Lỗi là việc hiển nhiên khi chúng ta mới tới một lĩnh vực nào đó. Trên thư viện đã có bài viết 05 lỗi cơ bản bạn có thể mắc phải khi chụp food, bạn hãy đoc nó trước. Hiểu về các lỗi này có thể giúp bạn đẩy trình độ photography của mình lên một tầm cao mới vì chúng ta thực sự chỉ có thể tiến bộ thông qua quá trình học – làm – sai – sửa rồi lại học.
Food Photography là một quá trình liên hồi trau dồi và đánh giá. Dù bạn có thể học về bố cục, bạn sẽ thấy những quy luật tương tự như quy luật ⅓ thường giống như sự hướng dẫn hơn. Không phải quy luật nào cũng áp dụng được cho mọi trường hợp. Bạn chụp càng nhiều thì bạn sẽ học được cách để cảm nhận bằng trực quan và chụp những bức hình có bố cục và sự cân bằng, thu hút thị giác.
Hôm nay tôi sẽ nói về một thứ mà bạn có thể thử làm và nó đem lại sự thay đổi lớn cho bức hình của bạn. Đó là TẠO CHIỀU SÂU TRONG BỨC ẢNH, nhiều người trong số chúng ta đã biết về thủ thuật này nhưng chúng ta lại gặp rào cản về không gian – đặc biệt là khi chụp ảnh tại nhà.
Trong những bức ảnh editorial, chúng ta thường hay phải kể một câu chuyện nào đó. Đó có thể là một bữa sáng thảnh thơi bên tách trà, cafe cùng chiếc bánh sừng bò. Cũng có khi là những cốc nước ép carot cho ngày hè nóng nực….tất cả đều mang trong mình một câu chuyện và nó cần phải có KHÔNG GIAN, để có thể giúp người đọc mường tượng ra bối cảnh của câu chuyện. Lỗi hay gặp nhất trong thể loại này chính là khi ta setup bối cảnh chụp, chúng ta thường để BACKGROUND QUÁ SÁT ĐỐI TƯỢNG. Điều này dẫn tới mất đi yếu tố không gian của tấm ảnh.
Ví dụ như bức hình chụp nước ép cà rốt và gừng dưới đây. Tôi thích ảnh này, nhưng nó đã có thể đẹp hơn rất nhiều.
Một cách khác là hãy để background ra xa khỏi chủ thể. Điều này tạo nên chiều sâu cho ảnh và mang lại chất lượng đặc biệt. Hãy nhớ rằng điều này nghĩa là bạn cần một địa điểm đủ rộng để chụp hình. Và bạn cũng cần một tấm background đủ lớn nữa, nhất là khi chụp với lens có tiêu cự <=50mm.
Nếu bạn có không gian và chưa từng nhận ra điều này khi chụp ảnh tĩnh vật, hãy đặt bàn càng xa khỏi background càng tốt. Nó sẽ tạo nên một hiệu ứng chiều sâu hấp dẫn cho ảnh và làm mờ ranh giới giữa tiền cảnh và hậu cảnh, điều thực sự khiến bức hình trở nên hấp dẫn hơn.
Như vậy, với hầu hết chúng ta khi mới chụp, chúng ta đặt đối tượng và các đồ trang trí quá gần nhau trên một mặt phẳng sâu chỉ 20-30cm nên khó tạo được độ sâu thông qua việc xóa phông. Hãy thử đặt đồ ăn lên mặt bếp, mặt bàn ăn và cố gắng lấy một chút background với độ sâu khoảng vài mét, bạn sẽ thực sự thấy khác biệt.
Credit
—
Bài viết gốc từ Gastrostoria
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý