Trong bài viết này, nhà Chim tổng hợp lại 1 series Tip&Tricks về food styling để cả nhà cùng tham khảo nhé. Hiện tại nghề food stylist khá hot nhưng ít tài liệu hướng dẫn và chủ yếu là các món Tây nên bạn nào muốn theo nghề này thì xác định là vất vả đấy nhé nhưng làm được thì quả ngọt lắm vì food stylist ở miền Bắc chắc đếm chưa hết 1 bàn tay !
1. Món ăn trông rất hấp dẫn, nhưng bạn sẽ chẳng muốn ăn chúng đâu
Hầu hết tất cả mọi thứ đã được food stylist chế tác lại để trông thật bắt mắt đối với khách hàng, nhưng sự thật không giống như vậy. Một ly cappucino đã được thêm một cách cẩn thận lớp bọt bằng bong bóng xà phòng phía trên để cố định chúng. Trà, cà phê, nước ngọt và thậm chí là sữa cũng được chuẩn bị theo cách tương tự
2. Phải vượt qua rất nhiều thứ “ không đạt tiêu chuẩn” cho đến khi “hero” xuất hiện
Với shoot hình này, một food stylist phải bỏ qua hàng chục miếng bánh để tìm ra một miếng đạt tiêu chuẩn – hero. Thông thường, stylist cần nhiều miếng như vậy để phòng trường hợp có vấn đề gì xảy ra với “hero” trong buổi chụp. Những hạt nhỏ trên bánh cũng là “hero”, và được dán rất tỉ mỉ ở trên cùng bằng nhíp để không xảy ra sai sót nào
3. Hãy thử cắt chồng bánh pancake ra
Những món ăn được xếp chồng lên nhau như pancakes hay burgers thường đặt trên các miếng bìa cát tông ở giữa các lớp bánh, sau đó bánh sẽ được xịt chất chống thấm, nhờ đó siro sẽ dễ dàng lướt nhẹ trên viền bánh. Ở Việt Nam, chúng ta có thể sử dụng các loại xịt khử mùi cũng có tác dụng tương tự.
4. Đĩa thức ăn long lanh, thực chất bên trong còn sống
Đầu tiên con gà tây sẽ được xịt/phun toàn bộ bởi phẩm màu thực phẩm, xi đánh giày và dùng đèn khò cho đến khi ra được màu sắc hoàn hảo. Nhưng bên trong, thức ăn vẫn chưa chín, vậy nên sẽ chẳng ai muốn ăn chúng sau khi nhìn thấy toàn bộ quá trình. Một số còn được nhồi bằng khăn giấy để làm đầy lên. Da gà thì được kéo căng ra và ghim lại để tạo sự căng bóng và tròn trịa.
5. Miếng bơ đang chảy kia? Thực chất được chụp trên thức ăn nguội
Trong bức ảnh này, food stylist đã hơ nóng miếng bơ rồi đặt vào để tạo hiệu ứng nóng chảy. Ngoài ra, hầu hết các khói của thức ăn đều là sản phẩm của photoshop vì khi thực phẩm nóng bốc khói thì các thành phần và rau củ quả đều không còn giữ được màu sắc và hình dáng ban đầu nữa.
6. Nhìn thì giống kem, nhưng ăn thì giống mỡ rán
Trừ khi bạn đang quảng cáo cho một thương hiệu củ thể, kem nói chung thường được làm từ đường, shortening và màu thực phẩm để mô phỏng các hương vị khác nhau. Một food stylist cũng có thể làm kem giả bằng cách sử dụng khoai tây nghiền cùng với màu thực phẩm. Với các kem giả này, chúng có thể giữ được hình dạng nhiều giờ liền dưới ánh đèn studio.
7. Miếng phomai tan chảy này thực chất đã được đun lên
Food stylist sẽ sử dụng nước nóng và cho phomai vào trong đó khoảng 5-10s trước khi đặt chúng lên mặt bánh – một chiếc bánh hoàn toàn nguội để phomai có có thể chảy xuống tự nhiên.
8. Thật kì diệu khi hoa quả cắt ra không bị thâm
Chúng thường được ngâm nước lạnh và rắc một loại bột có thể tìm thấy ở bất cứ cửa hàng tạp hoá nào tên là Fresh Fruit. Một số food stylist sẽ thêm nước chanh vào trong nước để đạt được hiểu quả tương tự. Để làm cho các loải quả màu đỏ trông tươi mọng hơn, một food stylist có thể dùng son môi để che đi những đốm trắng. Chúng ta cũng có thể sử dụng keo xịt tóc để tạo 1 lớp bọc bên ngoài rau củ quả để giảm thiểu tình trạng héo và mất nước.
9. Sữa đặc sánh và béo ngậy
Nếu nhìn vào các quảng cáo commcercial về sữa chúng ta thấy được các dòng sữa tuôn ra trắng tinh, đặc sánh và béo ngậy đầy thơm ngon thì trên thực tế có rất nhiều cách để tạo ra các thứ như vậy. Một trong các cách đó là sử dụng sơn trắng pha loãng hoặc các dung dịch làm bóng cho tóc. Sơn nước được pha loãng ở tỉ lệ phù hợp sẽ cho hiệu ứng đặc sánh ngon mắt của sữa.
10. Đây là lí do vì sao thịt ba chỉ xông khói trông thật hấp dẫn
Để tạo ra độ cong hoàn hảo, food stylist sẽ cuộn dải thịt phía trên và dưới các ống trong lò hoặc đặt chúng trên các lá nhôm. Điểm đặc biệt của cách làm này là những miếng thịt không bị khô và trông ngon miệng hơn.
11. Sandwiches không phải lúc nào cũng đặt cùng nhau
Chúng được xếp từng lớp, từng lớp với những chiếc tăm để cố định vị trí của chúng. Những chồng bánh lớn hơn thì được cố định bằng xiên.
12. Nước có thể rẻ, nhưng đá viên thì rất đắt
Bởi vì đá sẽ chảy dưới nhiệt độ của đèn, food stylist sẽ sử dụng những khối nhựa được cắt ra đúng với kích thước của những viên đá và chúng có gía 50$ cho 1 viên. Đồ uống cũng có thể làm giả, làm từ gel bỏ vào trong nước. Sự ngưng tụ trên mặt cốc thì được tạo ra bằng việc xịt hỗn hợp của siro ngô và nước hay dung dịch nước + glycerin với tỉ lệ 50-50.
13. Độ bóng trên món ăn thực chất chỉ là dầu ăn
Food stylist sẽ xịt dầu lên món ăn để tạo ra sự hấp dẫn, long lanh như món carot nướng màu sắc này. Đôi khi có thể xịt nước nhưng nước dễ bay hơi và không có độ căng như dầu.
14. Đĩa trắng sẽ làm món ăn của bạn trông nổi bật nhất
Cách này giúp khách hàng có thể nhận thấy giá trị và vẻ đẹp của món ăn mà không bị làm xao nhãng. Thông thường trong food photography, người ta hay sử dụng bát đĩa trắng hoặc ít hoạ tiết nhằm lôi cuốn sự tập trung của người xem vào món ăn. Nếu chọn các bát đĩa có màu, hãy chú ý tới cách phối màu với món ăn để cả hai hoặc món ăn được nổi bật.
Credit
______________________
Bài viết gốc thuộc về Reader’s digest
Bản quyền bài dịch thuộc về @Chimkudo – Lighten your value
Mọi trích dẫn phải kèm link gốc tới bài viết