Bạn có thấy quen thuộc với thuật ngữ “trọng lượng thị giác” (Visual weight) khi sắp xếp bố cục hình ảnh không? Khái niệm về trọng lượng thị giác thường bị coi nhẹ hay không được đề cập bởi những quy luật quen thuộc hơn như quy tắc một phần ba, tuy nhiên đây lại là một trong những khái niệm cơ bản và căn bản nhất trong nhiếp ảnh.
Về cơ bản, trọng lượng thị giác đề cập đến mức độ thu hút của một số chi tiết trong bố cục. Một chủ thể có trọng lượng thị giác “cao” hoặc “nặng” sẽ thu hút nhiều sự chú ý, đồng thời cũng làm giảm sự chú ý khỏi phần còn lại của hình ảnh.
Ví dụ trong một bức ảnh chân dung, chúng ta bị thu hút bởi khuôn mặt của đối tượng. Vì vậy khuôn mặt có sức nặng thị giác cao nhất. Các yếu tố khác tuy quan trọng nhưng chúng chỉ được xếp thứ hai.
Vậy khi nói về food photography thì sao? Không riêng gì Food mà tất cả các lĩnh vực khác trong nhiếp ảnh đều sử dụng visual weight để tạo điểm nhấn về bố cục.
Làm cách nào chúng ta có thể sử dụng nguyên tắc này để tạo nên những bức ảnh và tận dụng tối đa các yếu tố của các chi tiết trong hình ảnh đó?
Vì sao visual weight lại quan trọng?
Để tận dụng tốt visual weight trong hình ảnh, ta cần hiểu nó hoạt động như thế nào và tại sao nó lại quan trọng.
Nếu bạn biết rõ về cách thức hoạt động của thị giác, bạn sẽ biết rằng chúng ta thực sự “nhìn” bằng não chứ không phải bằng mắt. Đôi mắt chỉ giống như một đường dẫn thông tin. Chúng ta cần nó để nhìn thấy vật thể trước mặt, nhưng hình ảnh thật sự sẽ xuất hiện bên trong đầu chúng ta.
Khi ánh sáng chiếu vào võng mạc của mắt, các tế bào được gọi là tế bào cảm thụ ánh sáng sẽ biến ánh sáng thành tín hiệu thị giác. Những tín hiệu thị giác này truyền từ võng mạc qua dây thần kinh thị giác đến não. Sau đó não sẽ phân tích các tín hiệu và biến nó thành hình ảnh mà ta vẫn thường thấy. Tâm sinh lý và các khía cạnh thể chất ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận về thế giới xung quanh.
Ví dụ, khi chúng ta nhìn vào một hình ảnh, tiềm thức của ta tự mặc định rằng các yếu tố trong hình ảnh đó đều có sức nặng và sẽ rơi xuống theo trọng lực Trái đất. Điều này có nghĩa là cảm giác cân bằng của chúng ta có ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta đọc và trải nghiệm một hình ảnh, và với tư cách là con người, chúng ta không ngừng tìm kiếm sự cân bằng trên mọi thứ chúng ta nhìn thấy.
Do đó, sự cân bằng là yếu tố then chốt trong food photography.
Bố cục và trọng tâm
Trọng tâm của hình ảnh nằm ở trung tâm của khung hình. Nói chung chúng ta đặt chủ thể vào giữa ảnh là một cách để tạo ra sự cân bằng. Các nhiếp ảnh gia chân dung thường sử dụng kĩ thuật này để đạt được hiệu quả tốt.
Một kỹ thuật phổ biến trong chụp ảnh food là chụp từ trên cao và đặt đối tượng vào giữa khung hình. Khi sử dụng cách này thì trọng tâm chính là đối tượng đó chứ không phải bố cục. Miễn là khi chúng ta chụp ở góc 90 độ không làm ảnh hưởng đến hình khối của vật thể, góc chụp này nói chung là hiệu quả và tương đối thú vị vì nó cũng giống cách chúng ta nhìn đồ ăn hoặc các vật khác.
Điều quan trọng là hình ảnh phải được cắt crop vừa phải. Khi mắt được hướng vào trung tâm của bức ảnh, nó có xu hướng rời đi và tìm kiếm sự kích thích thị giác ở những vùng khác xung quanh.
Để làm cho bức ảnh thú vị hơn, hầu hết chúng ta chọn đặt đối tượng chính ở đâu đó ngoài trung tâm khi styling food. Tuy nhiên, vật thể càng xa trung tâm thì người xem càng thắc mắc lý do về việc sắp xếp này. Bù lại vật thể càng xa trung tâm sẽ mang trọng lượng thị giác cao, do đó cần có các yếu tố như đạo cụ, bát đĩa nhỏ hơn và styling với các loại khăn để cân bằng sự nổi trội của vật thể.
