Phong cách điện ảnh(cinematic) sẽ làm cho bức ảnh của bạn trở nên rất ấn tượng. Và nó không chỉ dành cho những người chuyên nghiệp – bạn cũng có thể khiến bức ảnh của mình trông giống như được cắt ra từ những thước phim cinematic đầy chất điện ảnh. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách dễ dàng đạt được hiệu ứng này trong khi chụp ảnh. Bạn chỉ cần tuân theo một vài quy tắc cơ bản và chú ý đến màu sắc, ánh sáng và bố cục.
Trong bài viết này, tôi sẽ dùng buổi chụp mẫu của mình để minh họa một vài mẹo đơn giản giúp cho ảnh của bạn có phong cách điện ảnh. Chụp ảnh có nhiều điểm tương đồng với việc quay phim, và có rất nhiều điều bạn có thể lấy cảm hứng từ việc xem phim. Bạn có thể tìm hiểu về một số điều này từ bài viết của chúng tôi về bố cục điện ảnh.
Nghĩ về những bức ảnh như một bộ phim – Qua một câu chuyện
Trong nhiếp ảnh chân dung, tôi hiếm khi thấy bức ảnh tập trung vào một hành động nào cụ thể. Thông thường, đó chỉ là một người mẫu với trang phục đơn giản và một thứ lighting phù hợp, và những gì chúng ta rút ra từ bức ảnh chân dung là “họ là ai, họ làm gì, và quan trọng nhất, cá tính của họ ra sao”.
Tuy nhiên, bức ảnh có thể trở nên thú vị hơn nhiều nếu bạn có thể thêm chút phóng sự vào nhiếp ảnh chân dung của bạn, và tạo ra một tình huống với một cốt truyện. Đó chính xác là những gì các nhà làm phim đang làm.
Và nó không cần phải là một câu chuyện phức tạp với nút thắc bất ngờ. Ở đây chúng tôi đã tạo ra một tình huống hàng ngày đơn giản. Cuối bài viết, chúng tôi sẽ trình bày và kể cho bạn toàn bộ câu chuyện. Nhưng ngay bây giờ, hãy nói vài lời về khâu chuẩn bị.
Lên kế hoạch về màu sắc, quần áo, đạo cụ và địa điểm.
Lên trước color pallet(bảng phối màu) cho bức ảnh là điều quan trọng đầu tiên cần phải làm. Tất nhiên, bạn có thể thay đổi màu sắc theo ý muốn bằng Photoshop, nhưng tốt hơn hết là bạn nên thực hiện lên bảng phối màu trước buổi chụp, nó giúp bạn đạt được kết quả thống nhất, chuyên nghiệp và giúp bạn phát triển tư duy về màu sắc.
Trong trường hợp này, tôi chọn màu cam làm màu nền cho quần áo và phụ kiện của người mẫu vì nó kết hợp tốt với màu da của cô ấy và hòa hợp với ánh sáng ấm của bóng đèn sợi đốt trong đèn. Ánh sáng lạnh hơn ở nền đóng vai trò là màu bổ sung thứ hai, cũng là màu của môi trường, tạo ra độ tương phản màu sắc tốt hơn.
Và bạn nên dùng đèn như thế nào?
Vấn đề này không quá phức tạp, trong quay phim hoặc quay video sử dụng ánh sáng từ đèn, “chiếu sáng ba điểm” (Three – point lighting) là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất.
- Key light (ánh sáng chính): Thường chiếu sáng phần lớn khuôn mặt của đối tượng, và nó càng ở bên cạnh(side-light) thì bóng càng tạo ra nhiều và cảnh quay càng bí ẩn
- Backlight (ánh sáng nền) tạo ra độ tương phản màu sắc và giúp tách biệt chủ thể khỏi nền
- Fill light (ánh sáng phụ) chiếu sáng phần còn lại của khuôn mặt, để tránh bóng đổ trên mặt quá rõ nét. Nó luôn yếu hơn ánh sáng chính
Ánh sáng chính ở mức độ 3200K, để giữ cho nó giống với bóng đèn sợi đốt nhất có thể. Ánh sáng nền là ánh sáng tương đối lạnh (5500K, cùng với nhiệt độ với đèn flash) và mô phỏng ánh trăng chiếu qua cửa sổ. Cả hai đèn đều là đèn LED dạng thanh. Tôi thích làm việc với chúng vì chúng không cồng kềnh và dễ sử dụng.
Trong trường hợp này, nó không phải là kiểu chiếu sáng ba điểm tiêu chuẩn, vì đèn fill – chiếc đèn bàn – được đặt ở bên trái thay vì bên phải. Vì vậy, hiệu ứng thu được nghiên về kiểu chiếu sáng hai điểm hơn. Lý do rất đơn giản – tâm trạng của bức ảnh nhằm kể về bầu không khí tối tăm của việc học đêm với một chiếc đèn nhỏ. Nhưng bản thân chiếc đèn này lại chiếu quá nhiều từ bên dưới, và ánh sáng chính đã bổ sung chó nó mà không làm thay đổi khái niệm “chiếu sáng ba điểm” ban đầu.
