 105mm có độ sắc nét cao nhất trong khi 85mm chỉ có thể đạt tới độ nét tương tự khi ở f5.6.
– Ở độ phóng đại 1:35, vùng góc của 105mm tỏ ra sắc nét nhất, theo sau đó là 40mm và 85mm.
– Từ f8 trở đi, độ nét của các lenses là tương đương và khó có thể phân biệt được.
Tuy nhiên
Ở độ phóng đại 1:2.6, ở f3.3, vùng trung tâm của 40mm tốt hơn của 105mm một chút trong khi 105 lại chứng tỏ sự vô đối khi so sánh độ nét ở rìa ảnh.
– Từ f4, lens 85mm nét căng kể cả từ tâm ra tới rìa ảnh.
– Từ f5.6 trở đi, độ nét là sêm sêm nhau nhưng 85mm vẫn tỏ ra nhỉnh hơn 1 chút cho tới f11 thì hoàn toàn không thể phân biệt được.
Như vậy mỗi lens đều có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên chúng đều nét đủ, vì chụp macro chẳng ai chụp dưới f8 hay 11 cả nên vấn đề độ nét có vẻ như không là quan trọng lắm. Tất nhiên tùy thuộc vào từng người sẽ có những lựa chọn cho riêng mình. Nếu xét về mặt Chụp ảnh sản phẩm, Chim thích 2 con 85mm và 105mm hơn và overall thì chọn 105 vì nó dùng được cho cả FX và DX :))
@ Ảnh test chart lấy từ: www.cameralabs.com
– Dịch và tổng hợp bởi @Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm
Mọi trích dẫn phải đính kèm link gốc tới bài viết