Nghệ thuật, khoa học và tiến bộ xã hội ở nước Ý là nguyên nhân thúc đẩy phong trào Phục hưng. Sự phát huy nền văn hóa này đã nâng trình độ văn minh Âu châu lên mức cao độ, vượt qua thời Trung cổ. Phong trào Phục hưng đã hiển hiện mọi mặt tiến bộ trong xã hội. Hội họa thời này cũng bao hàm nội dung cao sâu, rộng lớn. Trong thời Trung cổ, Mỹ thuật Gothic hình thành trong khuôn khổ chế độ lãnh chúa, bắt nguồn từ kiến trúc La Mã (Romanesque), làm gạch nối giữa thời cổ điển Gothic và truyền thống Byzantine. Nghệ thuật Phục hưng sản sinh một nền văn minh lột xác, mới mẻ… Nó là bàn đạp bước sang thế giới hiện đại, thiết kế cho nền tảng văn minh phương Tây ngày nay.
Hội họa thời Phục hưng nổi lên ở Ý giữa thế kỷ 13, và chẳng bao lâu lan tỏa khắp Âu châu, đạt tới cực thịnh vào cuối thế kỷ 15. Các họa sĩ Phục hưng cho rằng dòng nghệ thuật của họ tiếp nối truyền thống cổ điển La-Hy. Mở đầu bằng các họa phẩm của Giotto. Ông như các họa sĩ thời Gothic, nhưng cách vẽ các tích truyện Thánh Kinh lại rất tự nhiên, bi kịch con người và hình họa của ông vững nét, mang nặng tính chất của Thời Phục hưng. Tác phẩm của Giotto nói lên viễn ảnh xuyên suốt cách hiện thực cả Nhân văn và Cổ điển vào nền hội họa Phục hưng, vô tình mở ra một thời hoàng kim vô tiền khoáng hậu! Giotto là người tiên phong ngời sáng trong thời Phục hưng ở La Mã (Ý).
BUỔI GIAO THỜI PHỤC HƯNG
Sự chuyển biến từ thời Gothic sang Phục hưng, được hình thành tiệm tiến, nhưng trong chuyển biến đó nổi lên một nhân vật kiệt xuất sau Giotto gần một thế kỷ… chỉ vì cả châu Âu trải qua một trận Đại Dịch Hạch. Nó càn quét, đốn ngã vô số mạng sống, mở đầu tại Ý vào năm 1347 và kéo dài 4 năm… khiến xã hội thời Trung cổ biến đổi lớn lao. Cuộc cách mạng nghệ thuật ở Bắc Âu và các nước gồm Hà Lan, Bỉ, Luxemburg, dẫn đầu trường phái Tự Nhiên, Tục Thế, nỗ lực làm chủ kỹ thuật sáng tạo hội họa. Mặt khác, ở Nam Âu, các nghệ sĩ tưởng chừng chẳng ai biết tới Giotto. Chỉ là một điều là Florentine, lại nảy sinh một nhân tài xuất chúng, một mình đã dựng nổi mùa xuân thứ hai là Masaccio (tên thực, Tomasso de Giovanni di Simone Guidi, 1401-1428). Chính Masaccio đã mở màn cuộc cách mạng mang tên Phục hưng cho hội họa Nam Âu. Họa sĩ bậc thầy này đương nhiên là đối trọng với bậc thầy Giotto ở phương Bắc.
Masaccio là người trẻ mãi không già, vì ông qua đời lúc mới 27 tuổi! Thiên tài của ông sớm chín mùi. Tên hiệu của ông, theo tiếng thông tục có nghĩa là “Anh Chàng Khổng Lồ”, như để ca tụng tài năng nghệ thuật vĩ đại của “Anh”. Một trong các tác phẩm đầu đời, vẽ cho một đại giáo đường ở Pisa, đó là tượng “Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng” là bức chính trong một loạt tranh ông vẽ cho giáo đường. Riêng tượng Đức Mẹ ẵm chúa Hài Đồng, bóng dáng của “Bà” thật uy nghi, diễm lệ, Chúa Con thì mũm mĩm, theo phong cách Byzantine. Xứng đáng đại diện tinh hoa Gothic quốc tế theo phong cách của Gentile da Fabriano. Cảm tính nghệ thuật trong tác phẩm không hề suy giảm, nó như có sức sống – cái đẹp vĩnh hằng mãi còn đó!
KẾT NỐI ĐIỀU KHÁC
Trong khi họa sĩ Giotto chịu ảnh hưởng điêu khắc của Pisano thì Masaccio thâm nhập nền điêu khắc Nam Âu (trung tâm nằm ở Florentine), và các điêu khắc gia tiền bối là nghệ sĩ Donatello (tên thực, Donato di Niccolo, sinh năm 13861466), và Lorenzo Ghiberti, sinh năm 1378-1455, đặc biệt ảnh hưởng vô cùng sắc nét của nền điêu khắc ở đầu đời Phục hưng và thừa hưởng sự phát huy truyền thống hội họa phương Tây. Masaccio nhờ thiên tư, ông đã thâm nhập không gian ba chiều trong môn kiến trúc và luật viễn cận do các tiền bối như Donatello, Ghiberti, đại gia kiến trúc Brunelleschi ở Florentine (sinh năm 1377 – 1446) truyền lại. Ngôi đại thánh đường mái vòm nằm tại trung tâm nghệ thuật Phục hưng ở Florentine, đã đạt đỉnh. cao hoành tráng…
Như bậc thầy hội họa Giotto, biến nét kiến trúc thành hội họa, bậc thầy Masaccio ở Nam Âu cũng chuyển thể điêu khắc của Donatello thành họa phẩm có không gian theo thị trường viễn cận. Ông còn tiến xa ở chỗ khéo ứng dụng hiệu quả ánh sáng chiếu lên vật thể, chắt lọc nó qua không gian, vượt lên bước nhảy vọt hoành tráng của Giotto, và còn tái tạo thế giới hội họa.
Từ đây trở đi, dòng nghệ thuật đặc thù Gothic (dù có sa sút so với Giotto hoặc Duccio) dần dà mai một. Masaccio sống trong không khí rất trang nghiêm, bức Adam và Eoa bị trục khỏi thiên đàng của ông vẽ cho thánh đường Brancacci tại Florence, mô tả tổ tiên loài người xấu hố, kinh hoàng, than khóc, đau buồn, không lưu tâm điều gì ngoài niềm yên vui đã mất! Eva trông thật tiều tụy khi vừa đi vừa gào khóc khổ sở, khiến ta từ ngỡ ngàng đổi sang thương cảm!
MASACCO VỀ “CHÚA BA NGÔI”
Đặc điểm nổi bật của ông là nghệ thuật phi thường trong bức họa đồ sộ, trang trọng, cao cả, đầy tính nhân bản xưa nay ai chưa từng thể hiện tuyệt đích như vậy. Kỳ quan trong bức Chúa Ba Ngôi là sáu nhân vật: chính giữa là Ngôi Cha và Con lột tả nét nhân bản đích thực ở sự đau khổ, lòng từ ái của Chúa Cứu Thế với trần gian, với tình mẹ con, cha con hòa quyện trước thập giá. Trong bầu khí trang trọng này, người trần thế như đắm mình vào sự thăng hoa, hiển thánh của nhân vật Cha – Con mà ta chỉ cảm nhận chứ không thể lý giải. Với tài ba siêu việt, Masaccio đã biến huyền nhiệm Chúa Ba Ngôi thành những con người nhân bản! Ngoài vòng hiển thánh của hai nhân vật trung tâm là “bốn diễn viên phụ”. Đặc biệt chỉ có mẹ Maria là hướng nhìn ra ngoài! Nhưng ở bên kia, thánh John tạo được cân bằng với vóc dáng chắc nịch, chăm chú dõi mắt vào thập tự giá treo Chúa.
Dán vào tiền cảnh là những người chiêm ngưỡng, đại diện cho cả người ngoài tranh. Ngoài cùng là bộ xương, chỉ hài cốt Adam và loài người. Điều này tương hợp với giáo điều của mọi tôn giáo, trên vách mộ có hàng chữ “Ta một thời đã là người còn các ngươi sau này sẽ là ta!”. Theo truyền thống Trung cổ, thì tự nhiên phổ quát của Ba Ngôi Nhập Thể, luôn bao trùm sự chết và tinh thần cứu chuộc hằng hữu.