Xem xét tỷ lệ các cạnh và bố cục trong quá trình chụp của bạn
Nếu ảnh của bạn trở thành một loạt ảnh có tính kể chuyện, thì tất cả các ảnh nên có cùng tỷ lệ. Nhưng tỷ lệ các ảnh là bao nhiêu? Tất nhiên điều này tùy thuộc vào bạn, nhưng có một số tỷ lệ nên tuân theo, và trên hết cần tính đến chúng trong quá trình chụp:
- 4:3 – ngày nay chỉ được sử dụng ngoại lệ. TV từng sử dụng tỷ lệ này, nhưng hiện tại nó đang mất hết ý nghĩa vì tất cả các loại TV hiện đại đều có tỷ lệ 16:9 hoặc rộng hơn
- 3:2 – hầu hết các máy ảnh đều có cảm biến với tỷ lệ này, vì vậy đây là giải pháp đơn giản nhất, vì đây là cách cảnh quay trông chính xác bên trong khung ngắm. Nhưng nó trông không điện ảnh lắm, nó như những bức ảnh truyền thống
- 16:9 – hầu hết các chương trình truền hình và hầu hết các bộ phim truyền hình,.. đều có tỷ lệ này. Nó trông điện ảnh và chỉ cần cắt một chút là đủ
- 21:9 – được sử dụng rất thường xuyên cho phim truyện, trông cực kỳ điện ảnh. (Nó dựa trên các thấu kính anamorphic đặc biệt được sử dụng.) Tôi đã quyết đinh chọn tỷ lệ này.
Như bạn có thể thấy, khi bạn cắt thành tỷ lệ 21:9 (2,33: 1), bạn cần để thêm khoảng trống ở phía trên và phía dưới trong quá trình chụp. Tuy nhiên, bố cục hoạt động hơi khác một chút với hình ảnh hẹp và thường dễ dàng đưa câu chuyện vào đó hơn. Đây thực tế là một lý do tại sao nó được sử dụng trong phim.
Ngôn ngữ điện ảnh và các cảnh quay
Ngôn ngữ điện ảnh là một chủ đề rất phức tạp và rộng lớn, nhưng tôi sẽ cố gắng đơn giản hóa và tóm tắc các quy tắc cơ bản trong một đoạn văn. Nếu bạn đang nói về một loạt ảnh theo thứ tự, thì bạn nên tuân theo hai nguyên tắc cơ bản sau:
- Thay đổi bố cục để không có hai ảnh liên tiếp nào quá giống nhau. Và hãy bao gồm các ảnh toàn cảnh, ảnh trung cảnh và ảnh cận cảnh vào ảnh của bạn
- Không vượt qua các trục – trục là một đường thẳng tưởng tượng đi qua vật thể bạn đang chụp ảnh, và bạn nên di chuyển trong phạm vi tối đa 180 độ xung quanh nó. Nghe có vẻ khá trừu tượng, nhưng chúng tôi sẽ minh họa nó trong bức ảnh sau. Ánh mặt của người mẫu hướng từ trái sang phả. Và nếu bạn di chuyển đến vùng màu đỏ trong hình ảnh sau đó, điều đó đột nhiên đảo ngược hướng. Điều tốt nhất nên tránh nó.
Tuy nhiên đây giống như các quy tắc bố cục khác – điều quan trọng là phải biết về nó, nhưng bạn không cần phải tuân theo nó 100%
Sắp xếp các bức ảnh để tạo nên một câu chuyện
Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu với những bức ảnh miêu tả toàn bộ khung cảnh và giới thiệu về câu chuyện – người mẫu của chúng tôi có rất nhiều bài tập phải học. Nhưng rõ ràng là cô ấy không thực sự muốn bắt đầu. Tôi đã minh họa điều này trong các bức ảnh sau đó bằng cách sử dụng cận cảnh khuôn mặt của cô ấy, nơi cô ấy thể hiện sự không quan tâm đến việc tiếp tục và chán nản trước đống sách giáo khoa trước mặt mình. “Bây giờ làm gì?: Nữ chính của chúng tôi đang suy nghĩ về cách vượt qua tất cả, được thể hiện qua một cận cảnh khác trên khuôn mặt của cô ấy.
Trong phần cuối cô ấy đã quyết định quăng những cuốn sách giáo khoa đi và để chúng nằm im. Thay vì học, cô ấy sẽ tham gia vào một thứ gì đó gần gũi với mình hơn – vẽ. Cảm xúc của mình cô ấy dần trở nên tích cực hơn. Ánh sáng cũng liên quan đến điều này, nó có phần ánh sáng ấm áp hơn ở phần cuối so với phần đầu.
Bức ảnh cuối cùng có vẻ như đang quay trở lại như ban đầu, nhưng điều này là cố ý. Tiền cảnh và hậu cảnh (chiếc đèn và tài liệu học tập, nơi mọi thứ bắt đầu) được thể hiện rõ ràng ở đây và khép lại toàn bộ câu chuyện.