Cũng như tổ tiên ở Crete, người Hy Lạp quan tâm đến mồ mả như người Ai Cập. Họ còn để lại vài tượng đồng nhỏ, giá trị rất cao, nhưng trái với các văn sĩ tán tụng nghệ thuật của nghệ sĩ nước họ hầu như chỉ còn là dư vang một thời vàng son đã qua. Một trong những lý do khiến các tác phẩm của họ bị phai mờ là chúng thường đươc vẽ trên gỗ, bị lớp bụi thời gian trùng lấp, hủy hoại, trong khi bích họa của Ai Cập, Minoan và Mycenae vẽ trên tường hay trần nhà, dễ bảo quản và tuổi thọ dài hơn rất nhiều…
Pliny – một học giả đàn anh người La Mã (sau CN từ năm 23, 24 đến năm 79) mô tả mọi chi tiết về nền hội họa Hy Lạp cổ, đã ảnh hưởng sâu xa tới các thế hệ sau. Trong các trường phái nghệ thuật khác, các tác phẩm còn lại do Pliny phê phán chưa chắc đã là sự thật, vì nền hội họa Hy Lạp do Pliny dẫn giải, hiện nay không có cách nào thẩm định được.
Có điều là giới chuyên gia chỉ có thể dựa vào các tác phẩm còn lại, vẽ trên đồ gốm như “bình cổ”, một từ ngữ thế kỷ XVIII dùng để chỉ đồ gốm cổ Hy Lạp, vì người Hy Lạp không hề làm bình rồi trang trí lên đó theo cách người Hoa ở Á châu vẫn làm, mà bình của họ có dụng ý thực tiễn như vò rượu, chai nước hoa, chai tinh dầu quí hiếm, hoặc chén tách đựng nước tế lễ.
Bình của Hy Lạp thường vẽ “nhân hình” khỏa thân (Anatomy) là mô hình chính trong nghệ thuật và triết lý của họ. Gần giống với nghệ thuật nhà mồ Ai Cập, đàng này họ mở ra tầm nhìn trân trọng trước kiệt tác tạo dựng con người của thần linh.
BÌNH CỔ HY LẠP
Nếu nghệ thuật vẽ trên bình chỉ là nhánh phụ trong dòng chảy hội họa, thì nó lại là điểm chính trong ngành y học. Họa sĩ Exekias, người gốc Athen sống vào khoảng 535 trước CN, có lẽ là người đầu tiên đã ký tên vào hai “họa phẩm” vẽ trên bình. Phong cách của nghệ sĩ này thơ mộng và rất cân đối.
Điều đáng kể, ông còn là điêu khắc gia kiêm họa sĩ mà ở Á châu, thì sẽ được tôn làm ông Tổ ngành gốm mỹ thuật. Đây là bước nhảy vọt từ nét “tượng hình” sang thế giới “như thực”. Điều này được chứng minh cụ thể bằng chiếc thuyền buồm, vẽ trong lòng chén vại (lớn quá khổ) có hai quai, như “Tửu thần Dionysos dong buồm” ở Tây phương. Dionysos là “Thần Rượu” chế ra các rượu trái cây và rau củ. Ông thần nằm ung dung, phơi cái bụng chứa đầy công thức bí truyền làm rượu cho nhân gian hưởng lạc. Cột buồm có dây nho uốn éo bao quanh, vươn nhánh ra bốn phương. Lối vẽ trong không gian khoanh kín này đạt tới nét xuất thần trong nghệ thuật trang trí, cánh buồm sải gió, đẹp như mộng ảo, tô hồng – vàng, tượng màu Trời Đất. Quanh tiêu điểm đó là bầy cá heo, bơi dọc bơi ngang, bơi lên bơi xuống… rất sinh động trong bối cảnh nửa hư, nửa thực!
Người Hy Lạp thường vẽ bình gốm, minh họa sự tích thần thoại. Nhiều bình vẽ lại các tình tiết trong thiên Anh hùng ca Iliad và Odyssey của đại thi hào Homer, viết vào thế kỷ thứ VIII trước CN. Bình trang trí bằng các tình tiết, kể những tích chuyện trước thời Homer, tới thời văn học cổ Hy Lạp, tiếp nối thời cổ đại (vào năm 480 trước CN), hoặc có thể cổ xưa hơn nữa.
Chúng ta chưa thể thưởng thức trọn vẹn bình cổ Hy Lạp trừ khi ta thấy cả hai hình vẽ thành một toàn thể hợp nhất. Nhân vật chính trong thiên Anh hùng ca, là nữ thần Pallas Athena, bảo hộ thành Athens, vẽ trên mặt khiên vào bình 2 quai. Tác phẩm của họa sĩ vô danh, sau được các học giả đặt tên là “Berlin painter”, (vào năm 480 trước CN). Bình này Sơn đen óng ánh, khiến hình bóng nữ thần vừa oai phong vừa yểu điệu. Trong hình, thần đưa bình rượu cho thần lực sĩ Hercules đứng bên kia bình, nhưng vẫn nối kết với hình ảnh bên này. Cả hai hình, tuy đơn giản nhưng rất tinh xác.
Loại bình cổ (amphora) là ví dụ điển hình của kỹ thuật vẽ loại hình đỏ, ra đời năm 530 trước CN. Nó tiếp nối truyền thống bình sơn bằng màu đen. Hình nổi lên nhờ lớp sơn đen bao quanh chừa ra nền đất sét nung (đỏ), hiện rõ từng chi tiết đúng tỉ lệ nhân hình học (anatomy). Hình vẽ uyển chuyển như thật, như ở mẫu tranh “Kết thúc buổi tiệc”, do thợ gốm kiêm họa sĩ Brygos, gọi ngắn gọn là Brygos painter. Trong hình là đôi nam nữ, chàng trai say và đang ói, trong khi cô gái đỡ đầu anh ta. Nét họa tinh xảo, trang trọng, bộ quần áo cô mặc trông thật dịu dàng, thanh tú.
HỘI HỌA ETRUSCAN
Nền văn minh huyền thoại của xứ Etruscan, nằm trên bán đảo Ý, vào thời văn minh Hy Lạp lan sang miền Nam nước Ý trong thế kỷ thứ 8 trước CN. Có thời người ta đã tưởng nó đến từ Tiểu Á (Asia Minor), về sau người ta mới biết gốc gác nó từ Ý. Nhưng trong khi Ý chịu ảnh hưởng của điêu khắc Hy Lạp, nó vẫn duy trì bản sắc của Ý. Nghệ thuật bích họa của xứ Etruscan, tiêu biểu có bức vẽ dưới mồ của Leopards ở vùng Tarquinia (hình 18), nét vẽ linh hoạt có người nhảy múa, tay cầm chén vại rượu nho, người thổi sáo đôi với người nữa gảy thụ cầm.
Tuy nhiên, các nhận định về nghệ thuật cổ điển thường có phần hoài nghi về giá trị đích thực của chúng. Trong số các tác phẩm loại tranh tường bên mộ, thời cổ Hy Lạp ở Rivo di Puglia có bức “Phụ nữ tang tóc” là nổi bật hơn cả. Bức tranh miêu tả một đoàn người kéo đi lê thê, thể hiện nỗi đau xót tiếc thương vô bờ (hình 19), so với bức “Phụ nữ than khóc” ở mồ Ramose (xem Part 2) thì cả hai đều tạo xúc động mãnh liệt cho người xem, chúng thể hiện nỗi đau buồn về sự chống chọi một cách vô vọng trước cái chết của những người phụ nữ Ai Cập.
to be continue…..
—
Tổng hợp và biên tập bởi ChimkudoPro
Mọi chia sẻ và trích dẫn đều phải đính kèm link tới bài viết gốc