Họa sĩ đại tài Masaccio vẽ tới tác phẩm “Thánh Tông đồ Peter tự đối bóng lành bệnh”, là một “cảnh đôi” trong khuôn viên đền thánh Brancaccio, nằm hai bên bàn thánh, bức kia là “Phát lương thực nhà thờ”, tạo nên toàn cảnh. Thánh Peter (Phêrô) dõi mắt xuống con phố hẹp, nhà cửa xây theo kiểu kiến trúc ở Florentine. Người tùy tùng mặc áo thợ đập đá đó có thể là hình dạng của Donatello, người kia trẻ hơn, lại có thể là hình tự họa của Masaccio theo thời ấy, chân dung đã tự họa của họa sĩ thường vẽ “ngó ra” kiểu này. Bóng dáng Thánh Peter biểu hiện sự dốc lòng tin cậy… mà trước đây lối diễn tả bóng dáng” này chưa từng triển khai! Con người được vẽ thật sinh động so với thế kỷ 15.
Vasari, nhà sử học nghệ thuật, tôn vinh Masaccio là họa sự độc đáo, khéo diễn tả “sự vật như thật”. “Nhờ họa phẩm lưu lại chúng ta chịu ơn họa sư Masaccio, ở chỗ ông đã vẽ người chân trần, đứng dưới đất, trông khá ngượng nghịu, nhưng lại sống động như thế ông đã biến nghệ thuật thành cái tự tạo nên nó vậy!”
MASOLINO VÀ HỌA PHÁP VỀ “TIỂU PHẨM”
Ta đã biết về sự to lớn, đồ sộ ở một nhân vật nghệ thuật vĩ đại (Big Tom) là Masaccio, nay ta hãy làm quen với nhân vật có công vẽ thu nhỏ, biệt danh là nhân vật có đặc tài thu nhỏ, tên là Masolino (tên họ: Tommaso di Cristoforo Fini da Panicale, sinh năm 1383, mất năm 1447). Ông nhỏ hơn danh họa tiền bối 20 tuổi, thường làm phụ tá cho Masaccio. Dường như biệt danh “Masolino” là tên chỉ một người chuyên vẽ rút đối tượng “lớn thành nhỏ”, như ta gọi “cậu cả” và cậu út” (hay Small Tom) để tiện phân biệt hai khuynh hướng đối nhau trước một vật thể. Về phần ông, ông còn nằm trong thế hệ Gothic, như ta thấy thể hiện trong họa phẩm Thiên sứ truyền tin. Bức họa diễm lệ này cho ta thấy tài năng tô điểm của ông thật thanh thoát, đích là đường nét Gothic. Khi đem so hai cậu “Cả và Út”, ta thấy Cậu Út Masolino đã vươn mình, hòa nhập vào thời Phục hưng… Bằng chứng rõ nhất khi đem so sánh hai bức Thánh Jerome Toà Thánh John Tẩy Giả và bức Thánh Liberius và Thánh Matthias treo hai bên bàn thờ. Bốn thánh cả là hình ảnh đồ sộ theo phong cách của bậc thầy Masaccio – các nhân vật đều để chân trần. Cái trước của tiền bối, cái sau, đúng là của Masoline (trước kia cả hai bức đều gán cho Masaccio).
DOMENICO NHÀ CẢI CÁCH
Họa sĩ người Venice, Domenico Veneziano (tên thật, Domenico di Bartolomeo di Venezia, 1438-1461), là một họa sĩ quan trọng nhất ở Florence, đầu thời Phục hưng. Tầm quan trọng của ông nhằm vào việc ông đã tạo ảnh hưởng sâu rộng vì ông chính là người uốn nắn nên họa sĩ thiên tài: Piero della Francesca. Nét họa tuyệt mỹ do Domenico phát ra nguồn sáng rực rỡ, thấm đẫm không khí và hội họa hợp nhất trong tranh. Ông đã cho đời sau thưởng thức tia sáng long lanh đặc thù ở thành Venice và chiếu sáng “khắp thế giới”. Ông có tâm hồn phát sáng, làm chóa mắt người đời, tạm ví như vị thần đom đóm khổng lồ lóe lên giữa đêm khôn cùng! Trong khi chúng ta sùng bái bóng dáng vĩ đại của Masaccio ở tầm cao, thì ta yêu quí cái trong sáng của nghệ sĩ Domenico như họa phẩm “Thánh John ẩn tu trong sa mạc”, một sáng tác kỳ diệu, trong tranh tràn ngập ánh sáng choáng ngợp, lung linh trong hoang mạc; nhà ẩn tu lõa thể trông thực hòa nhã, thân thể như một “đền thờ nhục thể”, tổng hợp cả tinh hoa trời đất. Vị thánh trút bỏ y phục trần tục, tưởng chừng ông là nhà điền kinh sắp lao vào cuộc so tài tinh thần, vô cùng sáng tỏ của cái “bây giờ vĩnh hằng”. Nhưng nếu người trai trẻ được ơn thiện triệu, ông vẫn sống vui, sống đủ dù ở trong hoang mạc.
Một tương quan lạ lùng ta thấy khi chiêm ngưỡng hình lõa thể cổ điển, vẽ hào quang vàng rực ở thời Trung cố, gợi nhớ phong cảnh đất Hà Lan (dù vẽ phong cách Byzantine); so sánh tương quan tinh thần, tà giáo và đời vật chất – thì đây là sự quán tưởng, theo phong cách Phục hưng. Còn so nó với họa phẩm cùng chủ đề của họa sĩ Giovanni di Paolo (sinh năm 1403-1483) trong bức “Thánh John Tẩy Giả lui về hoang mạc” phong cách cổ điển Gothic vô cùng hấp dẫn trong tranh như thể vị thánh trẻ tuổi này là nhà phiêu lưu, đi tìm nước thiên đàng tại thế.
LUẬT VIỄN CẬN: ĐEM KHOA HỌC VÀO NGHỆ THUẬT
Vào thời Phục hưng, ở Florentine có nghệ sĩ Paolo Uccello (Paolo di Dono, 1397-1475) là người thông hiểu luật viễn cận hơn ai hết (tên uccello nghĩa là “chim”, vì ông là người mê chim chóc). Đáng kể là lúc khởi nghiệp, ông học việc với kiến trúc sư Ghiberti.
Nhà mỹ thuật sử Vasari ghi nhớ lại những câu chuyện khi Uccello miệt mài nghiên cứu về luật này như sau: Vợ ông kể rằng ông mê mẩn nhắc đi nhắc lại câu: “Chao ơi! Luật viễn cận vĩ đại biết chứng nào!” Khi bà gọi ông đi ngủ, ông bảo “ngủ thì ngủ mà nàng viễn cận vẫn ôm theo”…
Nói một cách đơn giản, thì khối cảnh viễn cận là cách biểu thị những vật thể hình khối trong không gian ba chiều theo đúng hình ảnh mà mắt ta thường nhìn thấy. Bình thường ta thấy vật thể ở xa thì “rút nhỏ lại”. Hãy thử xem hành lang hun hút hoặc hàng cây bên đường nhỏ dần rồi mất hút phía chân trời.
Cha đẻ luật viễn cận – Uncello – đã áp dụng phép tắc kỳ diệu này vào một tác phẩm để đời là bức: “Săn bắn trong rừng”. Hội họa thu hút cả mọi vật vào điểm đồng qui; ta thấy đám thợ săn, người chạy bộ, kẻ cưỡi ngựa, chó săn, gậy gộc hối hả chạy trong rừng đầy thân cây tối đen… Xuyên suốt tranh này, ta cảm nhận sự tự mãn của họa sĩ Uncello và nay ta cùng ông duyệt lại tổ hợp hình ảnh ưng ý này.
Vào thời đại hoàng kim của nghệ thuật này, không chỉ Uccello là người đầu tiên khởi xướng ra luật viễn cận ở Florentine, mà ta còn thấy kiến trúc sư Brunelleschi, người đã nổi danh về công trình xây dựng ngôi Đại Thánh Đường ở Florence, bắn ra phát đại pháo cho cuộc cách mạng nghệ thuật trong ngành kiến trúc vào năm 1413. Tuy nhiên chính Leon Battista Alberti mới là người mở đường ứng dụng luật này vào hội họa. Ông viết trong cuốn “Bàn về hội họa” (On Painting) năm 1935, đã lan rộng trong giới nghệ sĩ đương thời. Ánh hưởng của luật mới này đối với thời đó sâu rộng đến đâu ta không rõ, nhưng sau Uocello, Brunelleschi và đặc biệt là Alberti, các nghệ sĩ đều ý thức được tầm quan trọng của sự phát kiến ra luật viễn cận.