Dù là chụp ảnh sách nấu ăn bán chạy, hợp tác cùng đầu bếp nổi tiếng hay chụp ảnh cho một nhà hàng địa phương, nhiếp ảnh gia đến từ New York David Malosh luôn nhắc nhở chúng tôi về những điều chúng ta có thể sáng tạo cùng với đồ ăn. Sinh ra và lớn lên ở Wisconsin, anh ấy đã xây dựng sự nghiệp bằng cách chụp ảnh mọi món ăn của nước Mỹ, từ những con hàu tươi rói ở bờ biển đến những quả trứng chụp theo phong cách fancy, minimalism và thậm chí là sự kết hợp của cả hai phong cách chụp trên. Malosh có một tài năng đặc biệt đối với việc tạo ra những hình ảnh vừa sáng tạo vừa đơn giản, khiến sự nghiệp của anh ấy trong ngành nhiếp ảnh thành công hơn bao giờ hết.
Anh có thể giới thiệu với chúng tôi quy trình hợp tác chụp hình cùng một đầu bếp không? Anh đã sáng tạo thế nào?
David Malosh: “Các job tôi nhận đều khác nhau khá nhiều, điều đó phụ thuộc vào việc ai là người đã book tôi chụp project đó. Làm việc trực tiếp với đầu bếp khiến tôi thoải mái hơn vì chúng tôi có thể trao đổi về ý tưởng và mục tiêu ngay từ đầu. Chúng tôi sẽ có một buổi họp bàn về ý tưởng trước khi tìm ra thứ gì hợp với đầu bếp hoặc chủ đề của cuốn sách để chụp. Sách nấu ăn không phải lúc nào cũng cần một đạo diễn hình ảnh, nên thường thì tôi sẽ làm luôn phần việc đó. Tôi thường có những câu chuyện hoặc một concept trong đầu khi tôi chụp chứ không chụp bừa. Chúng giúp bộ ảnh của tôi có tính liên kết nhất định. Tôi cũng rất may mắn khi được chụp cùng những vị đầu bếp rất tâm huyết với việc làm sách và đặt nhiều niềm tin vào tôi. Họ thường nhìn đồ ăn dưới những góc độ mới mẻ, một điều khá thú vị đối với tất cả mọi người.”
Anh có nấu ăn không?
David Malosh: “Tôi không nấu nhiều như hồi trước nữa, tôi nấu khi nào mà tôi muốn thôi. Tôi đã từng tự nấu bữa tối hàng ngày, và công thức nào càng phức tạp tôi lại càng muốn làm. Tôi hứng thú với nấu ăn đến nỗi tôi có thể dành hàng giờ hoặc hàng ngày để chuẩn vị và lên danh sách dài cho nguyên liệu. Tôi thích nấu ăn khi tôi có thời gian rảnh, nhưng khi lịch trình của tôi bận rộn lên thì tôi không còn dành quá nhiều thời gian cho việc đó nữa. Hiện giờ tôi thường chỉ nấu theo công thức đồ ăn Ý và Pháp quen thuộc, những món chỉ dùng dưới 5 nguyên liệu thôi. Và tôi tự làm mỳ Ý cho mình.”
Đâu là những điểm khác nhau giữa chụp hình đồ ăn cho tạp chí và cho sách nấu ăn?
David Malosh: “Chụp hình tạp chí thường được lên kịch bản kĩ càng hơn. Một designer sẽ lên trước các layout và bạn cần phải chụp ảnh làm sao để vừa khít phần layout đó. Những tấm ảnh quảng cáo tạp chí phải chụp đến vài ngày và bạn chụp khoảng 8-10 món một ngày. Khá gấp gáp. Với sách nấu ăn, bạn có thể chụp trong khoảng 10 ngày hoặc nhiều hơn, và bạn sẽ có thời gian tìm hiểu kĩ hơn và kết hợp mọi thứ ăn ý với nhau hơn. Bạn có thể dành thời gian để trò chuyện với đầu bếp và những người khác. Sách nấu ăn thường thoải mái hơn vì gần như không thể nào chụp chúng gấp gáp được. Điều ấy nghĩa là chúng tôi có thể chụp những bức ảnh đẹp hơn và tin tưởng một designer sẽ khiến những bức ảnh ấy trở nên lộng lẫy hơn nữa.
Những thể loại khác như thời trang hay ảnh tĩnh vật có làm anh tiếp cận đến nhiếp ảnh đồ ăn dưới những góc nhìn sáng tạo hơn không?
David Malosh: “Tôi thường xem ảnh tĩnh vật và ảnh thời trang để tìm cảm hứng hơn là xem ảnh chụp đồ ăn. Điều ấy không có nghĩa là tôi không bắt kịp những xu hướng chụp food thời nay, có những nhiếp ảnh gia đồ ăn mà tôi thực sự ngưỡng mộ và tôi học được từ họ những bố cục tuyệt vời. Có được bố cục tốt là điều cần thiết đối với mọi lĩnh vực trong nhiếp ảnh, bất kể chủ đề hay phong cách nào đi chăng nữa.”
Anh đã học được những tips nào về styling những món ăn độc đáo trong suốt quãng thời gian làm nghề?
“Tip styling mà tôi thấy thực sự có ích vô cùng đơn giản: hãy dùng nguyên liệu tươi và đẹp nhất, tạo hình khối đẹp và để lại những khoảng trống(negative space). Đôi khi tôi vẫn cần dùng đến một số trick, ví dụ như chụp tacos… Tôi đã nhìn thấy nhiều điều kì cục dùng để giữ miếng tacos hơn là tôi biết từ trước đến giờ. Mọi khách hàng đều muốn miếng tacos của họ đứng trên mặt bàn một cách thần kì mà vẫn dính vào nhau. Tôi đã dùng đến nam châm, kem dính và vô vàn chiếc kẹp để giữ miếng bánh dính lại với nhau. Nhiều hơn tất thảy, những stylist tôi làm việc cùng đã chỉ cho tôi những kĩ thuật nấu nướng tuyệt vời: dùng lửa to, thêm muối (đặc biệt là với cá) trong thời gian ngắn để không nấu chúng quá chín.”
Credit
—
Bài viết gốc từ FeatureShoot
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý