Bắt đầu với tâm trí , mọi hình ảnh đều bắt nguồn từ trong tâm trí ta, và ánh sáng khiến chúng ta ghi lại được khung hình mà chúng ta mong muốn. Có lẽ đôi khi bạn sẽ thấy thế giới này trở nên thật nhàm chán và thiếu sáng tạo. Nhưng thực ra vấn đề chỉ nằm ở bản thân bạn. Rất nhiều lần ta mắc kẹt trong cách tiếp cận đến cái đẹp của cuộc sống. Chúng ta mơ tưởng, như những họa sĩ vẫn làm, chúng ta kết hợp nhiều thứ, xây nên một bức tranh từ tờ giấy trắng. Đâu đó trong ta vẫn biết rằng nhiếp ảnh thì không hẳn giống như vậy, chúng ta chỉ bó tay để ghi lại được hết những gì chúng ta nhìn thấy. Đó là lúc chúng ta cần mở rộng tầm nhìn của mình.
Một họa sĩ tìm thấy các yếu tố của bức tranh trong tâm trí, trí tưởng tượng và rồi đặt bút vẽ. Nhưng một nhiếp ảnh gia thì có toàn bộ khung cảnh được trông thấy ngay trước mắt. Chúng ta nên hành động theo cách ngược lại, bỏ đi những gì không cần thiết trong hình ảnh và làm nổi bật lên thông điệp mà chúng ta muốn truyền tải trong tâm trí. Chúng ta cần phân tích khung hình một cách kĩ lưỡng.
Và đây là lúc mà bạn phá vỡ những điều mà bạn đã sắp đặt trong đầu, bạn tìm kiếm một điều gì đó mới lạ hoàn toàn và đưa nó vào khung hình. Điều gì đấy khiến tâm trí bạn bùng nổ. Và bạn nhận ra được chính mình. Thiền Tông đưa ra một vài nguyên tắc có liên quan lẫn nhau và có thể được áp dụng cho mọi thứ đẹp đẽ mà chúng ta cảm nhận và tạo ra.
Bảy nguyên tắc thiết yếu này sẽ thúc đẩy sự sáng tạo trong bạn.
Kanso (Sự đơn giản)
Mọi thứ đều được thể hiện và miêu tả theo một cách đơn giản, tự nhiên. Kanso thể hiện được cảm xúc của bức hình mà chả cần một đồ vật trang trí nào hết, bức hình đã thể hiện đầy đủ và rõ ràng. Hãy bỏ đi những thứ không liên quan.
Fukinsei (Bất cân đối)
Kiểm soát sự cân bằng trong một bố cục thông qua sự bất thường và bất đối xứng là một nguyên lý trung tâm của thẩm mỹ Thiền. Biểu tượng Enso (“Zen circle”) trong hội họa thường là một vòng tròn không hoàn chỉnh, ngầm ý sự không hoàn hảo cũng là một phần thiết yếu của việc tồn tại. Tìm kiếm sự cân bằng trong bất cân xứng là một cảm giác năng động, đẹp đẽ. Trong tự nhiên còn rất nhiều vẻ đẹp và sự cân bằng trong những điều bất cân đối. Vẻ đẹp ấy thực sự hấp dẫn và thú vị.
Shibumi (sự trang nhã)
Cái thật là cái đẹp. Không chỉnh sửa, không cần make-up, không cần lộng lẫy. Shibui vẫn thể hiện được cái đẹp của sự tối giản (ý nghĩa gốc là “vị đắng”).
Shizen (sự tự nhiên)
Không có một sự xử lí nào về hậu kì cả. Điều này không thể hiện rằng đây là một bức hình thô, hay là chỉ ra những lỗi sai trong hình mà là để thể hiện những sự tự nhiên có chủ đích của con người. Nhiều người luôn có quan điểm anti Photoshop mặc dù họ có thể dùng PTS làm cho ảnh đẹp hơn. Họ sùng bái cái đẹp chân thực nhất.
Yugen (sự huyền bí)
Ẩn dụ luôn tốt hơn là phô bày hết tất thảy. Các nhiếp ảnh gia thường không thể hiện trọn vẹn đối tượng mà chọn cách giấu đi chút ít để khơi gợi trí tưởng tượng và sự tò mò nơi người xem.
Datsuzoku (sự thoát tục)
Điều này vượt ra khỏi những thói quen và quy tắc thường ngày. Sáng tạo ra một lối thoát cho những vòng lặp luẩn quẩn. Yếu tố thoát tục thường là điểm mấu chốt khiến người quan sát ngạc nhiên, bất ngờ khi cảm nhận được ý nghĩa của chi tiết hoặc sự bất thường tự nhiên hiển hiện trong cái thường nhật. Ánh sáng là một thứ bình thường, có ở khắp mọi nơi. Biết sử dụng ánh sáng, chúng ta có thể nhấn mạnh hay kết hợp chúng để thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau.
Sejjaku (sự tĩnh lặng và đơn độc)
Sự đơn độc khi ta đối diện với tâm trí mình. Chúng ta nhìn thấy nó mà chẳng chút nào phiền lòng. Chúng ta vừa gặp lại chính mình – nguồn cảm hứng của những bức ảnh về sau.
Như vậy, với 07 quy luật Zen trong nhiếp ảnh, Chimkudo hy vọng các bạn sẽ tìm thấy những nguồn cảm hứng sáng tạo cho các dự án của mình, bất kể bạn là nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm, đồ ăn, phong cảnh, cưới hay sự kiện…thì hãy luôn chịu khó tìm tòi, đào sâu và trải nghiệm. Ở đó, sáng tạo sẽ lên tiếng !
Credit
—
Bài viết gốc của Dusan Labuda từ 1x.com
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng Cáo Chimkudo. Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.