“Đọc” hình ảnh từ trái sang phải
Ở phương Tây, việc chúng ta đọc mọi thứ từ trái sang phải ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng ta “đọc” một bức ảnh. Các chi tiết ở bên phải của một hình ảnh có trọng lượng thị giác cao hơn những chi tiết ở bên trái. Vậy nên chúng ta có xu hướng đồng nhất hoá chủ thể ở bên trái với bên phải vì nó gần hơn và ít sức nặng thị giác hơn chủ thể đặt ở bên phải.
Nếu bạn sống ở một nơi có nền văn hoá khác, ví dụ như Nhật Bản, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn trải nghiệm một hình ảnh. Ở Nhật, người ta đọc ngược với hầu hết các nước khác trên thế giới.
Khi chụp food tôi thường đặt ánh sáng ở bên trái vì mắt người sẽ bị thu hút đầu tiên vào phần sáng nhất của cả khung hình. Bằng cách thiết lập vị trí nguồn sáng này, tôi có thể làm ra một bức ảnh có cảm giác về tone mood một cách tự nhiên, như đang được chiếu sáng bởi mặt trời.
Điều này không có nghĩa là chúng ta không thể đánh sáng từ bên phải, nhưng lưu ý rằng nó sẽ ảnh hưởng đến cách thiết lập bố cục hình ảnh và cách người xem trải nghiệm nó.
Cũng cần chú ý rằng nếu một người sống trong nền văn hoá “đọc” từ trái sang phải, việc có sức nặng thị giác ở bên trái sẽ mang lại cảm giác cân bằng hơn. Độ chuyển cảnh từ trái sang phải sẽ mang lại cảm giác thoải mái và trôi chảy hơn, trong khi chuyển động ngược lại sang trái sẽ có vẻ khó khăn hơn vì nó được coi là không được tự nhiên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức nặng thị giác
Có nhiều yếu tố khác ngoài kích thước của các chi tiết ảnh hưởng đến trọng lượng thị giác của bức ảnh. Nhưng một số yếu tố chính đó là:
- Màu sắc
- Kích thước
- Hình dạng
Ngoài ra các yếu tố như ánh sáng(độ sáng tối), vị trí trên khung hình, texture, hướng nhìn…cũng tạo nên sự khác nhau về trọng lượng thị giác.
Ví dụ như các màu khác nhau mang trọng lượng khác nhau. Màu sắc tươi sáng hơn có xu hướng mang sức nặng thị giác cao hơn màu trầm vì chúng thu hút nhiều sự chú ý hơn.
Khi sắp xếp bố cục có sử dụng các màu khác nhau thì yếu tố quyết định làm nên một bức ảnh chính là kỹ thuật sắp xếp và tỉ lệ màu cũng như cách chúng ta nhóm các chi tiết lại với nhau hoặc dàn trải chúng. Một chi tiết ở phía trước của hình ảnh sẽ có trọng lượng thị giác cao hơn phía sau, trong đó các chi tiết ở trên cũng được coi có “sức nặng” lớn hơn.
Một sai lầm mà nhiều food photographer mới vào nghề mắc phải là đặt một chi tiết lớn ở cuối khung hình rồi cắt nó đi. Điều này làm trở ngại sự di chuyển của mắt xung quanh khung hình và làm mất sự hứng thú vào bức ảnh, đồng thời tăng thêm quá nhiều trọng lượng thị giác không phù hợp, khiến bố cục mất cân bằng.
Tương tự như vậy, vật có kích thước càng lớn, tỉ lệ chiếm trong khung hình càng nhiều thì trọng lượng thị giác càng cao. Các vật có hình dạng cơ bản kỉ hà cũng có sức hút thị giác mạnh hơn các hình khối phức tạp.
Mặt khác, việc đặt các chi tiết nhỏ trên các cạnh của khung hình sẽ tạo thêm “độ căng” cho bức ảnh và khiến người xem chú ý đến những gì diễn ra bên trong.
Tổng kết
Để giúp bạn hiểu khái niệm Visual Weight trong thực tế, hãy tiến hành một số thử nghiệm cùng với những lưu ý về nguyên lý đã nói ở phía trên:
- Chụp ảnh với chủ thể đồ ăn được đặt ở bên trái khung hình với một số chi tiết nhỏ hơn bên phải. Sau đó, xoay chúng sao cho đồ ăn ở bên phải, còn các chi tiết nhỏ hơn ở phía ánh sáng chiếu đến. Quan sát sự khác biệt. Cái nào có vẻ trông cân bằng hơn? Cảm giác khác biệt như thế nào trong các bức ảnh?
- Thiết lập set chụp với góc máy ảnh thẳng. Chụp ảnh với đèn đặt ở bên trái. Rồi di chuyển ánh sáng sang bên phải và chụp một tấm khác mà không di chuyển đồ vật. Ánh sáng ảnh hưởng đến chủ thể/cảnh của bạn như thế nào?