Bạn từng nghe đến cụm từ PR nhưng vẫn thắc mắc liệu chúng có vai trò gì trong hoạt động marketing? Bạn tự hỏi quan hệ công chúng là gì và nó hữu ích với công việc nhiếp ảnh của bạn như thế nào?
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích những điều bạn cần biết về quan hệ công chúng, và bạn có thể ứng dụng trong việc kinh doanh nhiếp ảnh như thế nào. Bạn cũng sẽ nhận ra sử dụng chiến lược PR trong hoạt động marketing của mình đem lại rất nhiều lợi ích.
Nếu chưa từng tìm kiếm các cơ hội PR, bạn chắc chắn đã bỏ lỡ một bí quyết trong marketing. PR hỗ trợ rất nhiều trong việc tạo nên sự chú ý của công chúng đối với công việc, doanh nghiệp và dịch vụ nhiếp ảnh của bạn. PR cũng giúp bạn thu hút được tệp khán giả rộng hơn, xây dựng hình ảnh như một chuyên gia trong lĩnh vực nhiếp ảnh, và còn nhiều hơn thế. Cùng đọc tiếp để hiểu tại sao công cụ PR lại mạnh mẽ đến vậy!
Quan hệ công chúng (PR) là gì?
Viện Quan hệ công chúng Anh quốc (The Chartered Institute of Public Relations – CIPR) định nghĩa rằng:
Nói cách khác, quan hệ công chúng là một công cụ của marketing nhằm khuyến khích những người quan trọng với doanh nghiệp (chẳng hạn khách hàng và khách hàng tiềm năng) hình thành quan điểm tích cực đối với bạn.
Việc cần làm là nỗ lực để khắc hoạ một hình ảnh tích cực trong mắt khán giả và thể hiện được trình độ chuyên môn của bạn – có thể là điều mà hàng ngày bạn đang làm trong công việc của mình.
Tại sao bạn nên sử dụng chiến lược PR trong hoạt động marketing của mình?
Với tư cách là chủ doanh nghiệp, đương nhiên là bạn muốn mọi người có cái nhìn tích cực về mình và các dịch vụ nhiếp ảnh bạn cung cấp. Trong kinh doanh, uy tín/danh tiếng là tất cả. Điều tuyệt vời là bạn có thể sử dụng chiến lược PR để hiện diện và tạo ấn tượng tích cực trong tâm trí khách hàng tiềm năng.
Mọi người thường mua hàng từ những người mà họ biết, thích và tin tưởng hơn là những người hoàn toàn xa lạ hoặc các công ty/thương hiệu ít tiếng tăm. Vì thế PR có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bán hàng.
Đúng thế, PR có thể giúp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự của bạn. Việc này đã đủ khiến bạn hứng thú hơn chưa?
PR giúp bạn thu hút nhiều khách hàng hơn như thế nào?
Giờ thì, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cách PR giúp tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn cho doanh nghiệp nhiếp ảnh của bạn.
Qua thời gian, uy tín mà bạn xây dựng được thông qua PR sẽ giúp thu hút khách hàng cũng như ảnh hưởng đến quyết định mua dịch vụ của họ. Chung quy lại, PR có thể giúp xây dựng yếu tố “biết – thích – tin” (Know – Like – Trust).
1. Nhận biết – Know
Trước hết, bạn cần phải hiện diện để lọt vào tầm mắt của khách hàng tiềm năng. Họ càng biết nhiều về bạn (dịch vụ, sản phẩm, nghệ thuật nhiếp ảnh của bạn), họ càng có khả năng nhớ đến bạn khi nhắc tới lĩnh vực nhiếp ảnh.
2. Yêu thích – Like
Tiếp theo, bạn cần quản lý doanh nghiệp của mình, cách mà bạn truyền thông để tạo ra và duy trì ấn tượng tích cực trong mắt khán giả.
3. Tin tưởng – Trust
Nếu cho khách hàng tiềm năng lý do để họ nhìn nhận bạn một cách tích cực, khả năng họ tin tưởng bạn sẽ cao hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định rằng, liệu họ có nên hợp tác với bạn hoặc sử dụng dịch vụ nhiếp ảnh của bạn.
Bạn thấy đấy, danh tiếng tích cực mà bạn xây dựng qua thời gian sẽ vô cùng giá trị đối với công việc kinh doanh nhiếp ảnh của bạn. Và PR là tất cả mọi thứ xoay quanh việc tạo dựng danh tiếng tích cực này.
Những lợi ích khác của PR trong việc nâng cao vị thế doanh nghiệp nhiếp ảnh của bạn
Ngoài việc xây dựng nhận thức, yêu thích và tin tưởng, PR còn có thể giúp bạn:
1. Thông báo hoặc educate khách hàng
Thông qua PR, bạn có thể giáo dục khách hàng hoặc truyền tải thông tin đến mọi người. Bạn có thể chia sẻ những bài báo nêu lên quan điểm, thông tin và các kết quả khảo sát để kể câu chuyện xung quanh vấn đề mà bạn quan tâm.
Trên thực tế, thông qua các content trên Youtube, Website của mình, Chimkudo đã tiến hành chia sẻ một lượng rất lớn thông tin và kiến thức về nhiếp ảnh sản phẩm và quảng cáo.
2. Định vị bản thân
Bạn có thể xây dựng danh tiếng cá nhân như chuyên gia trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Ví dụ, bạn có thể định vị bản thân là một người có chuyên môn và thẩm quyền, bằng cách thường xuyên đề cập và nhấn mạnh vào chủ đề cụ thể.
Với Chimkudo, chúng tôi luôn định vị mình là một người truyền cảm hứng cho bất kì ai muốn tiếp cận tới nhiếp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp, dù bạn có xuất phát điểm như thế nào đi chăng nữa.
