“Có nhiều người sau khi xem các bức ảnh về đồ ăn của các food photographer nổi tiếng đã thốt lên rằng “Tôi muốn ăn chúng, tôi phải ăn chúng”. Tuy nhiên, sau đó tôi đã làm họ ngạc nhiên bởi lẽ những món ăn trông rất ngon mắt là vậy nhưng lại hoàn toàn không ăn được và tôi đã tiết lộ với họ một số bí mật “động trời” trong thế giới Food Photograhy rộng lớn này”. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 1 vài tip trick mà các food photographer hay sử dụng trong styling food, và tự bạn sẽ trả lời được câu hỏi trên.
Lấy ví dụ từ một bộ ảnh hậu trường của nhiếp ảnh gia Dan Matthews và nhà thiết kế thực phẩm Jack Sargeson, rượu champagne đã được làm giả bằng nước, xì dầu và một loại hóa chất để dung dịch nổi bong bóng như thật còn miếng sườn cừu đã được cố định bằng miếng nhựa màu xanh bên dưới. Bên cạnh vẫn còn nhiều đạo cụ hỗ trợ cho Food Stylist bày trí và giữ độ tươi ngon của món ăn.
Chắc các bạn cũng biết kem chỉ có thể duy trì độ cứng trong vòng vài phút trước khi tan chảy, vậy các nhiếp ảnh gia như tôi đã phải xử lý thế nào để có thể tạo ra những viên kem tròn trĩnh trong suốt nhiều giờ đồng hồ? Đơn giản, bạn chỉ cần dùng khoai tây nghiền thay thế, thêm một chút dầu, bột và màu thực phẩm trộn lên. Thế là đã có viên kem dâu vô cùng bắt mắt rồi.
Ít ai biết rằng ngoài tác dụng làm đẹp của Johnson Baby thì nó còn được dùng để thay thế lớp bột mì trên bánh và tạo sự bụi bặm cho trùm nho. Cũng giống như tôi, Dan Matthews cũng phải sử dụng tăm để định hình thực phẩm, dùng chỉ nha khoa để giữ chúng ở đúng vị trí, tránh bị rơi hay xê dịch.
Bạn có đoán được vị chiếc bánh này thế nào không? Tôi đoán chắc hẳn nó sẽ có mùi của kem cạo râu còn vị thì… tôi cũng không biết. Lớp kem phủ trên bánh chính là kem cạo râu mà phái mạnh hay dùng để đảm bảo nó không tan nhanh dưới ánh sáng đèn của studio.
Dầu động cơ lần này được sử dụng để làm bóng bề mặt thịt, xi đánh giày thì được phết vào phần thịt bên ngoài để làm nổi bật phần thịt tái bên trong.
Bánh quy chấm sữa thì quá tuyệt rồi nhưng sữa lỏng quá thì không chụp được. Thay vào đó, các Food Stylist sẽ sử dụng keo PVA để thực phẩm không bị sũng nước.
Đây chỉ là một vài bí mật nho nhỏ trong ngành từ các food photographer mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nó đủ giúp bạn trả lời câu hỏi:”Food chụp xong có ăn được không”
Credit: Dan Matthews
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo Academy.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.