Phong cách văn hóa cổ Hy Lạp tiếp tục tạo ảnh hưởng lớn đến các họa sĩ, các nhà sử học, chính thức kế thừa văn hóa cổ Hy Lạp trong trận chiến Actium vào năm 27 trước CN. Chẳng bao lâu sau trận chiến này, nước Cộng Hòa La Mã cổ đại dưới thời Caesar Augustus chuyển qua thời đại Hoàng Đế và thống trị ở Phương Tây hơn ba thế kỷ. Tất cả những bức họa cổ Hy Lạp còn tồn tại đến này nay có từ thời Đế quốc La Mã, nhiều bức trong số đó do các họa sĩ La Mã sao chép từ các tranh thời Hy Lạp. Những bức họa La Mã thế kỷ I đã giúp chúng ta khám phá chủ nghĩa Tự nhiên trước đây chưa từng thấy, mang cả chất trữ tình và giải trí. Những đặc tính này là chứng nhân đặc biệt cho những bức họa tuyệt đẹp và mang tính thời đại trên những bức tường trong thành phố La Mã của Stabiae như bức “Thiếu nữ hái hoa” (Stabiae là khu nghỉ mát nhỏ, ít người biết đến, không nổi tiếng như Pompeii hay Herculaneum, nó đã bị phá hủy trong một trận núi lửa Vesunius phun vào năm 79 sau CN).
Một thiếu nữ đẹp dịu dàng lướt qua, chúng ta không nhìn thấy mặt cô gái, như thể cô ta cố ý lưu lại trong chúng ta vẻ đẹp huyền ảo, trên tay đang cầm bó hoa thanh tao, tươi tắn… Cô gái tan dần trong sương và biến mất để lại phía sau một gợi mở về những bức họa của thời La Mã cổ đại.
Tình cờ bức họa thiếu nữ đã làm chúng ta nhận ra là chúng ta đã thất lạc biết bao bức họa. Các tác phẩm hội họa lẽ ra cần được gìn giữ, thì đã dễ dàng bị quên lãng.
CÁC BỨC HỌA ẢO TRÊN TƯỜNG
Chúng ta còn lưu giữ một số tranh thời La Mã cổ có giá trị ở Pompeii nhưng đó đều là những tác phẩm của các họa sĩ địa phương. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ nghệ thuật hội họa Hy Lạp (mà thời La Mã cổ đại cũng ngưỡng mộ nó như nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp và được sao chép cho những nhà giàu có), những bức họa này tuy không phản ảnh được thành tựu của các họa sĩ tài năng. Nhưng vẫn có một sức mê hoặc rất lớn. Chính danh tiếng của nó mà ngay cả những tàn tích nhỏ còn lại trong nhà người La Mã cho mãi tới nay, vẫn còn được tìm kiếm…
Sự quan tâm của người La Mã về phong cảnh cũng giống với người Hy Lạp cổ. Các họa sĩ La Mã đã tiếp tục truyền thống của Hy Lạp khi họ tô điểm các bức tường trong nhà bằng những ảo giác của nghệ thuật trang trí đắt tiền và các phiên đá hoa đa sắc. Những kỹ năng này được áp dụng trong các cung điện của các hoàng đế La Mã trên đồi Palatine.
Điều gì đã làm nghệ thuật La Mã cổ đại tách khỏi ảnh hưởng của văn hóa cổ Hy Lạp, mới là sự đáng quan tâm ở mọi nơi, mọi mặt và các biến cố lịch sử? Các họa sĩ thời La Mã đặc biệt quan tâm đến không gian (có thể đã gieo vào tâm hồn người La Mã). Họ cũng biết cách mở rộng không gian trên một bức tường bằng sự tưởng tượng về mái cổng, kiến trúc Acsitrap và lan can mà chính chúng đã dựng lên những ảo giác về phong cảnh và các hình minh họa.
Bức tranh trên tường từ đại sảnh của tòa biệt thự Livia ở Prima Porta, ngoại thành Rôma là một mẫu họa làm mê hồn người, tạo ảo giác cho một khu vườn khiến ta cảm giác nó không có bức tường. Theo kỹ thuật bích họa, nó thể hiện chim muông, cây cối và các loài cây trái theo những chi tiết thực tế. Một hàng rào mắt cáo thấp, đưa chúng ta tách khỏi một mảng cỏ chật hẹp. Xa xa là một bức tường thấp, mà ở đó mọc lên những cây trái xum xuê.
Tranh ảo ảnh này không những tìm thấy ở các bích họa lớn mà còn ở những tác phẩm kích thước nhỏ như bức tranh tĩnh vật “Trái đào oà bình nước”, vẽ vào năm 50 trước CN tại Herculaneum. Đáng lưu ý là bức họa này có nét rất mới mẻ. Nó hé mở sự hiểu biết về ánh sáng tự nhiên mà các họa sĩ đã nỗ lực mô tả ảnh hưởng của nó khi xuyên qua các vật thể và sử dụng nghệ thuật phối hợp sáng tối (thuật vẽ sáng, tối) là phương thức điều chỉnh để tạo và làm tăng tính thực tế của ảo giác. Một lần nữa, kỹ năng này lần đầu đã tìm thấy trong tác phẩm của người Hy Lạp cổ, cho thấy trong một chừng mực nào, nó đã du nhập vào Roma.
NGHỆ THUẬT VẼ CHÂN DUNG CỦA LA MÃ
Bích họa nổi tiếng là “Người làm bánh mì và vợ” là tác phẩm ở thế kỷ thứ I, Pompeii, ngày nay người ta tìm ra và đổi lại là một luật sư và vợ (các nhà khảo cổ đang nỗ lực tìm xem ai đã sở hữu ngôi nhà có bích họa này). Tuy nhiên, dù đôi vợ chồng trẻ này là ai không rõ, nhưng bức tranh này là của người La Mã. Người chồng – một người đàn ông trẻ trông hơi vụng về, nhút nhát, và nghiêm túc nhìn chúng ta với một vẻ lo âu, trong khi người vợ nhìn xa xăm, mơ màng, tay giữ bút chỉ vào cằm một cách tế nhị. Cả hai trông cô đơn như thể, cái nhìn về hai hướng đã tiết lộ điều gì trong hôn nhân của họ. Họ sống chung nhưng không chia sẻ được với nhau, và nỗi đau ở đó; ngôi nhà của Neo (dù ông ta làm nghề gì thì chúng ta biết rằng đó là tên tòa nhà có bức họa) chưa hoàn thành vào thời núi lửa phun, vì vậy, đây có thể là một cuộc hôn nhân bất hạnh trong thời gian ngắn, mà bị thảm đó.
XÁC ƯỚP FAIYUM
Có lẽ bức họa hấp dẫn nhất của người La Mã là sự thuyết phục nhất của người Ai Cập; hai nền văn hóa pha trộn, có sự thích hợp kỳ lạ khi chủ nghĩa hiện thực châu Âu gặp gỡ chủ nghĩa trữ tình châu Phi trong thời La Mã thống trị Bắc Phi. Cuộc khai quật đã phát hiện các xác ướp trong nghĩa địa tại Faiyum, một thị trấn (ngày nay nó là một quận) gần Cairo. Các xác ướp được bảo vệ bằng những lon giấy bồi quấn quanh xác, cất trong hòm gỗ, mỗi xác ướp đều vẽ lên chân dung người chết bằng thuật vẽ màu sáp (chất màu trộn trong sáp nóng). Hòm này đựng một xác đàn ông tên là Artemidorus, được khắc trên đó. Các hình vẽ quanh hòm miêu tả các vị thần Ai Cập.
Chân dung xác ướp thể hiện đủ mọi lứa tuổi, nhưng trong đó chân dung của người trưởng thành gây xúc động cho ta hơn cả. Có lẽ vì nó thể hiện một cá tính, một tinh thần và cảm xúc của nhân vật (nam hoặc nữ) đó. Hơn thế, nó còn lột tả một lý tưởng, một khát vọng của nhân vật. Có thể nhân vật ấy đã được lý tưởng hóa. Trong bức “Người thanh niên có râu quai nón” với đôi mắt đăm đăm nhìn ta như thôi miên.
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC LA MÃ
Một thời gian dài, sau khi nền văn minh La Mã cổ biến mất thì các mẫu điêu khắc của nó còn được thấy ở khắp nơi trong đế quốc La Mã. Ngay ở thành Rôma, hình chạm nổi trên tháp thành Troy khải hoàn môn Titus ở Quảng Trường là nơi công cộng cho du khách và dân cư sinh hoạt. Cột tháp ở thành Troy cao bằng một tòa nhà mười tầng, và nằm trên một bệ cao hai tầng. Nó được xây vào năm 113 sau CN, để tỏ lòng tôn vinh Đại đế Troy, tượng của ông được mạ, đặt trên đỉnh (vào thế kỷ thứ 16 nó đã được thay bằng tượng của Thánh Peter). Tháp được ốp bằng đá cẩm thạch, tạc vào tháp theo hình xoắn ốc. Hình tháp cuộn cao hơn 180m, chạm khắc hơn 2500 nhân vật, thể hiện các cảnh tượng trong cuộc chiến đấu mang lại thắng lợi cho Trajan ở Dacia (Romania ngày nay). Những hình ảnh đó thể hiện những động tác khuân vác, canh phòng, xây dựng và chiến đấu bảo vệ thành lũy một cách thật sống động, với những họa tiết đắp nổi. Nó như một câu chuyện lịch sử nối tiếp nhau một cách mạch lạc bằng 150 cảnh tượng, giúp người xem hiểu rõ một cách dễ dàng.
Những hình ảnh này đã tạo cảm hứng và gây ảnh hưởng mạnh đến các họa sĩ thời Phục hưng suốt thế kỷ 16. Người ta xem những hình ảnh điêu khắc dày đặc trên tháp này là lý tưởng về không gian 3 chiều. Mà thật ra là không gian 2 chiều.
to be continue…..
—
Tổng hợp và biên tập bởi ChimkudoPro
Mọi chia sẻ và trích dẫn đều phải đính kèm link tới bài viết gốc