3. Xây dựng uy tín
Chẳng hạn, được giới truyền thông nhắc tới hoặc xuất hiện trên các ấn phẩm xuất bản sẽ là một sự chứng thực đối với chuyên môn của bạn. Phương tiện kiểu này đã xuất hiện từ lâu và khả năng có lượng người theo dõi khá lớn kèm theo danh tiếng tích cực, sẽ giúp uy tín của bạn được nâng cao.
Qua nhiều năm hoạt động, Chimkudo đã xuất hiện trên rất nhiều các trang báo và các bài viết uy tín trong nước. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy bằng cách Google từ khóa “Chimkudo”.
Đọc thêm 06 câu chuyện giúp gây dựng lòng tin ở khách hàng
4. Thu hút mọi người đến với bạn
PR có thể giúp bạn thu hút khách hàng, khách hàng tiềm năng và fans mới. Khi được đề xuất “Nổi bật” trên các phương tiện truyền thông, bạn sẽ thấy sự tăng lên về số lượng followers, số người đăng ký nhận email, và cả lượt tương tác với contents của mình. Ngoài ra, điều này cũng giúp bạn thu hút sự chú ý của giới truyền thông nhiều hơn.
5. Tạo ra những cơ hội
Công việc nhiếp ảnh của bạn được đưa tin trên các phương tiện truyền thông có thể dẫn tới những cơ hội thú vị. Chỉ cần hiện diện đúng nơi, đúng thời điểm, có thể bạn sẽ được các nhà tài trợ hoặc mối quan hệ kinh doanh chú ý tới.
Gần nhất cho những cơ hội này là khi Chimkudo đồng tổ chức với viện Pháp L’Espace triển lãm “Tinh hoa ẩm thực Pháp” với 12 món ăn từ 12 nhà hàng Pháp nổi tiếng trên địa bàn Hà Nội. Sau dự án này, rất nhiều nhà hàng Pháp trong số đó đã trở thành khách hàng của Chimkudo.
6. SEO được cải thiện
Nếu được giới thiệu trên các tên miền uy tín như trang tin tức hoặc website các lĩnh vực liên quan, search rankings (thứ hạng tìm kiếm) của bạn trên Google có thể sẽ tăng lên. Chỉ vậy thôi cũng là một lợi ích rất lớn khi làm PR.
7. Kiếm nhiều tiền hơn
Cuối cùng, tôi tin rằng PR sẽ giúp bạn bán được nhiều hơn. Tất nhiên không nên chỉ dựa vào nó để tăng doanh thu, nhưng theo kinh nghiệm của mình, tôi biết rằng doanh số tăng cao có thể là kết quả từ sự quảng bá sản phẩm/dịch vụ đó.
PR có phải chỉ là phương tiện đánh bóng tên tuổi?
Câu trả lời là không. Quảng bá (Publicity) chỉ là một khía cạnh của quan hệ công chúng. PR rộng hơn thế nhiều, nhưng quảng bá có thể là khía cạnh phù hợp để bạn tiếp cận, với tư cách là một doanh nghiệp nhỏ.
Bằng cách xuất hiện nổi bật trên các phương tiện truyền thông, bạn có thể đảm bảo valuable exposure* cho phép bạn tiếp cận một lượng khán giả lớn cùng một lúc và hoàn toàn miễn phí.
Đối tượng bạn tiếp cận phụ thuộc vào ấn phẩm xuất bản hoặc chương trình truyền thông mà bạn nhắm đến. Cho dù bạn muốn tiếp cận một số lượng lớn mọi người, khán giả quốc tế, hay nhóm đối tượng mục tiêu rất cụ thể, nhóm khán giả ngách, đều có phương tiện truyền thông có thể giúp bạn tiếp cận đến họ – những người quan trọng đối với doanh nghiệp bạn.
*exposure được dịch ra là “tiếp xúc”, là phép đo lường tiếp xúc của khán giả đối với phương tiện truyền thông. Mỗi phương tiện truyền thông sẽ có cách đo lường exposure khác nhau. Valuable exposure là tiếp xúc của khán giả mà có giá trị với bạn.
Kết luận
Theo tôi, PR là một công cụ marketing chưa được tận dụng đúng cách. Tôi cho rằng nhiều nhiếp ảnh gia vẫn chưa hiểu rõ PR là gì, nó có thể giúp gì cho họ và cách ứng dụng PR để marketing bản thân.
Bạn có như vậy không? Bạn trung thành với social media marketing, quảng cáo online và content marketing mà bỏ quên PR và phương tiện truyền thông quảng bá? Việc bạn tự làm PR chắc chắn là khả thi và nhiều doanh nghiệp nhỏ cũng vậy. Bạn cũng có thể thuê outsource, những người có chuyên môn và kinh nghiệm hơn, phụ trách cho hoạt động PR của bạn.
Quan hệ công chúng sẽ là một công cụ đắc lực trong hoạt động marketing kinh doanh nhiếp ảnh của bạn. Hãy ứng dụng quan hệ công chúng với tham vọng tác động đến nhận thức, hành vi và thái độ của đối tượng tiếp nhận thông tin, quản lý hình ảnh của bạn trong mắt họ!
Credit
—
Translated from website: zoehiljemark.com
Original author: Zoe Hiljemark.
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.
3 Comments
Pingback: Sai lầm nhiếp ảnh gia thường gặp khi làm PR | Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo
Pingback: Hành trình PR và marketing nhiếp ảnh của Zoe Hiljemark
Pingback: Marketing dịch vụ nhiếp ảnh và 5 cách để tự tin hơn | Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo